Những triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh liên cầu lợn

Vân Trang |

Bộ Y tế khuyến cáo, người dân không ăn sản phẩm từ lợn chưa được nấu chín; hoặc từ lợn ốm, chết; không ăn tiết canh lợn để phòng lây nhiễm liên cầu lợn sang người.

Tác nhân gây bệnh liên cầu lợn

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, tác nhân gây bệnh liên cầu lợn là một loại liên cầu khuẩn có tên là Streptococcus suis(S.suis). Vi khuẩn gram dương, hình cầu hay hình ô van, kỵ khí tùy tiện.

Ở động vật, vi khuẩn thường cư trú ở đường hô hấp trên, đặc biệt là xoang mũi và hạch hạnh nhân. Tuy nhiên, vi khuẩn cũng có thể có trong đường tiêu hóa và đường sinh dục của lợn.

Dựa vào đặc điểm của các polysaccharid ở lớp vỏ bọc vi khuẩn, người ta đã xác định vi khuẩn có 35 týp huyết thanh. Trong đó, S.suis týp II thường gây bệnh ở người.

S.suis sản xuất yếu tố dung huyết alpha và beta trên môi trường thạch máu cừu và ngựa.

S.suis chủ yếu sống ở lợn nhà nhưng đôi khi cũng tìm thấy ở các loài lợn rừng, ngựa, chó, mèo và chim.

S.suis có thể tồn tại lâu trong phân, nước, rác. Như vậy, môi trường đóng vai trò quan trọng trong quá trình truyền bệnh của vi khuẩn.

S.suis dễ bị tiêu diệt bởi các chất sát khuẩn và tẩy rửa, có thể điều trị hiệu quả bằng kháng sinh.

Nguồn truyền nhiễm

Bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn được cấp cứu tại bệnh viện. Nguồn ảnh: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW
Bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn được cấp cứu tại bệnh viện. Nguồn ảnh: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW
Bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn được cấp cứu tại bệnh viện. Nguồn ảnh: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Ổ chứa: Lợn nhà; có thể cả lợn rừng, ngựa, chó, mèo và chim. Các véc tơ có khả năng truyền bệnh bao gồm ruồi, gián, chuột

Thời gian ủ bệnh: Thời gian ủ bệnh ngắn, chỉ từ vài giờ đến 3 ngày.

Thời kỳ lây truyền: Hiện nay chưa được biết đầy đủ. Khả năng khi lợn bị bệnh, vi khuẩn S.suis biến đổi và tăng độc tính mới lây nhiễm cho người. Chưa thấy có sự lây truyền bệnh từ người sang người.

Phương thức lây truyền

Streptococcus suis có thể lây truyền qua người khi tiếp xúc với lợn bệnh hay lợn mang vi khuẩn qua các tổn thương nhỏ, trầy xước trên da của những người giết mổ, chế biến và ăn thịt lợn bệnh hay lợn mang vi khuẩn nấu không chín. Hiện nay, chưa có bằng chứng bệnh liên cầu khuẩn có thể lây trực tiếp từ người sang người.

Lợn mang vi khuẩn là nguồn lây nhiễm chính. Bệnh có thể truyền qua đường hô hấp, các chất bài tiết, máu của lợn bệnh, lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc lây qua kim tiêm nhiễm khuẩn.Vi khuẩn có thể vẫn có mặt ở hạch hạnh nhân của lợn sau khi đã được điều trị bằng kháng sinh penicillin.

Lợn nái có thể mang vi khuẩn trong tử cung và âm đạo. Lợn có thể bị nhiễm vi khuẩn ở bất kỳ tuổi nào. Khả năng nhiễm và gây bệnh của vi khuẩn ở lợn con cao hơn ở lợn trưởng thành. Các đàn lợn non trong trạng thái chịu stress và tiếp xúc với nguồn bệnh sẽ có khả năng phát bệnh cao.

Phân, chất độn chuồng, các loại thức ăn và nước uống trong chuồng nuôi có thể trở thành nguồn bệnh thứ cấp. Các động vật khác có khả năng truyền bệnh bao gồm ruồi, gián, chuột.

