Nữ bác sĩ 2 lần viết tâm thư xin ở lại bệnh viện dã chiến chống dịch

Anh Tú |

Dù đã hoàn thành thời gian công tác, Bác sĩ Phạm Trường An được cử vào chi viện cho BV dã chiến số 3 chống dịch, nhận thấy khối lượng công việc còn nhiều nên đã viết đơn xin tiếp tục ở lại để san sẻ những vất vả với lực lượng y tế tại đây.

Bệnh viện dã chiến số 3 ở Thành phố Thủ Đức đi vào hoạt động từ đầu tháng 7 với quy mô trên 2.500 giường. Trước tình hình bệnh nhân có chuyển biến nặng tăng lên, bệnh viện đã cố gắng tăng số giường cấp cứu và oxy. Các y, bác sĩ tại đây mỗi ngày luôn phải làm việc với công suất gấp 2-3 lần bình thường nhưng tinh thần của họ luôn vững vàng. Ai cũng xác định chạy đua với thời gian từng phút từng giây để cứu người bệnh.

Theo cán bộ và y bác sĩ tại đây, đã bước chân vào bệnh viện dã chiến thì không có ngày nghỉ, càng quên luôn khái niệm cuối tuần. Có hôm phải chan canh ăn vội với cơm để kịp đến bên giường cấp cứu chăm sóc bệnh nhân. Ấy vậy mà đến lúc có thể thoát cảnh cực khổ, nhiều y bác sĩ tại đây lại chối từ.

Nữ bác sĩ Phạm Trường An – Phó trưởng khoa Lâm sàng đã có gần 2 tháng làm việc vất vả tại Bệnh viện dã chiến số 3. Thế nhưng, khi được xem xét cho chị quay trở về Bệnh viện Bưu Điện - nơi bác sĩ công tác trước đó, chị đã viết đơn tình nguyện xin ở lại Bệnh viện dã chiến số 3 để tiếp tục cùng đồng nghiệp chăm sóc cho bệnh nhân.

Bức thư xin tình nguyện ở lại  tuyến đầu chống dịch của bác sĩ An
Bức thư xin tình nguyện ở lại tuyến đầu chống dịch của bác sĩ An

Bác sĩ An chia sẻ, thời gian đầu chị được Ban lãnh đạo Bệnh viện Bưu Điện điều động ra Bệnh viện dã chiến số 3 công tác trong 5 tuần. Sau khi hết 5 tuần, bác sỹ An cùng đồng nghiệp tình nguyện ở lại thêm 2 tuần nữa.

Bác sĩ An cho biết: “Sau khoảng thời gian 2 tuần gần kết thúc,  tôi thấy các bệnh nhân ở đây vất vả và lực lượng nhân viên y tế cũng thiếu, vì thế  1 lần nữa tôi cùng đồng nghiệp viết đơn ở lại đến khi nào dịch được kiểm soát thì mới về".

Bác sĩ Phạm Trường An, Phó trưởng Khoa lâm sàng, Bệnh viện dã chiến số 3
Bác sĩ Phạm Trường An, Phó trưởng Khoa lâm sàng, Bệnh viện dã chiến số 3

Gần 3 tháng tại đây, bác sĩ An và các đồng nghiệp làm việc với cường độ rất cao do bệnh nhân ra, vào viện liên tục, bệnh viện luôn ở trong tình trạng quá tải trong khi nguồn nhân lực có hạn. "Các y, bác sĩ, nhân viên y tế chia ca làm việc 24/24 giờ, không có ngày nghỉ. Nhiều bệnh nhân phải hỗ trợ máy thở, vệ sinh không kiểm soát, không thể tự ăn uống, đi lại, tôi và đồng nghiệp luôn tận tình chăm sóc”, bác sĩ An cho biết

Khác với mọi năm, mùa hè năm nay không còn những chuyến du lịch như thường lệ cùng gia đình mà thay vào đó cuộc sống bác sĩ An hiện tại là những chuỗi ngày điều trị và chăm sóc cho những bệnh nhân COVID-19.

Tại phòng cấp cứu Bệnh viện dã chiến số 3, dễ dàng bắt gặp hình ảnh các y, bác sĩ đang hối hả tận dụng từng phút, từng giây để cứu chữa bệnh nhân nhiễm COVID-19.
Tại phòng cấp cứu Bệnh viện dã chiến số 3, dễ dàng bắt gặp hình ảnh các y, bác sĩ đang hối hả tận dụng từng phút, từng giây để cứu chữa bệnh nhân nhiễm COVID-19.
Tại phòng cấp cứu Bệnh viện dã chiến số 3, dễ dàng bắt gặp hình ảnh các y, bác sĩ đang hối hả tận dụng từng phút, từng giây để cứu chữa bệnh nhân nhiễm COVID-19.

