Mật ong: Vào năm 2015, các nhà khảo cổ học Mỹ khi khai quật những ngôi mộ cổ 3.000 năm tuổi ở Ai Cập đã phát hiện một số hũ mật ong vẫn còn tươi nguyên và có thể ăn được. Theo phân tích của các nhà khoa học, sở dĩ mật ong có thể tươi lâu đến như vậy là nhờ mật ong có hàm lượng đường cao, nên vi khuẩn không thể phát triển được. Đồng thời, mật ong còn chứa một lượng nhỏ oxy già, nên có thể ngăn chặn sự sinh sôi của các loài vi trùng. Vì vậy các bà nội trợ có thể yên tâm lưu giữ mật ong trong nhiều năm để dùng dần.
Gạo trắng: Gạo trắng có thể lưu giữ được 30 năm nếu được bảo quản trong hộp kín. Gạo nâu, tuy được coi là tốt cho sức khỏe hơn nhưng lại có thời hạn sử dụng ngắn hơn nhiều. Nếu thấy gạo nâu của bạn có dầu và mùi như sơn cũ thì tốt nhất hãy vứt chúng đi.
Xì dầu: Xì dầu có thể được dùng ít nhất trong 3 năm. Thời gian sử dụng tùy thuộc vào từng loại xì dầu. Khi mở nắp, nhiệt độ đi vào có thể khiến cho nấm mốc phát triển xung quanh nắp.
Giấm ăn: Giấm trắng hầu như không thay đổi sau một thời gian dài, nhưng các loại giấm khác (giấm nho, giấm táo,...) có thể thay đổi màu sắc hoặc xuất hiện cặn. Tuy nhiên, điều đó không hề ảnh hưởng đến sự an toàn của sản phẩm.
Socola đen: Nếu được bảo quản ở một nhiệt độ nhất định, socola có thể tồn tại trong vòng 2 năm hoặc lâu hơn mà không mất đi chất dinh dưỡng. Mọi người hãy bỏ nỗi lo sợ socola sẽ biến chất nếu để quá lâu.
Các loại hạt khô: Chỉ cần biết cách chế biến vào bảo quản thì các loại hạt khô có thể để được rất lâu. Nếu đựng trong bình kín và giữ khô ráo, chúng sẽ tươi ngon được trong nhiều năm và là một nguồn protein lớn cho con người. Tuy nhiên, nếu bị dính nước, chúng chỉ có thể để được trong vài tháng.
Đường và muối: Đây là hai loại thực phẩm có thời hạn sử dụng trong một thời gian dài vì có hàm lượng đường và muối cao. Nếu muối và đường được bảo quản trong hộp kín chống ẩm, chúng có thể sử dụng vô thời hạn. Nhưng nếu có thêm chất phụ gia, như thêm iốt vào muối, có thể làm giảm tuổi thọ của muối xuống còn khoảng 5 năm.