Biện pháp phòng bệnh

Bộ Y tế khuyến cáo, người dân nên chọn mua thịt lợn đã qua kiểm định của cơ quan thú y; tránh mua thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề. Cần nấu chín thịt lợn; không ăn lợn chết, không ăn các món ăn tái, đặc biệt là tiết canh lợn trong thời gian có dịch.

Những người có vết thương hở phải đeo găng tay khi tiếp xúc với thịt lợn tái hoặc sống; phải giữ các dụng cụ chế biến ở nơi sạch sẽ, rửa sạch tay và các dụng cụ chế biến sau khi tiếp xúc, chế biến thịt lợn. Dùng riêng các dụng cụ chế biến thịt sống và thịt chín.

Biện pháp chống dịch 

Khi nhận thấy có dịch liên cầu khuẩn, xảy ra thì phải xử lý đúng như xử lý một ổ dịch truyền nhiễm. Cụ thể như sau:

Tăng cường giám sát phát hiện các trường hợp bị bệnh nghi nhiễm liên cầu lợn ở người, nên đưa ngay đến bệnh viện để tổ chức cứu chữa kịp thời. Đặc biệt chú ý giám sát những đối tượng có tiếp xúc gần với lợn bị bệnh như người chăn nuôi, giết mổ và buôn bán lợn.

Nghiêm cấm hoàn toàn việc di chuyển và giết mổ lợn. Không giết mổ, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết phải tiêu huỷ đúng cách.

Lợn ốm, chết phải chôn, đổ thuốc sát khuẩn và tiêu huỷ. Chuồng trại và môi trường chăn nuôi phải phun thuốc sát khuẩn, khử khuẩn. Để trống chuồng 2 tuần mới nuôi lợn trở lại.

Lưu ý phát hiện sớm các trường hợp có biểu hiện viêm màng não và có tiếp xúc với lợn bị bệnh, chẩn đoán và điều trị kịp thời nhằm giảm tỷ lệ tử vong do biến chứng gây ra.

Vân Trang
TIN LIÊN QUAN

Ảnh hưởng của mạng xã hội đến sức khoẻ tâm thần

Hiếu Ngân |

Bên cạnh những lợi ích nhất định, mạng xã hội cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tâm thần của chúng ta.

4 lợi ích của việc ăn bong bóng cá đối với nam giới

HẠ MÂY (Theo aboluowang) |

Bong bóng cá chứa isinglass, rất giàu dinh dưỡng, có tác dụng bổ thận tráng dương. Dưới đây là 4 lợi ích của việc ăn bong bóng cá đối với nam giới.

Nhiễm liên cầu lợn, sốt 40 độ chỉ sau 1 ngày ăn tiết canh ở đám cưới

Hương Giang |

Ngày 14.3, thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, các bác sĩ vừa cấp cứu, điều trị cho 2 bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn.

Lần đầu thiết lập cầu vận chuyển miễn phí hàng cứu trợ bão lũ

phóng viên |

Lần đầu thiết lập cầu vận chuyển miễn phí hàng cứu trợ bão lũ.

Bão số 3 ảnh hưởng thế nào đến đường dây 500kV

Anh Tuấn |

Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, bão số 3 (Yagi) đã gây ra một số sự cố lưới điện 500kV, tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh, Hải Phòng.

Vờ mua vàng rồi mang vàng bỏ chạy, tên cướp bị bắt sau 3 giờ

DUY TUẤN |

Bình Thuận – Tên cướp đến tiệm vàng giả vờ mua vàng rồi mang theo vàng bỏ chạy. Công an đã bắt giữ đối tượng sau 3 giờ truy xét.

"Check VAR" lòi hồ sơ phông bạt những người làm màu

Tiến Nguyễn |

Sau công bố sao kê tiền ủng hộ của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, cộng đồng mạng đã "check VAR", từ đó lòi hồ sơ những người thích làm màu.

Thêm 3 người thoát nạn vụ lở núi ở Làng Nủ, Lào Cai

Đinh Đại |

Lực lượng chức năng ghi nhận thêm nhiều người tại thôn Làng Nủ (Bảo Yên, Lào Cai) trở về an toàn.