BRICS Plus xuất kích

Ngạc Ngư |

Cuộc gặp cấp cao trực tuyến vừa qua là hoạt động chung chính thức đầu tiên của nhóm BRICS Plus, tức là của 5 thành viên lâu nay của nhóm BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) cùng với 6 thành viên mới trong tương lai (từ ngày 1.1.2024) là Saudi Arabia, Ai Cập, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Argentina, Iran và Ethiopia.

Cuộc gặp này được tổ chức theo đề nghị của Nam Phi (hiện vẫn còn là chủ tịch đương nhiệm của nhóm) và Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres được mời tham dự. Đây cũng là lần đầu tiên nhóm này tổ chức một cuộc gặp cấp cao bất thường, cho dù với hình thức trực tuyến. Gặp cấp cao trực tuyến vốn nguyên thủy là cách duy trì hoạt động ngoại giao trong bối cảnh đại dịch hoành hành trên thế giới, nhưng rồi đã dần trở nên rất phổ biến kể cả sau khi đại dịch đã được khắc phục.

Nguyên cớ khiến nhóm này họp cấp cao bất thường là chiến sự giữa Hamas và Israel cùng với mọi hệ lụy và tác động của nó về nhiều phương diện đối với các bên liên quan, đối với an ninh và ổn định ở khu vực Trung Đông, cũng như đối với cả thế giới.

Bên ngoài có thể nhận thấy nhóm BRICS Plus chủ ý gây dựng vai trò và ảnh hưởng chính trị thế giới, muốn trở thành và được công nhận là hạt nhân của tập hợp lực lượng "phương Nam toàn cầu" làm đối trọng về chính trị thế giới với khối các nước phương Tây.

Cuộc chiến hiện tại giữa Hamas với Israel nói riêng và toàn bộ cuộc xung khắc giữa Israel với Palestine nói chung vốn ngay từ khởi thủy ban đầu đã mang bản chất và được nhìn nhận chung là xung khắc giữa thế giới Hồi giáo và Arab với thế giới phương Tây. Trong số các thành viên mới của nhóm BRICS Plus lại có nhiều thành viên mới là quốc gia Hồi giáo và Arab. Vì thế, nhóm BRICS Plus không thể không biểu lộ quan điểm chung về cuộc chiến này nếu muốn gây dựng vai trò và ảnh hưởng chính trị thế giới. Cũng còn có thể nói chính cuộc chiến này đã tạo cơ hội cho nhóm BRICS Plus xuất kích gây dựng vai trò và ảnh hưởng chính trị thế giới.

Cứ theo những phát biểu của các thành viên nhóm BRICS Plus tại cuộc gặp cấp cao trực tuyến này thì nhóm không thể hiện rõ đứng hẳn về phe nào giữa hai phe trong cuộc chiến kia. Tuy nhiên, trong bản tuyên bố chung của cuộc gặp có nhiều điểm bất lợi cho Israel. Tuyên bố chung không phê phán hay lên án đích danh Israel hay Hamas nhưng khẳng định sự ủng hộ dành cho giải pháp chính trị hòa bình cho tổng thể cuộc xung khắc giữa Israel và Palestine, cùng với việc thành lập nhà nước Palestine độc lập và có chủ quyền đầy đủ.

Nhóm này yêu cầu phải đảm bảo an toàn cho thường dân và hoạt động cứu trợ nhân đạo và khẩn cấp. Nhóm này lên án mọi hành vi bạo lực và tội ác chiến tranh, phản đối mọi hành động và hình thức bạo lực đẩy người Palestine ra khỏi dải Gaza. Những phát biểu của Trung Quốc và Nga tuy không nêu đích danh bên nào nhưng không thể khiến Israel không cảm thấy bị bất lợi nhiều hơn là thuận lợi.

