Phải làm gì khi mắc triệu chứng khó thở hậu COVID-19 và tập thở ra sao?

AN AN |

Triệu chứng khó thở hậu COVID-19 có thể tự hết sau một vài tuần khỏi bệnh nhưng cũng có thể kéo dài dai dẳng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sinh hoạt, giảm khả năng lao động. Bác sĩ Phạm Mạnh Hoàn – Cố vấn chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã tư vấn về vấn đề này.

Thời điểm cần đi khám hậu COVID-19

Nhiều người mắc COVID-19 đã khỏi bệnh nhưng vẫn còn mệt mỏi, khó thở kéo dài, thở gấp, hụt hơi khi gắng sức. Hiện các nhà nghiên cứu đã xác định được những bất thường trong phổi của những bệnh nhân mắc COVID-19 kéo dài. Virus đã gây ra một số bất thường dai dẳng trong cấu trúc vi mô của phổi hoặc hệ mạch phổi, ảnh hưởng đến trao đổi carbon dioxide và oxy.

Theo bác sĩ Phạm Mạnh Hoàn – Cố vấn chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh những tổn thương hay gặp nhất ở phổi là hình kính mờ, xơ hóa phổi, viêm phổi tổ chức, dày các vách liên tiểu thùy, khí phế thũng…

Nhiều F0 đã và đang điều trị vô cùng quan tâm thời điểm cần đến gặp bác sĩ hợp lý hậu COVID-19. Bác sĩ Phạm Mạnh Hoàn tư vấn cần đi cấp cứu hoặc gọi tổng đài Cấp cứu 115 khẩn cấp nếu xuất hiện cơn hụt hơi đột ngột, cảm thấy tức ngực hoặc khó nói.

Dấu hiệu cần đi cấp cứu ngay như xuất hiện cơn đau tức ngực; cơn đau nhói ngực lan đến cánh tay, lưng, hàm, cổ có thể kèm cơn đau nhói tim. Ngoài ra cần đi khám bác sĩ ngay nếu gặp các triệu chứng đi kèm như thở khò khè; khó chịu ở ngực, đau hoặc đau ngực; cổ họng căng cứng hoặc ho, nuốt sặc; khó thở ngay cả khi hoạt động nhẹ hoặc trong khi nghỉ ngơi; xuất hiện cơn khó thở trong đêm hoặc khi ngủ; phải đứng lên mới thở được; khó thở khi nói chuyện và khi hít vào hoặc nghẹt thở khi ăn uống

Những việc cần làm khi thấy khó thở hậu COVID-19

Khi bị khó thở, hoặc xuất hiện cơn khó thở đột ngột có thể khiến chúng ta cảm thấy hoảng loạn hoặc lo lắng. Điều này có thể làm cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Để cải thiện tình hình, Phạm Mạnh Hoàn đã hệ thống những việc cần làm sau:

  • Cần bình tĩnh, tập thở bằng cách hít thở sâu và thở ra chậm rãi
  • Thở mím môi
  • Hít hơi nước nóng, hoặc xịt thông mũi giúp đường thở thông thoáng hơn
  • Chọn tư thế ngồi thoải mái
  • Sử dụng quạt cầm tay để quạt không khí qua mũi và mặt có thể giúp loại bỏ cảm giác khó thở. Lực của luồng không khí trong khi hít sẽ giúp bạn cảm thấy như có thêm không khí vào phổi.
  • Uống trà gừng bằng cách cắt vài lát gừng tươi cho vào 2 cốc nước sôi. Đậy nắp trong 10 phút, cho thêm chanh và mật ong vào rồi uống, giúp dễ thở hơn.
  • Không hoạt động liên tục, đặc biệt tránh hoạt động khom lưng gập người như nghề bốc vác, khiêng đồ nặng, cần có thời gian nghỉ ngơi thường xuyên trong một hoạt động.
  • Chuẩn bị thiết bị đo áp độ bão hòa oxy trong máu ngoại biên (SpO2)
  • Làm việc với tần suất vừa phải, nhờ sự giúp đỡ từ người khác, không làm việc quá gắng sức
  • Bắt đầu với tập thể dục từ từ đi bộ đến khi khỏe mạnh có thể chạy bộ. Tuyệt đối không tập chạy khi bản thân thấy còn khó thở
  • Tập thở với các bài tập thở đơn giản như động tác thiền
  • Thở bụng thư giãn: Kỹ thuật thở này có thể giúp ích nếu bạn khó hô hấp sau khi thực hiện bất kỳ hoạt động nào. Nó có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn nếu bạn cảm thấy lo lắng hoặc hoảng loạn.

