Không ăn cà chua khi đói
Chất pectin và nhựa phenolic có nhiều trong cà chua. Khi bạn ăn cà chua vào những lúc đói, những chất này có thể phản ứng với axit, ảnh hưởng lớn đến dạ dày. Dạ dày tiêu thụ những chất này có thể gây nên tình trạng nôn mửa, đau bụng.
Không dùng cà chua nấu chín trong thời gian dài
Khi bạn sử dụng cà chua đã bị nấu chín kỹ hoặc để trong thời gian dài, dinh dưỡng và hương vị sẽ bị mất đi. Bên cạnh đó, nếu bạn ăn phải cà chua không còn chất dinh dưỡng có thể gây nên tình trạng ngộ độc thực phẩm, không tốt cho sức khỏe, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.
Không nên ăn nhiều hạt cà chua
Hạt cà chua cũng như hạt ổi, trong đường ruột, không tiêu hóa được. Trong quá trình vận chuyển thức ăn của đường ruột, nó có thể lọt vào ruột thừa dễ gây viêm ruột thừa. Không nên cho trẻ ăn những thực phẩm có nhiều hạt, đặc biệt là những hạt có kèm theo chất camen dễ gây táo bón.
Không ăn quá nhiều cà chua
Ăn quá nhiều cà chua có thể dẫn tới hiện tượng cơ thể không dung nạp loại thực phẩm này dù chỉ một lượng nhỏ. Nếu tình trạng không được chữa kịp thời, để lâu ngày, bệnh kéo dài sẽ dẫn tới các bệnh nghiêm trọng hơn về đường tiêu hóa như đau dạ dày và bí khí
Không ăn cà chua xanh
Cà chua chưa chín có chứa số lượng lớn các yếu tố alkaloid nếu tiêu thụ sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm. Các triệu chứng ngộ độc do ăn cà chua xanh thường là buồn nôn, nôn mửa, tiết nước bọt, yếu sức, mệt mỏi và các triệu chứng khác... thậm chí trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng.