Ngậm ngùi, tích luỹ 28-30 năm mới mua được nhà

Đào tuấn |

Giấc mơ ngôi nhà và những đứa trẻ của công nhân, của dân nghèo trở nên ngày càng xa vời, khi nhà ở xã hội lọt tay những cán bộ đi xe tiền tỉ. Và khi giá nhà đất ngày càng cao, người lao động phải mất 28-30 năm tích lũy mới mua được.

Lần lượt, lần lượt, các cán bộ ở Đắk Lắk đã xin trả lại nhà ở xã hội. Một điều tra trên Báo Lao Động cho biết, trong danh sách mua, thuê nhà ở xã hội, có 6 cán bộ Văn phòng UBND tỉnh, 7 cán bộ Kiểm toán; 8 cán bộ thuộc Sở Xây dựng, cả thuế nữa.

Ngần đó cán bộ, trên tổng số chỉ 180 căn của toàn dự án.

Nếu họ là “người thu nhập thấp, khó khăn về nhà ở” theo tiêu chí dự án, thì đi một nhẽ, nhưng không ít người trong đó đang đi xe tiền tỉ.

Chúng ta cần phải nói thẳng với nhau, đó là trục lợi chính sách, chẳng những tước đi cơ hội của người nghèo mà còn tạo ra sự bất bình đẳng, mất mát niềm tin rất lớn vào những dự án hướng tới mục đích rất tốt đẹp: Đảm bảo quyền có nhà ở của mỗi công dân.

Nhưng ước mơ ngôi nhà của người nghèo ngày càng xa vời không chỉ vì trục lợi chính sách.

Chuyên gia bất động sản Nguyễn Quốc Anh mới đây đưa ra những con số giật mình. Chẳng hạn, giá nhà quận Hoàn Kiếm năm 2002 bình quân khoảng 11 triệu đồng/m2. Tới 2020, đã tăng lên 360 triệu/m2.

33 lần sau 18 năm. Quá khủng khiếp.

Trong khi đó, so sánh với giá vàng - một kênh tài sản tương tự, thì 2 thập kỷ qua, giá vàng chỉ tăng lên mức khoảng 55 triệu đồng/m2, tức là chỉ khoảng 8 lần.

Tốc độ tăng giá bất động sản đã gấp 4 lần tốc độ tăng của giá vàng. Lại càng vượt xa so với mức thu nhập bình quân của người dân.

Một thống kê được ông Quốc Anh đưa ra cho thấy, với mức giá bình quân 2.200-2.400 USD/m2, người lao động TPHCM phải mất khoảng 30 năm và Hà Nội là từ 25-28 năm tích lũy mới mua được nhà.

Lưu ý, đây là số liệu được đưa ra trước thời điểm cơn sốt đất trong hiện tại.

Đắk Lắk đã có chỉ đạo nóng, yêu cầu Công an và ban ngành liên quan kiểm tra làm rõ và xử lý nghiêm những đơn vị cá nhân liên quan đến việc tiếp tay, môi giới, móc nối hay thực hiện sai quy định việc thẩm định, xét duyệt hồ sơ mua nhà ở xã hội.

Chính phủ, cũng vừa ban hành nghị định 49 nâng mức vay tối đa, kéo dài thời gian trả nợ cho người thuê, mua nhà ở xã hội.

Những nỗ lực rất lớn. Nhưng điều đó chỉ có ý nghĩa nếu cơn sốt nhà đất nhanh chóng chấm dứt. Bởi sau “cơn sốt” này, có lẽ thời gian tích luỹ để mua được một ngôi nhà không còn là 25-30 năm nữa.

Đào tuấn
TIN LIÊN QUAN

Có cơ chế “gỡ khó” cho nhà ở xã hội

Cao Nguyên - Hương Ánh |

Chính phủ vừa ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20.10.2015 về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Việc sửa đổi lần này được đánh giá sẽ gỡ vướng cho nhà ở xã hội trong thời gian qua và phát triển loại hình nhà ở xã hội trong thời gian tới.

Giành suất mua nhà ở xã hội của người nghèo, nuốt không trôi thì xin trả

Thanh Hải |

Cả chục cán bộ ở Đắk Lắk, không thuộc đối tượng ưu tiên nhưng vẫn mua được nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp. Bị báo chí phát giác khi rao bán thì làm đơn xin trả lại. Sao lại có chuyện dễ dàng quá vậy?

Cán bộ, công chức móc nối với "cò đất" để trục lợi sẽ bị xử lý

BẢO TRUNG |

Liên quan đến nạn "cò đất" rao bán trái phép nhà ở xã hội (NƠXH) giá rẻ cho cán bộ, công chức, viên chức tràn lan trên mạng xã hội mà báo Lao Động đã liên tục phản ánh, UBND tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo các đơn vị liên quan làm rõ vụ việc, xử lý nghiêm những trường hợp móc nối với "cò đất" để trục lợi bất chính...

Khu đô thị Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội chưa hoạt động đã xuống cấp

KHÁNH AN |

Đã 14 năm kể từ thời điểm Hà Nội phê duyệt quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500, đến nay Khu đô thị Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội (quận Long Biên, Hà Nội) vẫn chưa đi vào hoạt động trong khi nhiều hạng mục đã xuống cấp.

Người dân gặp khó vì tuyến tỉnh lộ xuống cấp

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Khoảng 3km của tỉnh lộ 10A đoạn qua xã Phú Lương (huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế) xuống cấp nhiều năm nay khiến việc đi lại của người dân bị ảnh hưởng.

Đại học doanh thu nghìn tỉ, có trường 98% đến từ học phí

Vân Trang |

Cả nước có 6 trường đại học công lập và 3 trường tư thục có doanh thu từ 1.000 tỉ đồng trở lên. Trong đó, có 2 trường đạt trên 2.000 tỉ đồng.

Thanh Hóa sơ tán gần 3.000 hộ dân khỏi nơi nguy hiểm

QUÁCH DU |

Do ảnh hưởng của mưa lũ, tỉnh Thanh Hóa đã sơ tán gần 3.000 hộ dân đến nơi an toàn.

Nước lũ thấm qua thân đê ở Thanh Hóa

Trần Lâm |

Thanh Hóa - Ảnh hưởng nước sông Mã dâng cao, áp lực lớn, một điểm đê ở huyện Vĩnh Lộc có hiện tượng thấm, rò nước qua thân đê.