Quan điểm, thái độ của Nam Phi nổi bật nhất. Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa công khai phê phán Israel nặng nề. Quốc hội Nam Phi còn quyết định đóng cửa đại sứ quán của Israel ở thủ đô Pretoria của Nam Phi.

Cuộc gặp cấp cao trực tuyến này cùng với sự thể hiện quan điểm riêng của các thành viên và quan điểm chung cho cả nhóm cho thấy nhóm BRICS Plus đã khởi hành đi trên con đường nhằm vươn tới ảnh hưởng và vai trò chính trị thế giới. Nó phản ánh cách tiếp cận của nhóm nhằm đạt được mục tiêu này là BRICS Plus phải thể hiện quan điểm, thái độ về tất cả những vấn đề chính trị và chính trị an ninh thời sự của thế giới mà quan điểm, thái độ ấy phải là riêng của nhóm và chung của các thành viên nhóm. Cũng có thể nói rằng nhóm này đang tự định vị trong chính trị thế giới và quan hệ quốc tế.

Ngạc Ngư
TIN LIÊN QUAN

Thêm một nước nộp đơn xin gia nhập BRICS

Khánh Minh |

Pakistan kỳ vọng được chấp thuận gia nhập nhóm BRICS vào năm sau trong thời gian Nga làm chủ tịch.

Tổng thống Nga Putin dự hội nghị thượng đỉnh BRICS khẩn cấp

Khánh Minh |

Tổng thống Nga Vladimir Putin dự hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp với các nhà lãnh đạo nhóm BRICS trong ngày 21.11.

Dự báo thời điểm BRICS vượt G7 về sức mạnh kinh tế

Ngọc Vân |

Tỉ trọng của BRICS trong GDP toàn cầu tính theo PPP sẽ cao hơn gấp đôi so với G7 vào năm 2040.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội công bố 2 Nghị quyết về nhân sự

PHẠM ĐÔNG |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn kết quả bầu ông Hà Sỹ Huân giữ chức vụ Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Bắc Kạn.

Người dân Làng Nủ bắt đầu cuộc sống mới sau bão lũ

Đinh Đại |

Lào Cai - Sau một tháng xảy ra trận lũ quét, người dân thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh (Bảo Yên) đã quay trở lại với cuộc sống thường ngày.

Tổ chức Nhật Bản chống vũ khí hạt nhân nhận Nobel Hòa bình

Thanh Hà |

Giải Nobel Hòa bình 2024 được trao cho tổ chức Nhật Bản Nihon Hidankyo cho những nỗ lực có được "một thế giới không có vũ khí hạt nhân".

Dự án mở đường ở Hà Nội có gần 10 năm nhưng chưa thấy làm

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Được phê duyệt chủ trương đầu tư năm 2015 song dự án mở rộng ngõ 381 Nguyễn Khang đến nay vẫn chưa triển khai thi công, ảnh hưởng cuộc sống người dân.

Báo Lao Động khánh thành trụ sở văn phòng đại diện tại Quảng Ninh

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Sáng 11.10, báo Lao Động khánh thành trụ sở Văn phòng đại diện Đông Bắc Bộ tại Quảng Ninh; trao 520 triệu đồng hỗ trợ CNVCLĐ sau bão số 3.

Thêm một nước nộp đơn xin gia nhập BRICS

Khánh Minh |

Pakistan kỳ vọng được chấp thuận gia nhập nhóm BRICS vào năm sau trong thời gian Nga làm chủ tịch.

Tổng thống Nga Putin dự hội nghị thượng đỉnh BRICS khẩn cấp

Khánh Minh |

Tổng thống Nga Vladimir Putin dự hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp với các nhà lãnh đạo nhóm BRICS trong ngày 21.11.

Dự báo thời điểm BRICS vượt G7 về sức mạnh kinh tế

Ngọc Vân |

Tỉ trọng của BRICS trong GDP toàn cầu tính theo PPP sẽ cao hơn gấp đôi so với G7 vào năm 2040.