Chuyến xe lôi trong mưa tiễn một người tử tế

Trường Nhân |

Chiếc xe lôi vun vút lao đi trong nền trời xám xịt dưới cơn mưa tầm tã như đưa tiễn một người anh, một người thầy, một nhà báo luôn “tử tế” với gia đình, với cuộc sống, với bạn đọc, với bạn bè đồng nghiệp…

Cơn mưa nặng hạt bất ngờ ập xuống vào chiều ngày 9.12 đúng lúc gia đình làm nghi thức tiễn nhà báo Lê Thanh Nguyên - nguyên Trưởng Văn phòng đại diện Báo Lao Động tại ĐBSCL - như một lời chia tay một người anh cả, một người thầy, một người bạn, không chỉ của tất cả cán bộ, phóng viên Báo Lao Động tại ĐBSCL mà còn của nhiều nhà báo trẻ ở Miền Tây.

Nhà báo Lê Thanh Nguyên (áo trắng) tại trung tâm chỉ huy chữa cháy rừng U Minh Hạ năm 2002.
Nhà báo Lê Thanh Nguyên (áo trắng) tại trung tâm chỉ huy chữa cháy rừng U Minh Hạ năm 2002.

Hai mươi hai năm trước, khi ngơ ngác bước chân vào làng báo, bài học đầu tiên mà tôi nhận được chỉ vỏn vẹn mấy chữ: “Lao Động là vậy. Không làm thì thôi, đã làm là phải làm cho tử tế!”.

Nói thì đơn giản là vậy, nhưng càng làm nhân viên của anh nhiều năm, tôi càng thấm dần với 2 từ “tử tế” mà anh muốn nói.

“Tử tế” với anh nghĩa là viết báo thì không được phép sai một dấu chấm, dấu phẩy. Không được phép có 1 câu sai ngữ pháp, không được phép dùng 1 từ không chủ đích. Vì như thế nghĩa là nhà báo không tôn trọng bạn đọc và không tôn trọng cả với tác phẩm của chính mình. Mỗi lần bảo tôi đi viết một bài thì y như rằng anh sẽ bắt đọc đi đọc lại và dành cả ngày để sửa. Với PV và CTV ở xa, sau khi biên tập bài xong, bao giờ anh cũng gọi điện thoại đọc lại toàn bộ bài viết để trao đổi với tác giả.

“Tử tế” với anh nghĩa là sẵn sàng xách xe chạy vài trăm cây số trong mùa lũ, có khi chỉ để phỏng vấn 1 câu, chụp 1 bức hình bổ sung cho bài phóng sự còn đang viết dở. Bởi với anh, không đến tận nơi, không sờ tận tay, không nhìn tận mắt thì không có cảm xúc, không đưa được “hơi thở cuộc sống” vào bài viết đến độc giả.

Nhà báo Lê Thanh Nguyên tổ chức vận động cứu trợ đồng bào miền Trung bị lũ lụt năm 1999.
Nhà báo Lê Thanh Nguyên tổ chức vận động cứu trợ đồng bào miền Trung bị lũ lụt năm 1999.

“Tử tế” với anh nghĩa là bất kể đường sá khó khăn thế nào, tất cả chúng tôi, và dĩ nhiên là cả anh nữa, mỗi người 1 mũi, phải chuyển hàng tấn gạo mỗi chuyến vào tận rốn lũ Đồng Tháp Mười hay Tứ giác Long Xuyên để trao tận tay cho bà con đang bị vây giữa mênh mông nước.

Là người khai sinh và cũng là người trực tiếp kết nối các đầu mối để 16 năm liên tục lo chỗ trọ miễn phí cho thí sinh nghèo thi đại học tại Cần Thơ, triết lý “phải làm cho tử tế” của anh càng để lớp hậu bối chúng tôi học hỏi. Anh không chỉ lo chỗ trợ miễn phí như mục tiêu của chương trình, mà anh còn lo cả tổ chức xe đón các em từ quê nhà đến Cần Thơ. Anh lo cả cơm hộp, bánh mì, nước uống, chiếu, thuốc men và thậm chí lo đến từng khoanh nhang muỗi để các em ôn bài.

Cuối năm 2020, anh tập hợp một số bài viết tâm đắc của mình để xuất bản tuyển tập phóng sự với tựa đề “Ê, xe lôi…”. Đây là tuyển tập phóng sự đầu tiên của anh chính thức xuất bản sau hơn 15 năm ấp ủ với hàng trăm lần cân - đong - đo - đếm. Từ việc lựa chọn bài viết nào đến việc chọn các bức ảnh làm bìa.

9 năm trước, khi mọi việc sắp xong thì anh bất ngờ lâm trọng bệnh. Mọi việc gác lại. Bẵng đi vài năm, khi sức khỏe cải thiện, anh lại làm mọi thứ từ đầu vẫn với lý do: “Phải làm cho tử tế”. Không ai có thể ngờ, quyển sách đầu tiên cũng là quyển sách cuối cùng của anh được xuất bản.

Anh là vậy, luôn “tử tế” trong mọi phương diện. Từ trong tổ chức công việc, dạy bảo đàn em đến cả “tử tế” trong góc nhìn và đối xử với cuộc sống. Với anh, dù là việc trọng đại hay 1 tiểu tiết nhỏ nhất, khi đã làm là đều phải làm cho thật “tử tế”.

Chiều nay, anh nằm đó trước sự nấc nghẹn và bàng hoàng của tất cả người thân. Chị đặt cạnh tay anh một quyển “Ê, Xe lôi…”. Ảnh bìa được anh chọn đại diện cho sự nghiệp cầm bút của mình là hình ảnh chiếc xe lôi vun vút lao đi trong nền trời xám xịt dưới cơn mưa tầm tã. Bên ngoài trời cũng kéo mây đen mù mịt và bất ngờ trút xuống cơn mưa nặng hạt đúng thời khắc tiễn anh đi.

Bìa cuối cùng những lời tự sự của nhà báo Lê Thanh Nguyên trong tuyển tập phóng sự “Ê, Xe lôi...“. Ảnh nền là nhà báo Lê Thanh Nguyên giữa đám cháy rừng U Minh Hạ năm 2002.
Bìa cuối cùng những lời tự sự của nhà báo Lê Thanh Nguyên trong tuyển tập phóng sự “Ê, Xe lôi...“. Ảnh nền là nhà báo Lê Thanh Nguyên giữa đám cháy rừng U Minh Hạ năm 2002.

“Ê, Xe lôi…” 30 năm, đi, sống và viết, đó là tấm lòng, tâm huyết đời người xin được gửi lại… - những dòng cuối cùng anh viết trong tuyển tập duy nhất của sự nghiệp hơn 30 năm làm báo phải chăng là một lời chia tay!

Giờ thì anh đã bước lên chuyến xe lôi của đời mình để ra đi dưới cơn mưa chiều tầm tã nhưng lời căn dặn “Đừng cố làm nhà báo giỏi, hãy làm nhà báo tử tế” mà anh luôn nhắc đi nhắc lại vẫn ở lại với tất cả những đứa em mà không ai có thể quên.

Trường Nhân
TIN LIÊN QUAN

Du lịch ĐBSCL: Giữ "vùng xanh" cho thời hậu COVID-19

LÊ THANH NGUYÊN |

Sau hơn 3 tháng lao vào cuộc chiến đối phó với dịch bệnh của chính quyền và cơ quan chức năng cùng sự gồng mình sẻ chia của người dân ở miền Tây… Ở giai đoạn quyết liệt nhất của cuộc chiến chống lại COVID-19, khi công việc rà, soát bóc tách ca nhiễm FO, tập trung thu hẹp được “vùng đỏ”, giữ và mở rộng “vùng xanh”… Điều nổi rõ nhất là “vùng xanh” xuất hiện hầu hết trên đất cù lao và vùng trọng điểm du lịch sinh thái của địa phương hoặc của quốc gia… Giữ vững hiện trạng xanh làm chỗ dựa cho những cuộc bứt phá mới thời hậu đại dịch chính là sự mở đầu khôi phục nền kinh tế bản địa…