"Không còn những dự định sẽ nên đi đâu và làm gì. Nỗi quan tâm lớn nhất của tôi hiện tại là tập trung cho nhiệm vụ điều trị bệnh nhân F0. Ở đây ròng rã cũng đã được hơn 2 tháng trời từ ngày bệnh viện mới thành lập đến giờ, tôi dần coi đây như là nhà mình, và bệnh nhân như là những người thân, bạn bè của mình. Hơn ai hết, chúng tôi trải qua tất cả các cung bật cảm xúc cùng các bệnh nhân, đau cùng nỗi đau bệnh tật, buồn cùng nỗi buồn chia xa và vui cùng niềm vui khỏi bệnh được xuất viện của họ", bác sĩ An tâm sự.

Ngoài bác sĩ An còn có rất nhiều y bác sĩ trẻ khác ngày ngày vẫn đang dùng tuổi xuân của mình để cống hiến cho cộng đồng, cống hiến cho những bệnh nhân F0, mong họ sớm ngày bình phục và xuất viện. Mặc dù xác định phải xa gia đình, bạn bè nhưng họ luôn động viên nhau cùng đồng lòng dốc tâm sức, quyết tâm cao nhất cứu sống bệnh nhân.

Anh Tú
TIN LIÊN QUAN

BV dã chiến số 3 ở TPHCM thêm khu hồi sức COVID-19 200 giường dưới tầng hầm

KHÁNH LINH |

Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 3 ở phường An Khánh, TP Thủ Đức, TPHCM đã tận dụng tầng hầm để xe của chung cư làm khu hồi sức cấp cứu để kịp thời điều trị cho bệnh nhân có diễn tiến nặng.

Những F0 khỏi bệnh ở lại chăm sóc bệnh nhân tại Bệnh viện dã chiến số 3

Anh Tú - Chân Phúc |

Cảm phục sự hy sinh của các y, bác sĩ khi đã điều trị và giành giật sự sống cho mình, nhiều bệnh nhân F0 sau khi khỏi bệnh đã xin quay trở lại làm tình nguyện viên chăm sóc các bệnh nhân mắc COVID-19.

Gần 4000 bệnh nhân COVID-19 ở Bệnh viện Dã chiến số 3 TPHCM đã xuất viện

Nguyễn Ly |

Mỗi ngày, Bệnh viện Dã chiến số 3 đều cho xuất viện trên dưới 100 bệnh nhân COVID-19 đã điều trị khỏi, lũy kế tới ngày hôm nay (15.8) có gần 4.000 bệnh nhân được xuất viện.

12 người lao động nhận tiền lương sau phản ánh của Lao Động

Hữu Long |

Khánh Hòa - Sau khi Báo Lao Động phản ánh về việc nợ lương, Công ty TNHH Xây dựng 189 tại Nha Trang đã thanh toán toàn bộ tiền nợ cho người lao động, kỹ sư.

Dự báo giá vàng thời gian tới, đầu tư như nào để chốt lời?

Hoàng Xuyến - Việt Anh |

Với lộ trình bắt đầu cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, các chuyên gia dự báo giá vàng nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng trong dài hạn.

344 người chết và mất tích, thiệt hại 81.503 tỉ do bão số 3

PHẠM ĐÔNG |

Siêu bão số 3 đã làm cho 344 người chết và mất tích, tổng thiệt hại kinh tế ước tính ban đầu 81.503 tỉ đồng.

Khu tái định cư 4 năm chưa xong, sạt lở rình rập người dân

Đinh Đại |

Lào Cai - Sau 4 năm quy hoạch khu tái định cư của thôn Láo Vàng, người dân sống trong vùng có nguy cơ sạt lở cao vẫn chưa được chuyển đi.

Phụ huynh bức xúc vì cô giáo xin hỗ trợ laptop

Chân Phúc |

TPHCM - Một giáo viên chủ nhiệm xin lớp hỗ trợ laptop, không được 100% phụ huynh đồng ý, nên cô có ứng xử không phù hợp khiến phụ huynh bức xúc.

BV dã chiến số 3 ở TPHCM thêm khu hồi sức COVID-19 200 giường dưới tầng hầm

KHÁNH LINH |

Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 3 ở phường An Khánh, TP Thủ Đức, TPHCM đã tận dụng tầng hầm để xe của chung cư làm khu hồi sức cấp cứu để kịp thời điều trị cho bệnh nhân có diễn tiến nặng.

Những F0 khỏi bệnh ở lại chăm sóc bệnh nhân tại Bệnh viện dã chiến số 3

Anh Tú - Chân Phúc |

Cảm phục sự hy sinh của các y, bác sĩ khi đã điều trị và giành giật sự sống cho mình, nhiều bệnh nhân F0 sau khi khỏi bệnh đã xin quay trở lại làm tình nguyện viên chăm sóc các bệnh nhân mắc COVID-19.

Gần 4000 bệnh nhân COVID-19 ở Bệnh viện Dã chiến số 3 TPHCM đã xuất viện

Nguyễn Ly |

Mỗi ngày, Bệnh viện Dã chiến số 3 đều cho xuất viện trên dưới 100 bệnh nhân COVID-19 đã điều trị khỏi, lũy kế tới ngày hôm nay (15.8) có gần 4.000 bệnh nhân được xuất viện.