Những biểu hiện của bệnh thoái hóa đốt sống cổ thường gặp nhất:
Hoa mắt, chóng mặt
Biểu hiện thoái hóa đốt sống cổ phổ biến nhất là hoa mắt, chóng mặt. Cột sống cổ càng hẹp, càng chênh lệch với độ cong của cơ thể thì nguy cơ bị thoái hóa đốt sống cổ càng nặng, thậm chí người bệnh không có khả năng đi thẳng đứng.
Tay chân tê bì
Khi bệnh thoái hóa đốt sống cổ phát triển đến một mức độ nhất định sẽ gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho cơ thể do lượng máu cung cấp cho cơ thể không đủ, thậm chí gây tê bì tay chân. Một khi cơ thể có những triệu chứng như vậy thì phải hết sức chú ý, chứng tỏ bạn đã có dấu hiệu bị thoái hóa đốt sống cổ.
Thoái hóa đốt sống cổ nặng có thể gây đột quỵ
Ở nhiều bệnh nhân lâm sàng, thoái hóa đốt sống cổ nặng còn có thể gây đột quỵ. Nguyên nhân chủ yếu là do cột sống cổ có vấn đề, có thể gây ra các bệnh về tim và mạch máu não. Việc thiếu máu cục bộ nghiêm trọng có thể xảy ra nếu máu cung cấp cho não không đủ.
Trong nhiều trường hợp đột quỵ, 90% là do thoái hóa đốt sống cổ nặng. Vì vậy, khi bạn có vấn đề về cột sống cổ thì phải hết sức lưu ý.
Nguyên nhân gây ra các vấn đề về đốt sống cổ:
Do ngồi sai tư thế
Căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ không chỉ liên quan đến thói quen hàng ngày mà còn có mối quan hệ không thể tách rời với việc phụ thuộc lâu dài vào các sản phẩm điện thoại di động. Đặc biệt, dân văn phòng ngồi làm việc một chỗ, không vận động, nhìn máy tính lâu cột sống cổ cũng sẽ đột nhiên mỏi.
Do căng thẳng
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ, trong đó có nguyên nhân bắt nguồn từ mệt mỏi, căng thẳng, việc vận động không tốt khiến một số bộ phận của cột sống cổ bị tổn thương.
Do lão hóa
Ngay cả khi bạn rất chú ý đến các vấn đề về cột sống cổ, bạn vẫn không thể thay đổi các bệnh về cột sống cổ do lão hóa thể chất gây ra.
Khi lớn tuổi, độ cong của cột sống cổ cũng sẽ biến dạng, nếu nặng, thậm chí bạn có thể bị thoát vị đĩa đệm và tăng sản đĩa đệm. Nó không chỉ khiến cơn đau tăng lên mà thậm chí còn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bạn.
Cách cải thiện thoái hóa đốt sống cổ:
Thay đổi tư thế hàng ngày
Nếu bạn muốn hạn chế tác động của chứng thoái hóa đốt sống cổ, bạn phải bắt đầu điều chỉnh từ tư thế đứng, đi, ngồi hàng ngày. Chỉ có như vậy bạn mới có thể giảm bớt sự chèn ép lên cột sống cổ và giảm khả năng biến chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
Massage thường xuyên
Một khi phát hiện cột sống cổ có bất kỳ triệu chứng khó chịu nào, bạn có thể thường xuyên xoa bóp, day ấn vùng vai, cổ và cột sống cổ theo phương pháp nhào nặn. Nó sẽ làm giảm các triệu chứng khó chịu ở một mức độ nhất định, nhưng đây không phải là biện pháp lâu dài. Bạn cần phối hợp điều trị từ các phương diện khác, chỉ có như vậy, bạn mới có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
Chườm nóng hàng ngày
Nếu bạn đã có triệu chứng khó chịu vùng cột sống cổ thì có thể chườm nóng.
Nó có thể thúc đẩy lưu thông máu ở cột sống cổ. Nhờ đó, cơ bắp bạn được giải tỏa. Cột sống cổ sau khi chườm nóng sẽ ở trạng thái thư giãn hơn.
Bạn cần chườm nóng trong vòng 15 phút mỗi lần. Nếu bạn kiên trì trong thời gian dài sẽ phát huy tác dụng trong việc phục hồi chức năng cột sống cổ, đồng thời có thể làm giảm triệu chứng co cứng cơ và cột sống cổ.
Điều chỉnh độ cao của gối
Nếu bạn muốn thay đổi cảm giác khó chịu do cột sống cổ gây ra, bạn cũng nên kiểm soát độ cao của gối khi ngủ vào ban đêm. Độ cứng của gối tùy theo sở thích của bạn, nhưng gối không nên quá cao, nếu không lượng máu cung cấp lên não sẽ không đủ, cơn đau ở cột sống cổ càng rõ rệt hơn.
Chú ý đến độ ấm của vai và cổ
Đối với người bị thoái hóa đốt sống cổ, trong sinh hoạt hàng ngày phải giữ ấm vai và cổ, một khi có bất kỳ cơn gió lạnh nào, bạn sẽ cảm thấy khó chịu ở vùng cột sống cổ. Vào mùa hè, bạn nên đặt điều hòa ở mức nhiệt độ 25-27 độ C. Nếu để lạnh, bệnh thoái hóa đốt sống cổ của bạn sẽ trở nên trầm trọng và cơ thể cảm thấy khó chịu hơn.