4,86 tỉ đồng tiền thuế, chiếm tới gần 70% giá trị xe.
Chưa kể hàng loạt các chi phí “tính chất thuế” khác: Thuế trước bạ có nơi tới 12% (khoảng 876 triệu đồng), bảo hiểm 5% (365 triệu đồng), phí đăng kiểm 270.000 đồng. Phí bảo trì đường bộ 135.000 đồng/tháng. Phí cấp biển số 20 triệu. Bảo hiểm trách nhiệm 490.000 đồng. Như vậy, để “lăn bánh” chiếc Lexus “cõng thêm” 1,3 tỉ đồng nữa.
Ừ thôi thì thuế đánh vào “nhà giàu”. Nhưng người ta qua cả trăm năm kinh nghiệm, cả tỉ USD đầu tư để có một sản phẩm hạng sang, người tiêu dùng “chịu nổi” mà chỉ thu được có 2 tỉ, trong khi ở ta, chẳng phải làm gì cũng kiếm được 4,86 tỉ đồng.
Nhưng những chiếc xe khác, dù không kỷ lục như dòng xe hạng sang, cũng không hề là ngoại lệ.
Những tính toán cho thấy, người Việt Nam, với thu nhập bình quân “khiêm tốn hàng khu vực” đang phải mua những chiếc xe đắt đỏ nhất thế giới và khuynh hướng này đang có nguy cơ tiếp tục tăng với những lý do hạ tầng giao thông, đường sá, bến bãi hay gì gì đó, thật ra chỉ là để tận thu.
Đây có lẽ là điều mà lãnh đạo Bộ GTVT nên thấu hiểu và thông cảm trước khi khẳng định chắc nịch rằng phí đường bộ Việt Nam đang thấp nhất khu vực.
Hôm qua, trả lời về phí trạm BOT, một thứ trưởng Bộ GTVT khẳng định: “Mức phí đường bộ Việt Nam đang thấp nhất khu vực”. Và để cho sinh động, cho thuyết phục, ông mang giá phí ở Trung Quốc, và thậm chí là... Châu Âu ra để so sánh.
Chắc thứ trưởng chỉ là quên thôi. GDP bình quân đầu người Việt Nam 2015 nằm trong “top đáy”, chỉ ngang bằng mức GDP bình quân đầu người của Malaysia năm 1988, của Thái Lan năm 1993, Indonesia năm 2008, Philippines năm 2010 và Hàn Quốc tận năm 1982. Phải đến năm 2035 thì GDP bình quân đầu người VN mới đạt 10.000 USD, tương đương Malaysia... hiện nay.
Nghèo, nhưng mua xe đắt nhất thế giới.
Thu nhập tiền đồng nhưng đóng phí trong tương quan so sánh với nhân dân tệ, với euro, với USD, với GBP, với Marks.
Và để lăn bánh, ngoài phí trạm, đã phải nộp sẵn phí đường bộ trong xăng dầu.
Hôm qua, dù không có bất cứ một con số nào lượng hóa, Bộ GTVT nói đến “sức chịu đựng của người dân”.
Nhưng đó là sức chịu đựng nào vậy (?!) Nhưng ai đang là người phải chịu đựng vậy (?!)