Tỏi
Hợp chất allicin trong tỏi đã được chứng minh có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để tối đa hóa lượng allicin hấp thụ cho cơ thể, tỏi tươi nên được băm nhỏ hoặc nghiền nát khi sử dụng.
Theo đó, có thể sử dụng tỏi khi chế biến thực phẩm, ngâm tỏi với giấm hay mật ong, hoặc ăn sống để phòng bệnh cúm mùa.
Gừng
Trà gừng nóng là phương pháp chữa trị hiệu quả các triệu chứng của bệnh cảm lạnh, cúm và đau họng tại nhà. Theo đó, người dùng có thể thêm mật ong và chanh khi dùng.
Lưu ý, những người bị sỏi mật, rối loạn chảy máu và những người đang dùng một số loại thuốc như aspirin và warfarin nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng gừng. Đặc biệt, tránh dùng gừng hai tuần trước hoặc sau khi phẫu thuật.
Mật ong
Mật ong được xem là một trong những thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng và phòng cảm cúm hiệu quả. Một tách trà gừng mật ong, trà mật ong chanh sả… là những đồ uống đơn giản, dễ làm và có tác dụng phòng và điều trị bệnh cúm, nâng cao sức đề kháng lúc giao mùa.
Lưu ý, không nên sử dụng mật ong cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi vì nguy cơ ngộ độc cao. Ngoài ra, sử dụng mật ong vào ban đêm cũng có gây sâu răng.
Trái cây chứa nhiều vitamin C
Vitamin C là chất dinh dưỡng quan trọng, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Theo đó, trong trái cây chứa nhiều vitamin C giúp chống lại bệnh cúm hiệu quả, có thể rút ngắn thời gian cơ thể nhiễm lạnh và ngăn ngừa bệnh tật, góp phần cải thiện hệ miễn dịch.
Một số loại trái cây chứa nhiều vitamin C bao gồm dâu tây, cà chua và trái cây họ cam quýt…
Thực phẩm giàu kẽm
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thực phẩm giàu kẽm có tác dụng cao trong việc phòng chống bệnh cúm. Kẽm có tác dụng chống khuẩn, kháng viêm, giúp tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, tốt cho người bệnh cảm cúm.
Ngoài thịt bò thì hàu, tôm cua, thịt gà, sữa chua, hạnh nhân… là các loại thực phẩm chứa nhiều kẽm, bạn có thể sử dụng để bổ sung lượng kẽm cần thiết giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch.