Bệnh cao huyết áp là gì?
Cao huyết áp còn gọi là tăng huyết áp, là trình trạng máu lưu thông với áp lực tăng liên tục. Nếu áp lực máu đẩy vào thành động mạch khi tim bơm máu tăng cao kéo dài, có thể gây tổn thương tim, đột quỵ và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác nếu không chữa trị, ổn định huyết áp kịp thời.
Cao huyết áp không thể chữa dứt điểm. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng hằng ngày và tránh xa những loại thực phẩm có có hại cho sức khỏe.
Muối
Muối làm tăng tính thấm của màng tế bào và gây tăng nước trong thành tế bào, thành mạch tăng cường lực gây co mạch, sức cản ngoại vi tăng gây tăng huyết áp và không tốt cho tim mạch.
Những người bị tăng huyết áp chỉ nên dùng tối đa 1.500ml muối mỗi ngày. Hình thành thói quen ăn nhạt sẽ tốt hơn cho sức khỏe của bạn.
Không nên ăn thực phẩm muối chua và thực phẩm đóng gói sẵn
Do muối có khả năng ngăn chặn sự phân rã của thực phẩm nên thường được dùng nhiều để bảo quản thực phẩm. Tất cả các loại rau củ muối như: cà, dưa, củ cải, cà rốt,... thường ngấm nhiều muối. Một miếng dưa muối có thể chứa tới 390mg muối.
Ngoài ra, theo cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) có đến 75% lượng muối được hấp thu vào cơ thể là từ nguồn thực phẩm đóng gói.
Do đó, người cao huyết áp nên hạn chế sử dụng các món ăn được muối chua và các thực phẩm đóng hộp sẵn như: Xúc xích, bánh pizza đông lạnh, nước sốt cà chua,....
Đồ cay nóng và tinh bột
Theo y học những thức ăn cay nóng hay thức ăn chứa nhiều tinh bột khiến tim đập nhanh hơn làm tăng nguy cơ tăng huyết áp.
Thức ăn nhiều năng lượng
Thức ăn chứa nhiều năng lượng (đường mía, đường glucose,...) là một trong những nguyên nhân gây béo phì. Khi béo phì, các dây thần kinh giao cảm bị căng thẳng làm huyết áp tăng. Do đó, huyết áp cao phổ biến hơn ở những người thừa cân hoặc béo phì.
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị, phụ nữ nên hạn chế lượng đường bổ sung ở mức sáu muỗng cà phê (24g) mỗi ngày. Với đàn ông, chín muỗng cà phê (36g) là đủ cho một ngày.
Mỡ và cholesterol
Các loại thực phẩm chiên rán, thịt mỡ làm tăng nguy cơ máu nhiễm mỡ, khiến động mạch xơ cứng làm tăng huyết áp.
Đồ uống chứa nhiều cồn
Rượu bia có thể làm cho tim đập nhanh hơn, mạch máu co lại, huyết áp tăng cao.
Mặt khác, rượu cũng làm hạn chế hiệu quả của các loại thuốc điều trị tăng huyết áp. Ngoài ra, rượu với hàm lượng calo cao phải được chuyển hóa ở gan và còn dẫn đến tăng cân.
Trà đặc
Trà đặc cũng là một nước uống mà nhiều người Việt Nam yêu thích. Trà đặc có nhiều chất kiềm có thể gây hưng phấn đại não, gây bất an, mất ngủ, làm tim đập loạn nhịp, huyết áp tăng cao. Nhất là loại hồng trà đặc, bệnh nhân cao huyết áp cần phải kiêng.
Tuy nhiên, uống trà xanh sẽ rất có lợi cho việc điều trị cao huyết áp. Trong nước trà xanh pha loãng có chất flavonoids là chất chống oxy hóa, góp phần phòng ngừa ung thư, phòng ngừa tăng cholesterol máu, giảm xơ vữa động mạch ở người bệnh tăng huyết áp.
Cà phê
Trong cà phê chứa cafein – chất này có thể làm kích thích nhịp đập của tim gây tăng huyết áp.