Dấu ấn Báo Lao Động 30 năm tại ĐBSCL: Lắng nghe, kết nối và chia sẻ

LÊ THANH NGUYÊN (Nguyên Trưởng đại diện Báo Lao Động tại ĐBSCL) |

Mới đó, đã 20 năm! Tổng biên tập Phạm Huy Hoàn vào Cần Thơ triển khai kế hoạch in và phát hành Tin nhanh France 98 (World Cup 1998) tại Cần Thơ cùng lúc với việc giao cho tôi nhiệm vụ phụ trách văn phòng đại diện tại ĐBSCL với lời dặn dò: Tạo thế đứng thật vững cho cơ quan đại diện tờ báo của tổ chức Công đoàn Việt Nam tại nơi vùng trọng điểm nông nghiệp quốc gia…

Điệp khúc buồn của nông sản Việt

LÊ THANH NGUYÊN |

Gần đây xuất hiện cụm từ “giải cứu” khi nông dân vấp phải một số khó khăn trong tiêu thụ nông sản. Có gì đó thật không ổn khi sử dụng động từ giải cứu, vì chính nó đã nói lên đây chỉ là sự tập trung mang tính nhất thời… trong khi việc tiêu thụ nông sản rất cần đến sự ổn định...

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

CLB Thanh Hóa đánh bại Công an Hà Nội tại vòng 2 V.League

HOÀNG HUÊ - MINH DÂN |

Câu lạc bộ Thanh Hóa giành chiến thắng 1-0 trước đội Công an Hà Nội ở vòng 2, qua đó giành 3 điểm đầu tiên ở LPBank V.League 2024-2025.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Du lịch ĐBSCL: Giữ "vùng xanh" cho thời hậu COVID-19

LÊ THANH NGUYÊN |

Sau hơn 3 tháng lao vào cuộc chiến đối phó với dịch bệnh của chính quyền và cơ quan chức năng cùng sự gồng mình sẻ chia của người dân ở miền Tây… Ở giai đoạn quyết liệt nhất của cuộc chiến chống lại COVID-19, khi công việc rà, soát bóc tách ca nhiễm FO, tập trung thu hẹp được “vùng đỏ”, giữ và mở rộng “vùng xanh”… Điều nổi rõ nhất là “vùng xanh” xuất hiện hầu hết trên đất cù lao và vùng trọng điểm du lịch sinh thái của địa phương hoặc của quốc gia… Giữ vững hiện trạng xanh làm chỗ dựa cho những cuộc bứt phá mới thời hậu đại dịch chính là sự mở đầu khôi phục nền kinh tế bản địa…

Dấu ấn Báo Lao Động 30 năm tại ĐBSCL: Lắng nghe, kết nối và chia sẻ

LÊ THANH NGUYÊN (Nguyên Trưởng đại diện Báo Lao Động tại ĐBSCL) |

Mới đó, đã 20 năm! Tổng biên tập Phạm Huy Hoàn vào Cần Thơ triển khai kế hoạch in và phát hành Tin nhanh France 98 (World Cup 1998) tại Cần Thơ cùng lúc với việc giao cho tôi nhiệm vụ phụ trách văn phòng đại diện tại ĐBSCL với lời dặn dò: Tạo thế đứng thật vững cho cơ quan đại diện tờ báo của tổ chức Công đoàn Việt Nam tại nơi vùng trọng điểm nông nghiệp quốc gia…

Điệp khúc buồn của nông sản Việt

LÊ THANH NGUYÊN |

Gần đây xuất hiện cụm từ “giải cứu” khi nông dân vấp phải một số khó khăn trong tiêu thụ nông sản. Có gì đó thật không ổn khi sử dụng động từ giải cứu, vì chính nó đã nói lên đây chỉ là sự tập trung mang tính nhất thời… trong khi việc tiêu thụ nông sản rất cần đến sự ổn định...