Âm vang sông Hồng

Minh Thành |

“Đêm lặng nghe trong gió/ Tiếng sông Hồng thở than./ Ɲhững ngày tôi lang thang,/ Tôi mới hiểu tâm hồn người Hà Ɲội./ Mộc mạc thôi mà sao tôi bồi hồi./ Mộc mạc thôi mà bâng khuâng nhớ mãi…” - lời bài hát Hà Nội và tôi (Nhạc Lê Vinh, Thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường).

Sông Hồng, con sông gắn với người Hà Nội hàng ngàn năm đã có những khoảng thời gian, nghĩ về con sông ấy gắn với những tiếng thở dài. Là bởi người Hà Nội phải đối mặt với những trận lụt lịch sử, những giá trị to lớn mà chưa biết tìm cách khai thác, làm giàu cho Thủ đô.

Nhưng nay khác rồi, Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng được duyệt không chỉ là cơ sở pháp lý để lập quy hoạch chi tiết từng khu vực chức năng, lập dự án đầu tư xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch mà còn là cách để hiện thực hoá giá trị của sông Hồng, bồi đắp mạnh mẽ hơn nữa cho sự phát triển kinh tế, xã hội của Hà Nội.

Sông Hồng chảy qua Hà Nội chỉ là đoạn ngắn so với chiều dài của nó, nhưng cũng để lại nhiều dấu tích đặc trưng của vùng văn hoá sông nước, đó là những làng chài, làng nghề, làng cổ ven sông, ẩn chứa trong đó những phong tục tập quán đậm chất hồn Việt. Cách đây hơn 1000 năm, vua Lý Công Uẩn dời đô từ Ninh Bình ra thành Đại La xây dựng kinh thành Thăng Long (Rồng bay) đã sớm nhận thấy địa thế “tựa núi, nhìn sông”  của vùng đất này. Với vị thế trung tâm vùng đồng bằng Bắc Bộ, nằm bên con sông lớn khiến cho giao thông của Thăng Long -  Hà Nội với các địa phương khác trở nên dễ dàng, thuận tiện.

Dòng sông Hồng không chỉ lắng đọng phù sa, tạo thành miền đất trù phú “đất lành chim đậu”, mà còn khiến nơi đây trở thành vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi “ Lắng hồn núi sông”, thu hút nhân tài, anh kiệt, những tinh hoá văn hoá làng nghề  từ khắp nơi, tạo nên những phố nghề, làng nghề nổi tiếng ở đất kinh kỳ kẻ chợ. Cảnh sắc tươi đẹp bên bờ sông Hồng với con người Hà Nội thanh lịch là đề tài cho thơ ca, nhạc, hoạ... từ bao đời, tạo nên sức thu hút du khách bốn phương.

Đó là giá trị văn hoá bao đời sông Hồng bồi đắp cho người Hà Nội. Nhưng còn giá trị kinh tế trong quá trình phát triển Hà Nội thành một đô thị văn minh, hiện đại?

Câu chuyện Quy hoạch sông Hồng nhiều lần lỗi nhịp. Từ năm 1994, dự án khu đô thị ven sông Hồng được phía nhà đầu tư Singapore lựa chọn xây dựng trên mảnh đất ngoài đê ở khu vực An Dương với tổng vốn đầu tư dự kiến 240 tỉ đồng - một con số khổng lồ thời điểm đó. Tuy nhiên do chưa đạt được đồng thuận trong vấn đề trị thủy nên dự án đã phải dừng lại.

Sau đó, năm 2006, dự án “thành phố ven sông Hồng” tiếp tục được các nhà đầu tư Hàn Quốc đề xuất. Đây được coi là “dự án tỉ đô”với vốn đầu tư dự kiến hơn 7 tỉ USD, chia theo 4 khu vực, với tổng diện tích 1.500ha. Tuy nhiên, đề xuất này cũng không tránh khỏi số phận như đề án của phía Singapore.

Cầu Nhật Tân bắc qua sông Hồng. Ảnh: TRẦN TÚ
Cầu Nhật Tân bắc qua sông Hồng. Ảnh: TRẦN TÚ

Phải tới Quyết định 1259/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được ban hành năm 2011, khu vực hai bên sông Hồng được xác định là trục không gian cảnh quan trung tâm của Thủ đô, là nơi bố trí các công viên, công trình văn hóa, giải trí lớn để tổ chức những sự kiện có ý nghĩa của Thủ đô.

Chuyên gia kinh tế, PGS-TS Ngô Trí Long nhận định: Nếu thực hiện được quy hoạch hai bên bờ sông Hồng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Hà Nội. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi đất đai trong nội đô đang dần trở nên khan hiếm, thì quỹ đất dọc hai bờ sông Hồng có thể giúp thành phố tận dụng để phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông, nhà ở, chung cư phục vụ cho vấn đề an sinh xã hội.

Đầu năm 2022, UBND Thành phố Hà Nội chính thức ban hành Quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng (đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở) với gần 11.000ha của 55 phường, xã thuộc 13 quận, huyện. Quy hoạch cũng nhằm hình thành trục không gian văn hóa-cảnh quan sinh thái Hồ Tây-Cổ Loa; cải tạo chỉnh trang, tái thiết hệ thống dân cư hiện hữu được tồn tại, bảo vệ theo Quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình; bảo tồn các công trình di tích, kiến trúc có giá trị lịch sử, kết hợp khai thác quỹ đất phát triển mới tạo lập diện mạo đô thị hai bên sông Hồng.

TS-KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam khẳng định: “Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng đã phê duyệt là cơ sở pháp lý quan trọng, tạo đột phá để khai thác tiềm năng khu vực hai bên sông Hồng, nhằm xây dựng trục không gian trung tâm của Thủ đô. Hy vọng với sự linh hoạt, quyết liệt của TP, khu vực hai bên sông Hồng sẽ sớm trở thành hiện thực để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững, xanh, thông minh, hiện đại, có sức hút và cạnh tranh cao trong khu vực và thế giới”.

Trước mắt, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đang nghiên cứu, cải tạo khu vực bãi giữa, bãi bồi ven sông thành công viên văn hóa du lịch, định hướng lấy sông Hồng là trục cảnh quan tạo ra không gian mở, xanh, có hạ tầng đô thị văn minh, hiện đại, làm điểm đến vui chơi, tham quan du lịch...

Với khu vực bãi giữa, quận dự tính tổ chức khu chức năng không gian cảnh quan nông nghiệp du lịch, có thể vẫn cho các hộ dân trồng cây ngắn ngày nhưng quy hoạch chuyển đổi cây ngắn ngày phù hợp. Du khách có thể tham quan, chụp ảnh, hưởng thụ các giá trị cây nông nghiệp đặc sắc theo hướng nông nghiệp hiện đại.

Khu vực này cũng tổ chức khu chức năng không gian sáng tạo, sân chơi, thảm cỏ xen kẽ với các cây lâu năm hiện có; tổ chức không gian vui chơi, tập thể thao như sân trượt cỏ cơ bản theo địa hình tự nhiên; khu chức năng câu cá, bơi lặn, tham quan mặt nước sông Hồng...

Tại khu vực bãi bồi ven sông, đơn vị sẽ tổ chức các khu chức năng không gian công viên cây xanh (cơ bản giữ lại các cây lớn hiện có), khu chức năng trồng cây ngắn ngày, cây cảnh, cây hoa theo mùa, kết hợp phục vụ khách du lịch.

Đồng thời, quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức khu dịch vụ, khu vực thể thao để làm nơi sinh hoạt cộng đồng gắn với không gian mặt nước; không gian nghệ thuật cộng đồng, không gian sáng tạo với trọng tâm nhấn mạnh nội dung giá trị lịch sử văn hóa sông Hồng.

Sông Hồng sẽ không còn thở than, đã đến lúc nghĩ đến một viễn cảnh khác là “Sông Hồng reo, Hà Nội vùng đứng lên. Hà Nội đẹp sao…” trong tương lai khi mà những giá trị xã hội, kinh tế to lớn của sông Hồng được khai thác, tận dụng.

