Lễ hội Sene Dolta rộn ràng và vắng vẻ trước và sau có dịch COVID-19

TRẦN LƯU - CAO LONG |

Sene Dolta, là lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm của người Khmer, còn được gọi là lễ cúng ông bà. Lễ có ý nghĩa giống với Lễ Vu Lan của người Việt nên còn được gọi là lễ "Xá tội vong nhân". Năm nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các chùa đều có kế hoạch rút gọn, giảm bớt những nghi lễ có đông người tham gia, nhưng vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào Khmer Nam Bộ. Để góp phần giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các hoạt động trong lễ hội độc đáo này, Lao Động xin gửi đến bạn đọc những hình ảnh tổ chức Sene Dolta đã từng diễn ra những năm trước khi có dịch bệnh…
Sene Dolta là lễ được tổ chức nhằm tưởng nhớ đến công ơn ông bà, cha mẹ và người thân, tạ ơn những người đã khuất và cầu phước cho những người còn sống, tạo nên sự gắn bó giữa bạn bè, người thân và cả cộng đồng.
Sene Dolta là lễ được tổ chức nhằm tưởng nhớ đến công ơn ông bà, cha mẹ và người thân, tạ ơn những người đã khuất và cầu phước cho những người còn sống, tạo nên sự gắn bó giữa bạn bè, người thân và cả cộng đồng (Ảnh chụp lễ hội trước khi có dịch COVID-19).
Đây là 1 trong 3 lễ truyền thống của đồng bào Khmer Nam bộ (Tết Chôl Chnăm Thmây, lễ Sene Dolta và lễ hội Ok Om Bok), diễn ra vào những ngày cuối tháng 8 hằng năm theo Phật lịch. Năm nay, lễ diễn ra trong 3 ngày 5-7.10.
Đây là 1 trong 3 lễ truyền thống của đồng bào Khmer Nam bộ (Tết Chôl Chnăm Thmây, lễ Sene Dolta và lễ hội Ok Om Bok), diễn ra vào những ngày cuối tháng 8 hằng năm theo Phật lịch. Năm nay, lễ diễn ra trong 3 ngày 5 - 7.10.
Ngày thứ nhất, mỗi gia đình đều dọn dẹp nhà cửa khang trang, lau chùi bàn thờ tổ tiên sạch sẽ, trang hoàng lộng lẫy. Dọn bốn chén cơm ngon trên mỗi bàn, đốt đèn rồi mời mọi người trong gia đình cùng cúng. Mọi người cùng nhau khấn vái và rót trà để mời linh hồn những họ hàng đã quá cố về nhà ăn uống, nghỉ ngơi.
Ngày thứ nhất của Lễ hội Sene Dolta, mỗi gia đình đều dọn dẹp nhà cửa khang trang, lau chùi bàn thờ tổ tiên sạch sẽ, trang hoàng lộng lẫy. Dọn bốn chén cơm ngon trên mỗi bàn, đốt đèn rồi mời mọi người trong gia đình cùng cúng. Mọi người cùng nhau khấn vái và rót trà để mời linh hồn những họ hàng đã quá cố về nhà ăn uống, nghỉ ngơi (Ảnh chụp lễ hội trước khi có dịch COVID-19).
Buổi cúng đầu ngày gọi là cúng tiếp đón. Đến chiều, họ tắm rửa sạch sẽ, cúng linh hồn ông bà và sau đó mời ông bà cùng họ đi vào chùa nghe sư sãi tụng kinh lấy phước. Tại chùa phần lễ sắc thái tôn giáo, tín ngưỡng được tổ chức, hoạt động khác mang tính hội hè như dù kê, Lò-khol Bác-sắc, múa Lâm-thol…
Buổi cúng đầu ngày gọi là cúng tiếp đón. Đến chiều, họ tắm rửa sạch sẽ, cúng linh hồn ông bà và sau đó mời ông bà cùng họ đi vào chùa nghe sư sãi tụng kinh lấy phước. Tại chùa phần lễ sắc thái tôn giáo, tín ngưỡng được tổ chức, hoạt động khác mang tính hội hè như dù kê, Lò-khol Bác-sắc, múa Lâm-thol… (Ảnh chụp lễ hội trước khi có dịch COVID-19).
Ngày thứ hai, mọi người cùng nhau rước linh hồn ông bà từ chùa về nhà để mời cơm và mời ở nhà chơi với con cháu đến khi lễ kết thúc mới trở lại chùa.
Ngày thứ hai, mọi người cùng nhau rước linh hồn ông bà từ chùa về nhà để mời cơm và mời ở nhà chơi với con cháu đến khi lễ kết thúc mới trở lại chùa (Ảnh chụp lễ hội trước khi có dịch COVID-19).
Ngày thứ ba, mỗi gia đình lại chuẩn bị thức ăn, bánh trái như ngày đầu để cúng ông bà tại nhà trước khi tiễn linh hồn người quá cố ra đi. Vì vậy, buổi cúng này gọi là “cúng tiễn đưa“. Khi mọi nghi thức cúng vái hoàn tất thì cũng là lúc lễ Dolta xem như kết thúc.
Ngày thứ ba, mỗi gia đình lại chuẩn bị thức ăn, bánh trái như ngày đầu để cúng ông bà tại nhà trước khi tiễn linh hồn người quá cố ra đi. Vì vậy, buổi cúng này gọi là “cúng tiễn đưa“. Khi mọi nghi thức cúng vái hoàn tất thì cũng là lúc lễ Dolta xem như kết thúc.
Tại vùng ĐBSCL, 2 tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng có tỉ lệ đồng bào Khmer chiếm hơn 30%. Riêng tỉnh Trà Vinh có dân số hơn 1 triệu người, trong đó gần 32% là đồng bào Khmer. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Hội Ðoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh này đã thông báo, yêu cầu Hội Ðoàn kết sư sãi yêu nước 8 huyện, thành phố, các vị sư cả, Ban quản trị, chư tăng và phật tử 143 chùa Phật giáo Nam tông Khmer trong tỉnh tinh gọn các nghi lễ, hạn chế một số hoạt động không cần thiết để phòng, chống dịch, bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng.
Tại vùng ĐBSCL, 2 tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng có tỉ lệ đồng bào Khmer chiếm hơn 30%. Riêng tỉnh Trà Vinh có dân số hơn 1 triệu người, trong đó gần 32% là đồng bào Khmer. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Hội Ðoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh này đã thông báo, yêu cầu Hội Ðoàn kết sư sãi yêu nước 8 huyện, thành phố, các vị sư cả, Ban quản trị, chư tăng và phật tử 143 chùa Phật giáo Nam tông Khmer trong tỉnh tinh gọn các nghi lễ, hạn chế một số hoạt động không cần thiết để phòng, chống dịch, bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng.
Tại vùng ĐBSCL, 2 tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng có tỉ lệ đồng bào Khmer chiếm hơn 30%. Riêng tỉnh Trà Vinh có dân số hơn 1 triệu người, trong đó gần 32% là đồng bào Khmer. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Hội Ðoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh này đã thông báo, yêu cầu Hội Ðoàn kết sư sãi yêu nước 8 huyện, thành phố, các vị sư cả, Ban quản trị, chư tăng và phật tử 143 chùa Phật giáo Nam tông Khmer trong tỉnh tinh gọn các nghi lễ, hạn chế một số hoạt động không cần thiết để phòng, chống dịch, bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng.
Các chùa không dùng loa phát thanh khi làm lễ Tam bảo; từng phật tử đến chùa, làm lễ ngắn gọn nhưng đầy đủ ý nghĩa, lễ nghi rồi ra về; các chùa không tổ chức đặt bát hội, không tập trung quá 20 người và phải thực hiện nghiêm thông điệp 5K.
Các chùa không dùng loa phát thanh khi làm lễ Tam bảo; từng phật tử đến chùa, làm lễ ngắn gọn nhưng đầy đủ ý nghĩa, lễ nghi rồi ra về; các chùa không tổ chức đặt bát hội, không tập trung quá 20 người và phải thực hiện nghiêm thông điệp 5K. Ngoài ra, đồng bào Khmer cũng tạm dừng các lễ nghi tập trung đông người trong gia đình, chỉ dọn một mâm cơm cúng ông, bà là trọn vẹn ý nghĩa lễ Sene Dolta.
TRẦN LƯU - CAO LONG
TIN LIÊN QUAN

