Những quan niệm sai lầm về căn bệnh từng khiến ca sĩ Cẩm Ly khốn khổ

An An (T/H) |

Căn bệnh viêm xoang khiến ca sĩ Cẩm Ly mất giọng, từng không thể đi hát trong 2 năm ròng, là căn bệnh khá phổ biến ở điều kiện khí hậu thời tiết nước ta. Viêm xoang có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, song nhiều người vẫn có những quan điểm sai lầm trong cách điều trị căn bệnh này.

Theo các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, bệnh viêm xoang hay còn gọi chung là viêm mũi xoang là bệnh lý khá phổ biến gặp ở mọi lứa tuổi ở Việt Nam. Viêm xoang là tình trạng viêm niêm mạc hô hấp lót trong các xoang cạnh mũi. Đây là tình trạng phù nề gây tăng tiết nhầy ở niêm mạc các xoang do một vài tác nhân nào đó gây tắc nghẽn xoang.

Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều quan niệm sai lầm trong cách điều trị căn bệnh này dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Bệnh việm xong có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Ảnh: benhtaimuihong.net.
Bệnh việm xong có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Ảnh: benhtaimuihong.net.

Dùng các bài thuốc dân gian không rõ nguồn gốc

Không ít người mách nhau chữa xoang bằng các loại thảo mộc bào chế theo kinh nghiệm dân gian. Tuy nhiên, phương pháp này tiềm ẩn nhiều rủi ro, vì công dụng và chất lượng thảo mộc chưa được kiểm định. Một số loại thuốc nhỏ mũi, điếu xông... có thể gây phù nề, bỏng rát niêm mạc mũi.

Không tích cực chữa sớm

Nhiều người nghĩ rằng, viêm mũi, viêm xoang chỉ là bệnh tạm thời và sẽ tự khỏi nên dẫn đến tâm lý chủ quan không tích cực điều trị, chỉ đến khi người bệnh những dấu hiệu bệnh trở nặng mới chữa. Chính việc chữa muộn gây ra những biến chứng nặng nề hơn, thời gian điều trị lâu và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

Lạm dụng thuốc kháng histamine, thuốc xịt co mạch

Khi cơ thể dị ứng, các tác nhân gây dị ứng sẽ tác động lên phức hợp protein và giải phóng ra histamin, gây phát ban, đỏ da, phù nề, khó thở, ngứa, ho…

Với viêm xoang, histamin sẽ gây hắt hơi, số mũi… Khi đó, sử dụng thuốc kháng histamin giúp điều trị triệu chứng. Nhóm thuốc kháng histamin chỉ có tác dụng với người bệnh viêm xoang có cơ địa dị ứng (dễ hắt hơi, sổ mũi khi tiếp xúc với môi trường bụi bẩn, phấn hoa, lông chó mèo…).

Nếu lạm dụng dài ngày, nhóm thuốc histamin còn gây tác dụng phụ như tăng huyết áp, ức chế hệ thần kinh trung ương, bệnh nhân chậm chạp, lơ mơ…

Tự ý mua thuốc về điều trị

Một trong những sai lầm hay gặp phải là người bệnh thường chủ quan, có thói quen sử dụng một số thuốc phổ biến trong việc điều trị viêm xoang đã từng được bác sĩ kê để giảm các triệu chứng như nhức đầu, sổ mũi, nghẹt mũi. Tuy nhiên, việc tự ý dùng thuốc rất nguy hiểm, không những ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh mà còn có thể gây ra các tác dụng phụ khác.

Rửa mũi sai cách

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý là phương pháp tốt, hỗ trợ điều trị viêm xoang. Tuy nhiên, nếu rửa quá nhiều và mạnh, dễ làm tổn thương niêm mạc mũi, gây viêm trầm trọng hơn.

Ca sĩ Cẩm Ly sinh năm 1970, quê gốc ở Bình Định, nổi tiếng cùng thời với Minh Tuyết, Đan Trường. Mới đây, nhạc sĩ Minh Vy bất ngờ tiết lộ Cẩm Ly bị thay đổi giọng vì bệnh viêm xoang nặng. Ca sĩ Cẩm Ly đã đi khắp nơi khám, thử qua nhiều loại thuốc nhưng bệnh tình vẫn không thuyên giảm. Việc dùng thuốc kháng sinh theo thời gian đã không còn hiệu quả, bệnh tình của Cẩm Ly ngày càng nặng hơn. Căn bệnh khiến chị từng không thể hát, giọng nói bị khàn đặc. Vợ chồng ca sĩ Cẩm Ly nhiều lần sang Singapore và Mỹ để nạo xoang. Bác sĩ khuyên nữ ca sĩ nên dừng hát trong thời gian điều trị.

An An (T/H)
TIN LIÊN QUAN

Bác sĩ "mách" 6 thói quen nhỏ không ngờ tránh bệnh mà nhiều người mắc

Bác sĩ Trần Quốc Khánh - Bệnh viện Việt Đức |

Gần như trong các gia đình đều có thành viên bị nhóm bệnh lý về xương khớp. Thế nhưng chỉ cần duy trì thói quen "nhỏ có võ" này là có thể đẩy lùi bệnh lý trên. Báo Lao Động xin giới thiệu đến độc giả trích dẫn bài viết về những thói quen dự phòng bệnh lý xương khớp của bác sĩ Trần Quốc Khánh, khoa Phẫu thuật cột sống (Bệnh viện Việt Đức).

Người có bệnh gì nên kiêng ăn cam để không nguy hiểm cho sức khỏe?

Thảo Anh (Dịch theo Livescience) |

Mặc dù được xem là "thần dược" của làn da, thể hình, hệ miễn dịch cơ thể song cam lại là "kẻ thù" của những người có bệnh trào ngược dạ dày, tiêu chảy hoặc đang dùng thuốc kháng sinh.

Những người có bệnh này cần kiêng ăn na để bảo vệ sức khỏe

Theo Gia đình&Xã hội |

Mùa na chín vừa ngon rẻ, vừa bổ dưỡng, tuy nhiên với một số người khi ăn na cần phải lưu ý một vài điều sau.

Vi phạm tại dự án khu đô thị mới Hạ Đình khắc phục đến đâu?

Nhóm Phóng viên |

Như Lao Động đã thông tin, chủ đầu tư dự án khu đô thị mới Hạ Đình để xảy ra việc làm mất bản vẽ cơ sở, chậm thực hiện nhà ở xã hội, nhà trẻ, khu khám bệnh.

Tiễn biệt PGS Đặng Bích Hà về với Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Vương Trần |

Hạnh phúc lớn nhất cuộc đời của PGS Đặng Bích Hà là gắn bó với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, làm hậu phương vững chắc, để Đại tướng chuyên tâm việc nước, việc quân.

Nhánh hầm chui ở cửa ngõ phía Nam TPHCM trước ngày thông xe

ANH TÚ - NGỌC ÁNH |

TPHCM - Nhánh hầm chui HC2 (hướng từ Quận 7 đi huyện Bình Chánh) thuộc nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ sẽ thông xe vào ngày 30.9.

Chi tiết Kết luận thanh tra kỳ thi lớp 10 THPT ở Thái Bình

NHÓM PV |

Thái Bình - Kết luận thanh tra của Thanh tra tỉnh lý giải vì sao ông Nguyễn Viết Hiển - Giám đốc Sở GDĐT bị kỷ luật cách chức.

Đông Triều là thành phố thứ 5 của tỉnh Quảng Ninh

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Ngày 28.9, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập các phường và thành phố Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

Bác sĩ "mách" 6 thói quen nhỏ không ngờ tránh bệnh mà nhiều người mắc

Bác sĩ Trần Quốc Khánh - Bệnh viện Việt Đức |

Gần như trong các gia đình đều có thành viên bị nhóm bệnh lý về xương khớp. Thế nhưng chỉ cần duy trì thói quen "nhỏ có võ" này là có thể đẩy lùi bệnh lý trên. Báo Lao Động xin giới thiệu đến độc giả trích dẫn bài viết về những thói quen dự phòng bệnh lý xương khớp của bác sĩ Trần Quốc Khánh, khoa Phẫu thuật cột sống (Bệnh viện Việt Đức).

Người có bệnh gì nên kiêng ăn cam để không nguy hiểm cho sức khỏe?

Thảo Anh (Dịch theo Livescience) |

Mặc dù được xem là "thần dược" của làn da, thể hình, hệ miễn dịch cơ thể song cam lại là "kẻ thù" của những người có bệnh trào ngược dạ dày, tiêu chảy hoặc đang dùng thuốc kháng sinh.

Những người có bệnh này cần kiêng ăn na để bảo vệ sức khỏe

Theo Gia đình&Xã hội |

Mùa na chín vừa ngon rẻ, vừa bổ dưỡng, tuy nhiên với một số người khi ăn na cần phải lưu ý một vài điều sau.