Để sông Hồng mãi âm vang trong tâm tưởng người Hà Nội với những niềm vui, tiếng cười và góp phần nâng tầm vị thế Thủ đô.

Minh Thành
TIN LIÊN QUAN

Quy hoạch phân khu sông Hồng: Di dời các khu dân cư hiện có ngoài đê thế nào?

VƯƠNG TRẦN |

Đồ án quy hoạch phân khu sông Hồng đã xác định các yếu tố hạ tầng cơ bản để cải tạo chỉnh trang, tái thiết hệ thống dân cư hiện hữu được tồn tại, bảo vệ theo quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình. Việc chỉnh trang, tái thiết đô thị trên nguyên tắc ưu tiên các công trình hạ tầng xã hội, cây xanh vườn hoa, sân chơi thể dục thể thao...

Khu vực nào có thể được tồn tại sau quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng?

Tô Thế |

Hà Nội - Trong quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng đã được phê duyệt, một số khu vực dân cư đang có chưa được đề cập trong danh mục được tồn tại. Hiện các đơn vị liên quan đang xem xét để có sự điều chỉnh.

Hà Nội công bố quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, có 8 cầu vượt sông

Phạm Đông |

Hà Nội - Với quy mô gần 11.000 ha, phân khu đô thị sông Hồng có chiều dài 40km từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở. Quy hoạch gồm 3 phân đoạn chính và 8 cây cầu vượt sông Hồng.

Man United bất lực trước cựu thủ môn Henderson, chia điểm Crystal Palace

TAM NGUYÊN |

Những pha cứu thua xuất sắc của Dean Henderson khiến đội bóng cũ Man United phải chia điểm trên sân Crystal Palace tại vòng 5 Premier League.

8 triệu m3 đất đá nguy cơ sạt lở, người dân di dời khẩn cấp

Bài và Ảnh: Đặng Tình |

Hòa Bình - Một khu vực đồi cao rộng 7ha với 8 triệu m3 đất có nguy cơ sạt lở khiến hàng trăm người dân phải di dời khẩn cấp.

Sạt lở, đất đá đổ xuống đèo Bảo Lộc trong đêm tối

HOÀI THANH |

Trên Quốc lộ 20, đoạn qua đèo Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng vừa xảy ra tình trạng sạt lở đất đá trong đêm tối.

TPHCM áp dụng bảng giá đất hiện hành tính thuế về đất đai

Bảo Chương |

UBND TPHCM chính thức có văn bản cho phép sử dụng bảng giá đất hiện hành để tính thuế trong lúc chờ ban hành bảng giá đất mới.

Hàng nghìn người tận hưởng lễ hội mùa thu Hà Nội

Thạch Lựu |

Sáng 21.9, hàng nghìn lượt khách du lịch đã tham gia, trải nghiệm nhiều hoạt động đặc sắc của Festival Thu Hà Nội năm 2024 tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm.

Quy hoạch phân khu sông Hồng: Di dời các khu dân cư hiện có ngoài đê thế nào?

VƯƠNG TRẦN |

Đồ án quy hoạch phân khu sông Hồng đã xác định các yếu tố hạ tầng cơ bản để cải tạo chỉnh trang, tái thiết hệ thống dân cư hiện hữu được tồn tại, bảo vệ theo quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình. Việc chỉnh trang, tái thiết đô thị trên nguyên tắc ưu tiên các công trình hạ tầng xã hội, cây xanh vườn hoa, sân chơi thể dục thể thao...

Khu vực nào có thể được tồn tại sau quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng?

Tô Thế |

Hà Nội - Trong quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng đã được phê duyệt, một số khu vực dân cư đang có chưa được đề cập trong danh mục được tồn tại. Hiện các đơn vị liên quan đang xem xét để có sự điều chỉnh.

Hà Nội công bố quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, có 8 cầu vượt sông

Phạm Đông |

Hà Nội - Với quy mô gần 11.000 ha, phân khu đô thị sông Hồng có chiều dài 40km từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở. Quy hoạch gồm 3 phân đoạn chính và 8 cây cầu vượt sông Hồng.