Cô giáo của những trẻ khuyết tật Đà Nẵng

Nguyễn Linh |

Suốt 5 năm liền, chị Nguyễn Hoàng Thủy (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) đã trở thành thành “cô giáo” âm thầm dạy nghề miễn phí cho không biết bao nhiêu bạn trẻ khuyết tật tại Đà Nẵng.

Mong ước được dạy nghề cho trẻ khuyết tật

Với một tiệm cắt tóc nhỏ trên đường Nguyễn Hoàng (TP Đà Nẵng), chị Nguyễn Hoàng Thủy đã đào tạo được rất nhiều lớp học viên nhưng có lẽ những học viên là các bạn trẻ khuyết tật mà chị đào tạo suốt 5 năm nay là chị tâm đắc nhất.

Nhiều năm trước, chị Thủy thường tìm đến các trường chuyên biệt, trung tâm bảo trợ xã hội ở Đà Nẵng với mong muốn được giúp đỡ các bạn nhỏ đặc biệt này có được một cái nghề, để khi đủ 18 tuổi có thể tự kiếm tiền nuôi sống được bản thân.

Những bạn được chị Nguyễn Hoàng Thủy nhận dạy thường bị khiếm khuyết về nghe và nói vì như vậy khả năng tiếp thu của các bạn sẽ cao hơn, khả năng làm việc của các bạn cũng cao hơn.

“Dạy các bạn không may mắn này khó hơn dạy các học viên khác rất nhiều vì ngoài dạy nghề, mình còn phải nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và suy nghĩ của các bạn thì mới dạy tốt được”, chị Thủy tâm sự.

Chị Nguyễn Hoàng Thủy phối hợp với các trường chuyên biệt để dạy nghề cho các em nhỏ không may mắn. Ảnh: Nguyễn Linh
Chị Nguyễn Hoàng Thủy phối hợp với các trường chuyên biệt để dạy nghề cho các em nhỏ không may mắn. Ảnh: Nguyễn Linh
 

Theo chị Thủy, khó khăn nhất trong quá trình dạy và học ở đây chính là sự bất đồng ngôn ngữ. Ban đầu khi nhận 3 em vào học nghề, chị phải học “ngôn ngữ” của những trẻ khiếm thính như cách nói chuyện bằng ký hiệu, ra dấu… rồi sau đó mới có thể dạy cho các em những kỹ năng nghề.

Tại lớp học của chị Thủy, một học viên bình thường phải mất 4-5 năm mới có thể tốt nghiệp nhưng đối với các học viên đặc biệt này thì chỉ cần 1 năm để có thể tốt nghiệp.

Lý giải về điều này, chị Thủy cho biết vì các bạn không thể nghe cũng không thể nói nên rất khó để nghe, hiểu, tư vấn cho khách vì vậy chị Thủy chỉ có thể dạy cho các bạn các bộ môn như làm móng đơn giản, massage, gội đầu... Các bộ môn này chủ yếu cần đôi bàn tay khéo léo nên các em có thể làm và thành thạo được trong vòng một năm.

Tâm tình người cô

Đến nay, chị Thủy không thể nhớ mình đã dạy cho bao nhiêu bạn trẻ khuyết tật, chị cứ thế dang tay ôm các em không may mắn vào trong lòng mà vỗ về và dành tình cảm đặc biệt nhất để chỉ dạy cho các em.

“Mong các em tìm được cái nghề, tự cố gắng nuôi bản thân là mình vui lắm rồi, dù có khó khăn, có cực nhọc hơn dạy các học viên khác nhưng giúp được các em phần nào thì hay phần đó”, chị Thủy bộc bạch.

Chị Thủy tham gia cắt tóc cho các bạn nhỏ. Ảnh: Nguyễn Linh
Chị Thủy tham gia cắt tóc cho các bạn nhỏ. Ảnh: Nguyễn Linh

Suốt hai năm ảnh hưởng bởi dịch COVID- 19, chị Thủy tạm dừng dạy vì sợ ảnh hưởng. “Các bạn cơ thể vốn đã yếu ớt, nếu nhiễm bệnh sẽ rất nguy hiểm”, chị Thủy nói.

Nhìn những dòng tin nhắn hỏi han, tâm sự giữa hai cô trò mà không cầm được nước mắt. “Em gội đầu cho khách bị đau, em bị mắng”, “Em nhớ cô Thủy lắm”, “Em muốn được làm với cô Thủy”…. những dòng tin nhắn bập bẹ không thành câu khiến chị Thủy không khỏi xúc động rưng rưng.

Suốt từ khi mở cửa tiệm đến nay, không khi nào chị Thủy quên dành tình cảm của mình cho các em nhỏ bị khuyết tật.

