Nước lũ bủa vây ngôi làng thuộc dạng thấp trũng nhất ở Thừa Thiên Huế

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Làng Xuân Tùy (xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) là khu vực thuộc dạng thấp trũng nhất trên địa bàn tỉnh và đã bị nước bủa vây từ ngày đầu tiên diễn ra mưa lớn, cuộc sống người dân lại lâm vào cảnh khốn khổ.

Khi nhắc đến mưa lũ tại tỉnh Thừa Thiên Huế, không thể không nhắc đến địa phương được ví như “túi nước” của tỉnh, đó là vùng thôn quê Xuân Tùy, xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền.
Khi nhắc đến mưa tại tỉnh Thừa Thiên Huế, không thể không nhắc đến địa phương được ví như “túi nước” của tỉnh, đó là vùng thôn quê Xuân Tùy (xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền).
Hàng năm, địa phương này ghi nhận nhiều đợt nước dâng, lũ lụt, đặc biệt phải kể đến năm 1999, một cột mốc không thể nào quên đối với bà con nơi đây, khi đợt lũ đã tàn phá, gây mất mát lớn tài sản ở vùng quê nghèo này.
Hàng năm, địa phương này ghi nhận nhiều đợt nước dâng, lũ lụt, đặc biệt phải kể đến năm 1999, một cột mốc không thể nào quên đối với bà con nơi đây, khi đợt lũ đã tàn phá, gây mất mát lớn tài sản ở vùng quê nghèo này.
Theo ghi nhận của Lao Động trưa ngày 16.10, sau gần 4 ngày mưa lớn diễn ra tại tỉnh Thừa Thiên Huế, trong đó, toàn bộ khu vực thôn Xuân Tùy hiện đang bị bủa vây bởi biển nước.
Theo ghi nhận của Lao Động ngày 16.10, sau gần 4 ngày mưa lớn diễn ra tại tỉnh Thừa Thiên Huế, trong đó, toàn bộ khu vực thôn Xuân Tùy hiện đang bị bủa vây bởi biển nước.
Theo người dân, nước bắt đầu dâng từ ngày 13.10 và tràn vào nhà dân ngay từ thời điểm đó.
Theo người dân, nước bắt đầu dâng từ ngày 13.10 và tràn vào nhà dân ngay từ thời điểm đó.
Đợt này mực nước còn ít hơn so với mọi năm nhưng hầu hết đường sá tại làng Tùy Xuân đã bị nhấn chìm, người dân không thể di chuyển bằng phương tiện nào khác ngoài thuyền, ghe.
Đợt này mực nước còn ít hơn so với mọi năm nhưng hầu hết đường sá tại làng Tùy Xuân đã bị nhấn chìm, người dân không thể di chuyển bằng phương tiện nào khác ngoài thuyền, ghe.
Bà Phạm Thị Uyển, trú tại làng Xuân Tùy, xã Quảng Phú cho biết, việc nước lũ ngập úng toàn bộ khu vực làng là chuyện thường niên hàng năm, năm nào cũng lũ lụt, có năm thì 4 đến 5 đợt lũ.
Bà Phạm Thị Uyển (trú tại làng Xuân Tùy, xã Quảng Phú) cho biết, việc nước lũ ngập úng toàn bộ khu vực làng là chuyện thường niên hàng năm, năm nào cũng lũ lụt, có năm thì 4 đến 5 đợt lũ.
“Địa phương có địa hình thấp, hễ có mưa lớn là xảy ra ngập, ít thì ngập toàn bộ đường đi, lớn thì tràn vào trong nhà, nói chung là khổ lắm!”, bà Uyển nói.
“Địa phương có địa hình thấp, hễ có mưa lớn là xảy ra ngập, ít thì ngập toàn bộ đường đi, lớn thì tràn vào trong nhà, nói chung là khổ lắm”, bà Uyển nói.
Cứ đến mùa lũ, bà Uyên sẽ phải bắt nhốt động vật, đưa lên cao để tránh bị nước cuốn trôi.
Cứ đến mùa lũ, bà Uyển sẽ phải bắt nhốt động vật, đưa lên cao để tránh bị nước cuốn trôi.
Trong khi đó, bà Hoàng Thị Tía đang di chuyển đồ đạc lên cao để chuẩn bị cho những đợt nước dâng tiếp theo. Bà Tía cho biết, hiện tại người dân chưa thể đi chợ mua đồ ăn, chỉ còn lương thực có sẵn trong nhà để sử dụng.
Trong khi đó, bà Hoàng Thị Tía đang di chuyển đồ đạc lên cao để chuẩn bị cho những đợt nước dâng tiếp theo. Bà Tía cho biết, hiện tại người dân chưa thể đi chợ mua đồ ăn, chỉ còn lương thực có sẵn trong nhà để sử dụng.
 Sân vườn biến thành hồ bơi cho vịt.
Sân vườn biến thành hồ bơi cho vịt.
 Qua quan sát, hầu hết nhà nào cũng có ít nhất một chiếc thuyền nhỏ, bởi cứ đến mùa nước dâng, đây là phương tiện duy nhất để bà con có thể sử dụng đến.
Qua quan sát, hầu hết nhà nào cũng có ít nhất một chiếc thuyền nhỏ, bởi cứ đến mùa nước dâng, đây là phương tiện duy nhất để bà con có thể sử dụng đến.
Theo ông Phạm Khởi (người dân làng Xuân Tùy) cho biết, hiện tại mực nước đã rút khá nhiều, nhưng đường sá vẫn chưa thể hết ngập vì mưa vẫn tiếp tục diễn ra, người dân trong làng đã chuẩn bị tinh thần sẵn sàng cho những đợt nước dâng tiếp theo.
Theo ông Phạm Khởi (người dân làng Xuân Tùy) cho biết, hiện tại mực nước đã rút khá nhiều, nhưng đường sá vẫn chưa thể hết ngập vì mưa vẫn tiếp tục diễn ra, người dân trong làng đã chuẩn bị tinh thần sẵn sàng cho những đợt nước dâng tiếp theo.
 “Đến mùa lũ là khổ lắm, cuộc sống của chúng tôi luôn luôn bị thời tiết đe dọa, làm ăn không được mà năm nào cũng lo lũ lụt khiến chúng tôi cứ quanh quẩn với cuộc sống khốn khó suốt đời.”, ông Khởi chia sẻ.
“Đến mùa lũ là khổ lắm, cuộc sống của chúng tôi luôn luôn bị thời tiết đe dọa, làm ăn không được mà năm nào cũng lo lũ lụt khiến chúng tôi cứ quanh quẩn với cuộc sống khốn khó suốt đời”, ông Khởi chia sẻ.
Việc nước lũ dâng nhanh, rút lâu, đã ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, hoa màu của bà con trong làng. Theo người dân, vốn là một địa phương vùng nông thôn nhưng hiện tại rau còn không có ăn khi bị nước ngâm lâu ngày.
Việc nước lũ dâng nhanh, rút lâu, đã ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, hoa màu của bà con trong làng. Theo người dân, vốn là một địa phương vùng nông thôn nhưng hiện tại rau còn không có ăn khi bị nước ngâm lâu ngày.
Đường
Đường bê tông của thôn biến thành sông.

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN
TIN LIÊN QUAN

Hồ chứa lớn nhất Thừa Thiên Huế điều tiết nước đón lũ

PHÚC ĐẠT |

Huế - Tỉnh Thừa Thiên Huế rà soát sơ tán dân ở vùng nguy hiểm đến nơi an toàn, điều tiết nước hồ Tả Trạch để đón .

Tặng hàng chục suất quà hỗ trợ người dân vùng lũ ở Thừa Thiên Huế

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Trung tướng Hà Thọ Bình - Tư lệnh Quân khu 4 - đã đến thăm, tặng quà người dân vùng tỉnh Thừa Thiên Huế.

Người dân treo xe máy lên nhà đề phòng nước lũ dâng

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Những ngày này, mưa lớn tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã gây ngập sâu ở nhiều khu vực, đặc biệt tại đường Nguyễn Hữu Cảnh (TP Huế), người dân và sinh viên khu vực này đã khẩn trương di chuyển tài sản, đồ đạc lên cao đề phòng nước dâng.

Vi phạm tại dự án khu đô thị mới Hạ Đình khắc phục đến đâu?

Nhóm Phóng viên |

Như Lao Động đã thông tin, chủ đầu tư dự án khu đô thị mới Hạ Đình để xảy ra việc làm mất bản vẽ cơ sở, chậm thực hiện nhà ở xã hội, nhà trẻ, khu khám bệnh.

Tiễn biệt PGS Đặng Bích Hà về với Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Vương Trần |

Hạnh phúc lớn nhất cuộc đời của PGS Đặng Bích Hà là gắn bó với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, làm hậu phương vững chắc, để Đại tướng chuyên tâm việc nước, việc quân.

Nhánh hầm chui ở cửa ngõ phía Nam TPHCM trước ngày thông xe

ANH TÚ - NGỌC ÁNH |

TPHCM - Nhánh hầm chui HC2 (hướng từ Quận 7 đi huyện Bình Chánh) thuộc nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ sẽ thông xe vào ngày 30.9.

Chi tiết Kết luận thanh tra kỳ thi lớp 10 THPT ở Thái Bình

NHÓM PV |

Thái Bình - Kết luận thanh tra của Thanh tra tỉnh lý giải vì sao ông Nguyễn Viết Hiển - Giám đốc Sở GDĐT bị kỷ luật cách chức.

Đông Triều là thành phố thứ 5 của tỉnh Quảng Ninh

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Ngày 28.9, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập các phường và thành phố Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

Hồ chứa lớn nhất Thừa Thiên Huế điều tiết nước đón lũ

PHÚC ĐẠT |

Huế - Tỉnh Thừa Thiên Huế rà soát sơ tán dân ở vùng nguy hiểm đến nơi an toàn, điều tiết nước hồ Tả Trạch để đón .

Tặng hàng chục suất quà hỗ trợ người dân vùng lũ ở Thừa Thiên Huế

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Trung tướng Hà Thọ Bình - Tư lệnh Quân khu 4 - đã đến thăm, tặng quà người dân vùng tỉnh Thừa Thiên Huế.

Người dân treo xe máy lên nhà đề phòng nước lũ dâng

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Những ngày này, mưa lớn tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã gây ngập sâu ở nhiều khu vực, đặc biệt tại đường Nguyễn Hữu Cảnh (TP Huế), người dân và sinh viên khu vực này đã khẩn trương di chuyển tài sản, đồ đạc lên cao đề phòng nước dâng.