Tâm tư chủ trâu ở Hải Phòng sau 2 năm lễ hội truyền thống tạm dừng do dịch

Mai Dung |

Hai năm liền lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn phải tạm dừng, chủ trâu, quản trâu cũng như người dân quận Đồ Sơn (Hải Phòng) không giấu được nỗi buồn, hụt hẫng vì với họ, lễ hội truyền thống hàng năm ăn sâu vào tiềm thức.

Ấn Độ hạn chế lễ hội tụ tập đông người, cảnh báo làn sóng COVID-19 mới

Phương Linh |

Nhà chức trách Ấn Độ đang hạn chế các lễ hội tôn giáo lớn, cảnh báo một làn sóng COVID-19 mới đã bắt đầu ở thành phố Mumbai.

Hải Dương mở lại hoạt động tôn giáo, lễ hội văn hoá, thể thao từ ngày 8.9

Mai Dung |

UBND Thành phố Hải Dương vừa có quyết định điều chỉnh các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố.

12 người lao động nhận tiền lương sau phản ánh của Lao Động

Hữu Long |

Khánh Hòa - Sau khi Báo Lao Động phản ánh về việc nợ lương, Công ty TNHH Xây dựng 189 tại Nha Trang đã thanh toán toàn bộ tiền nợ cho người lao động, kỹ sư.

Dự báo giá vàng thời gian tới, đầu tư như nào để chốt lời?

Hoàng Xuyến - Việt Anh |

Với lộ trình bắt đầu cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, các chuyên gia dự báo giá vàng nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng trong dài hạn.

344 người chết và mất tích, thiệt hại 81.503 tỉ do bão số 3

PHẠM ĐÔNG |

Siêu bão số 3 đã làm cho 344 người chết và mất tích, tổng thiệt hại kinh tế ước tính ban đầu 81.503 tỉ đồng.

Phụ huynh bức xúc vì cô giáo xin hỗ trợ laptop

Chân Phúc |

TPHCM - Một giáo viên chủ nhiệm xin lớp hỗ trợ laptop, không được 100% phụ huynh đồng ý, nên cô có ứng xử không phù hợp khiến phụ huynh bức xúc.

Công an vào cuộc xác minh vụ phụ huynh bức xúc các khoản thu

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Thị xã Nghi Sơn đã giao cơ quan công an và phòng giáo dục xác minh, làm rõ vụ việc phụ huynh bức xúc, “sợ hãi” về các khoản thu đầu năm học.