"Khó thở hậu COVID-19 xuất phát từ những tổn thương trên phổi như tình trạng phổi đông đặc, xơ hóa, kín mờ, sẹo, tổn thương ngoại biên… Bệnh nhân COVID-19 nặng phải thở máy, hay thở oxy có nguy cơ bị khó thở cao hơn so với người bình thường. Với người bệnh gặp tình trạng khó thở, hụt hơi, bác sĩ sẽ căn cứ vào triệu chứng, kết quả chụp X-quang, CT-Scan phổi để có hướng điều trị phù hợp" - bác sĩ Phạm Mạnh Hoàn nhận định.

AN AN
TIN LIÊN QUAN

Ho hậu COVID-19 có thể kéo dài bao lâu và phải làm gì khi ho dai dẳng?

THẢO ANH - MINH QUANG |

Sau khi khỏi COVID-19, nhiều người đã mắc phải những triệu chứng kéo dài và trong đó ho là một trong những dấu hiệu điển hình. Theo các bác sĩ điều trị tình trạng ho hậu COVID-19 có thể kéo dài đến 3 tháng và cần được đánh giá đúng nguyên nhân để ứng phó, xử trí phù hợp.

Khỏi bệnh bao lâu thì khám hậu COVID-19 và những triệu chứng cần khám ngay

Đỗ Hằng (Bệnh viện Bạch Mai) |

Các bệnh lý hậu COVID-19 đang là vấn đề khiến F0 hoang mang lo lắng. Khi nào nên đi khám bác sĩ và triệu chứng thế nào cần đi khám bác sĩ là những quan tâm hàng đầu. BSCKII. Trần Minh Thảo, Phó Trưởng khoa Khám bệnh theo yêu cầu, Bệnh viện Bạch Mai đã chia sẻ để làm rõ vấn đề này.

5 bí mật về ăn uống và lối sống của người Nhật Bản giúp sống lâu, khoẻ mạnh

AN AN (THEO BRIGHT SIDE) |

Nhật Bản là quốc gia có tuổi thọ cao nhất trên thế giới. Nếu tuổi thọ trung bình ở Thụy Sĩ là khoảng 83,4 thì ở Nhật Bản là 84,3. Tuy nhiên, điều quan trọng không chỉ là sống lâu, mà là sống vui vẻ và khỏe mạnh. Tờ Bright Side đã tìm ra những bí quyết mà người Nhật tận hưởng cuộc sống sau khi về hưu để giữ cho cơ thể trẻ lâu.


Khu đô thị Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội chưa hoạt động đã xuống cấp

KHÁNH AN |

Đã 14 năm kể từ thời điểm Hà Nội phê duyệt quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500, đến nay Khu đô thị Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội (quận Long Biên, Hà Nội) vẫn chưa đi vào hoạt động trong khi nhiều hạng mục đã xuống cấp.

Người dân gặp khó vì tuyến tỉnh lộ xuống cấp

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Khoảng 3km của tỉnh lộ 10A đoạn qua xã Phú Lương (huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế) xuống cấp nhiều năm nay khiến việc đi lại của người dân bị ảnh hưởng.

Đại học doanh thu nghìn tỉ, có trường 98% đến từ học phí

Vân Trang |

Cả nước có 6 trường đại học công lập và 3 trường tư thục có doanh thu từ 1.000 tỉ đồng trở lên. Trong đó, có 2 trường đạt trên 2.000 tỉ đồng.

Nước lũ thấm qua thân đê ở Thanh Hóa

Trần Lâm |

Thanh Hóa - Ảnh hưởng nước sông Mã dâng cao, áp lực lớn, một điểm đê ở huyện Vĩnh Lộc có hiện tượng thấm, rò nước qua thân đê.

Diễn viên trẻ và áp lực danh hiệu “ngôi sao phòng vé”

NGỌC DỦ |

Từ việc khẳng định tên tuổi với khán giả, nhiều diễn viên trẻ giờ đây còn phải chịu áp lực không nhỏ về kỳ vọng doanh thu phim thông qua danh tiếng của mình.