Hằng tháng, chị cùng các học viên của mình thường đến các trung tâm bảo trợ hay các trường chuyên biệt trên địa bàn TP Đà Nẵng để cắt tóc, làm sạch móng tay, móng chân cho các em; cùng các em ăn  cơm, vui chơi như những người thân trong gia đình.

Trong thời gian tới, chị Thủy sẽ lên kế hoạch tiếp nhận các bạn nhỏ kém may mắn mong muốn được học nghề tóc, làm móng… giúp các em ấy có một hành trang nhỏ để tiếp tục cuộc hành trình dài phía trước.

Nguyễn Linh
TIN LIÊN QUAN

Cơ hội tạo thêm việc làm cho sinh viên Đà Nẵng sau tốt nghiệp

Mai Hương |

Đà Nẵng - Ngày 7.3, Đại học Đà Nẵng phối hợp với Tổ chức Đại học Pháp ngữ tổ chức lễ Khai trương Trung tâm Hướng nghiệp Pháp ngữ.

Đà Nẵng giao địa phương tự phân bổ, tuyển giáo viên ở cơ sở giáo dục

THÙY TRANG |

Đà Nẵng - Trong năm 2023 và 2024, từng quận huyện sẽ được quyền quyết định, phân bổ số lượng cán bộ, giáo viên làm việc tại từng cơ sở giáo dục, trong đó bao gồm cả việc tuyển dụng, luân chuyển. Đây là phương án thí điểm của thành phố nhằm giải quyết việc thiếu giáo viên trong thời gian qua.

Triển lãm gần 100 sản phẩm công nghệ của sinh viên, học sinh Đà Nẵng

THUỲ TRANG |

Trong 2 ngày 17 và 18.12, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố và Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn đồng triển khai “Hội nghị Khoa học và Triển lãm các sản phẩm công nghệ (BKDN Techshow) của học sinh, sinh viên năm học 2022-2023”. Gần 100 sản phẩm công nghệ của sinh viên, học sinh Đà Nẵng tham gia trưng bày tại triển lãm.

Trực tiếp bóng đá Man United 0-0 Crystal Palace: Hiệp 2

TAM NGUYÊN |

Trực tiếp bóng đá trận Crystal Palace vs Man United lúc 23h30 ngày 21.9 tại vòng 5 Premier League.

8 triệu m3 đất đá nguy cơ sạt lở, người dân di dời khẩn cấp

Bài và Ảnh: Đặng Tình |

Hòa Bình - Một khu vực đồi cao rộng 7ha với 8 triệu m3 đất có nguy cơ sạt lở khiến hàng trăm người dân phải di dời khẩn cấp.

Sạt lở, đất đá đổ xuống đèo Bảo Lộc trong đêm tối

HOÀI THANH |

Trên Quốc lộ 20, đoạn qua đèo Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng vừa xảy ra tình trạng sạt lở đất đá trong đêm tối.

TPHCM áp dụng bảng giá đất hiện hành tính thuế về đất đai

Bảo Chương |

UBND TPHCM chính thức có văn bản cho phép sử dụng bảng giá đất hiện hành để tính thuế trong lúc chờ ban hành bảng giá đất mới.

Hàng nghìn người tận hưởng lễ hội mùa thu Hà Nội

Thạch Lựu |

Sáng 21.9, hàng nghìn lượt khách du lịch đã tham gia, trải nghiệm nhiều hoạt động đặc sắc của Festival Thu Hà Nội năm 2024 tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm.

Cơ hội tạo thêm việc làm cho sinh viên Đà Nẵng sau tốt nghiệp

Mai Hương |

Đà Nẵng - Ngày 7.3, Đại học Đà Nẵng phối hợp với Tổ chức Đại học Pháp ngữ tổ chức lễ Khai trương Trung tâm Hướng nghiệp Pháp ngữ.

Đà Nẵng giao địa phương tự phân bổ, tuyển giáo viên ở cơ sở giáo dục

THÙY TRANG |

Đà Nẵng - Trong năm 2023 và 2024, từng quận huyện sẽ được quyền quyết định, phân bổ số lượng cán bộ, giáo viên làm việc tại từng cơ sở giáo dục, trong đó bao gồm cả việc tuyển dụng, luân chuyển. Đây là phương án thí điểm của thành phố nhằm giải quyết việc thiếu giáo viên trong thời gian qua.

Triển lãm gần 100 sản phẩm công nghệ của sinh viên, học sinh Đà Nẵng

THUỲ TRANG |

Trong 2 ngày 17 và 18.12, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố và Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn đồng triển khai “Hội nghị Khoa học và Triển lãm các sản phẩm công nghệ (BKDN Techshow) của học sinh, sinh viên năm học 2022-2023”. Gần 100 sản phẩm công nghệ của sinh viên, học sinh Đà Nẵng tham gia trưng bày tại triển lãm.