Mối nguy hại từ vết cắn của vật nuôi

Kim Đồng |

Nhiều trường hợp người dân không may bị vật nuôi trong nhà tấn công khiến cơ thể bị tổn thương nặng, đặc biệt là trẻ em. Tuy nhiên khi tình huống xảy ra, người nhà và nạn nhân lại hốt hoảng, lo sợ không biết cách xử lý đúng dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Gần đây, nhiều trường hợp người dân bị vật nuôi (chó, mèo…) tấn công dẫn đến tổn thương nghiêm trọng. Qua tìm hiểu, thông tin từ Bệnh viện Nhi Đồng 1 TPHCM: cháu trai T.L. (1 tuổi, quê Đắk Lắk) bị chó cắn rất nặng, mũi bị mất gần hết. Người nhà cháu L. cho biết, mọi người đang bận công việc dưới bếp nên để cháu L. chơi 1 mình trên nhà. Tại đây, cháu L. lấy cọc tre đánh vào một con chó và bất ngờ bị nó lao vào cắn khiến rách mặt...

Trường hợp cháu T. T. Q. (8 tuổi, ở Phú Bình, Thái Nguyên) do quý mến chó nên đã bế chó con chơi. Ngay lập tức, cháu Q. bị chó mẹ (chó của nhà hàng xóm) nặng khoảng 20 kg tấn công vào mặt, gây rách mắt, đứt lệ quản… Ngoài ra, nhiều trường hợp khác do chơi với mèo và những vật nuôi khác cũng bị những con vật này tấn công dẫn đến tổn thương nặng.

Sơ cứu khi bị vật nuôi cắn

Bác sĩ Nguyễn Viết Hậu - Phó trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho biết, khi không may bị chó hoặc mèo cắn gây tổn thương nặng, trường hợp chảy máu nhiều kèm với triệu chứng đau đôi khi gây nên tình trạng sốc, tương tự các loại sốc chấn thương với biểu hiện như mặt tím tái, da xanh, có thể không nói được, ngất xỉu… Lúc này cần trấn an nạn nhân.

“Vết thương chảy máu nhiều phải dùng gạc sạch, khăn sạch, thậm chí áo sạch… băng bó lại vết thương. Trường hợp chảy máu quá nhiều cần tạo một nút (nút thắt) bằng việc lấy khăn nhỏ (khăn trẻ em) tạo nút thắt đặt ở vùng mạch máu đang chảy rồi cuốn băng gạc lại. Cần quấn đúng cách để giữ vị trí chèn vào mạch máu để máu không chảy. Nếu garo sẽ bị thiếu máu nuôi ở những vùng sau. Tạo nút thắt để chèn đúng vào vị trí mạch máu chảy rồi lấy băng cuốn lại, cố định vết thương... và nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất”, bác sĩ Hậu nói.

Nếu theo dõi không chính xác, không kịp thời thì có thể gây nhiễm trùng, dẫn đến các mối nguy hiểm như nguy hiểm tức thời (sốc do chấn thương, sốc mất máu), nhiễm trùng, bệnh uốn ván (bệnh phong đòn gánh) và bệnh dại (do virut dại gây ra, truyền qua nước bọt của vật nuôi, có thể gây viêm não do vi rút dại dễ dẫn đến tử vong).

Không nên điều trị bằng phương pháp dân gian như: đắp các loại lá, các loại thuốc (thuốc lá) và đắp thuốc nam sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn uốn ván phát triển, gây nên bệnh uốn ván; không nên làm thịt vật nuôi đó vì cần theo dõi biểu hiện vật nuôi có bị dại hay không để có kế hoạch điều trị kịp thời cho nạn nhân và phòng ngừa trong cộng đồng. Bên cạnh đó, việc nhiều người không đi tiêm ngừa dại vì  cho rằng ảnh hưởng tới trí thông minh cũng tiềm ẩn nguy hiểm…

“Việc điều trị vết thương do vật nuôi cắn khá dễ dàng nếu chúng ta sơ cấp cứu đúng cách theo hướng dẫn trên. Vết thương mất da nhiều có thể ghép da; cần phòng ngừa nhiễm trùng vết thương...”, bác sĩ Hậu cho biết thêm.

Tiêm ngừa thường xuyên

Cũng theo bác sĩ Nguyễn Viết Hậu, nếu không may bị chó dại cắn, không nên hoảng loạn mà phải nhanh chóng đến cơ sở y tế. Tại đây, ngoài tiêm vắc xin để phòng ngừa lâu dài, các bác sĩ còn tiêm huyết thanh kháng dại ở nạn nhân có nguy cơ (vùng dịch bệnh, vật nuôi không theo dõi được, vết cắn ở đầu, cổ...) vì nếu không chủ động đưa "đội quân" vào cơ thể thì việc lên cơn dại (viêm não do vi rút dại), có thể dẫn đến tử vong. 

“Ở trẻ 5 tuổi trở lên, trẻ rất năng động dễ xảy ra tổn thương do tác động từ môi trường bên ngoài nên đưa con đi tiêm ngừa theo chu kỳ, hạn chế việc cho trẻ tiếp xúc với chó, mèo... để tránh nguy cơ bị vật nuôi tấn công", bác sĩ Hậu khuyến cáo.

Kim Đồng
TIN LIÊN QUAN

Cập nhật giá vàng sáng 23.9: Vàng nhẫn tăng cao kỷ lục

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng sáng 23.9: Kim loại quý đang neo ở ngưỡng kỷ lục nhiều tuần. Trong nước giá vàng nhẫn tròn trơn lên tới 80,5 triệu đồng/lượng.

Lãnh đạo Bệnh viện Mường Lát ký khống hồ sơ cho 18 sinh viên

Trần Lâm |

Thanh Hóa - 18 sinh viên không thực tập tại Bệnh viện Đa khoa huyện Mường Lát nhưng vẫn được lãnh đạo bệnh viện này ký khống xác nhận.

Xảy ra động đất ở Mộc Châu

Đặng Tình |

Ngày 23.9, tại Sơn La, một trận động đất mạnh 3,3 độ richter xảy ra trên địa bàn huyện Mộc Châu.

Thanh Hóa công bố tình trạng khẩn cấp ở nhiều địa bàn

Trần Lâm |

Thanh Hóa - Sáng 23.9, UBND tỉnh đã công bố tình huống khẩn cấp ở nhiều nơi trên địa bàn.

Vụ phụ huynh “sợ” các khoản thu đầu năm: Kiểm điểm cô giáo

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Sau khi phụ huynh tại một trường tiểu học (ở thị xã Nghi Sơn) bức xúc, "thấy sợ" về các khoản thu đầu năm học, nhà trường đã kiểm điểm một cô giáo.

Hòa Bình di dời khẩn cấp người dân trong đêm, tránh sạt lở

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Tối 22.9, người dân ở tổ 1, phường Thống Nhất, TP Hòa Bình phải di dời khẩn cấp để đảm bảo an toàn, tránh sạt lở.

Người dân dỡ nhà, giao đất làm đường 57km qua Hà Nội

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Nhiều người dân huyện Mê Linh đồng loạt tháo dỡ nhà để bàn giao mặt bằng cho dự án Vành đai 4.

Cuộc sống của người dân khu tập thể cũ ở Hà Nội sau bão số 3

Nhật Minh - Minh Hạnh |

Hà Nội - Sống trong những khu tập thể cũ như A7 Tân Mai; G6A Thành Công… cư dân luôn nơm nớp lo, nhất là vào mùa mưa bão.