Đảo đá chưa từng được biết ở sông băng "ngày tận thế" của Nam Cực

Thanh Hà |

Các nhà khoa học đã phát hiện ra vùng nước ấm dưới sông băng Thwaites ở Nam Cực với nguy cơ ảnh hưởng tới mực nước biển toàn cầu. Trong cuộc nghiên cứu mới về sông băng Thwaites, một hòn đảo chưa từng được biết tới đã được phát hiện.

Một hòn đảo chưa từng được biết tới đã được phát hiện ở Nam Cực sau khi băng tan chảy do nhiệt độ cao.

Các nhà khoa học của nhóm nghiên cứu ngoài khơi Thwaites (THORS) đã phát hiện ra bờ đá của hòn đảo này khi tàu của họ đi qua vịnh Đảo Thông (Pine Island Bay), theo Daily Mail.

Hòn đảo mới được phát lộ được nhóm nghiên cứu đặt tên là Sif, tên của nữ thần sinh sản và gia đình của Bắc Âu, vợ của chiến thần Thor.

Các nhà nghiên cứu trên tàu Nathaniel B. Palmer hiện đang nghiên cứu sông băng Thwaites ở vịnh Đảo thông, một trong những sông băng tan chảy nhanh nhất ở Nam Cực.

Nhóm nghiên cứu không biết đảo này đã được phát lộ trong bao lâu nhưng cho rằng nguyên nhân hòn đảo này có thể nhìn thấy được là bởi nhiệt độ cao do biến đổi khí hậu.

Thủy thủ đoàn tàu Nathaniel B. Palmer được cho là những người đầu tiên đặt chân lên bờ đá đảo Sif. Ảnh: Mail.
Thủy thủ đoàn tàu Nathaniel B. Palmer được cho là những người đầu tiên đặt chân lên bờ đá đảo Sif. Ảnh: Mail.
Thủy thủ đoàn tàu Nathaniel B. Palmer được cho là những người đầu tiên đặt chân lên bờ đá đảo Sif. Ảnh: Mail.
Thủy thủ đoàn tàu Nathaniel B. Palmer được cho là những người đầu tiên đặt chân lên bờ đá đảo Sif. Ảnh: Mail.

Diện tích đảo Sif không đủ lớn để nhìn từ không gian. Những người vẽ bản đồ cho tổ chức khảo sát Nam Cực của Anh ước tính hòn đảo đá granit này có diện tích gần 60.000m2.

Các nhà nghiên cứu hy vọng có thể tiết lộ thêm về hòn đảo và cách thức hòn đảo phát lộ trước khi kết thúc cuộc khảo sát vào cuối tháng Ba.

Theo các nhà nghiên cứu, các con tàu hiếm khi đi xa về phía nam như Nathaniel B. Palmer nên thủy thủ đoàn có lẽ là những người đầu tiên khám phá hòn đảo và có thể là người đầu tiên đặt chân tới những bờ đá của đảo Sif.

Trong quá trình nghiên cứu về sông băng Thwaites, đầu năm nay, các nhà khoa học đã phát hiện ra vùng nước ấm dưới sông băng này.

"Vùng nước ấm ở khu vực xa xôi này của thế giới, sẽ đóng vai trò như một lời cảnh báo cho tất cả chúng ta về những thay đổi khủng khiếp với hành tinh do biến đổi khí hậu mang lại" - USA Today dẫn lời David Holland, giám đốc một phòng thí nghiệm của Đại học New York, đơn vị tiến hành nghiên cứu, nói.

"Nếu những vùng nước này đang khiến sông băng tan chảy ở Nam Cực, sẽ dẫn tới sự thay đổi mực nước biển có thể nhận ra được ở nhiều khu vực có dân cư sinh sống trên thế giới" - ông nói thêm.

Với diện tích khoảng 191.659 km2, sông băng có diện tích tương đương bang Florida, Mỹ và đặc biệt nhạy cảm với những thay đổi khí hậu và đại dương, theo cơ quan Hợp tác quốc tế sông băng Thwaites.

Sông băng này được mệnh danh là "ngày tận thế". Hiện sông băng Thwaites đang là một trong những khu vực tan chảy nhanh nhất của Nam Cực, Live Science cho hay.

Nhiều nhà khoa học xem sông băng Thwaites là một trong những sông băng quan trọng nhất và dễ tổn thương nhất trên thế giới liên quan tới sự gia tăng mực nước biển toàn cầu trong tương lai. Sự tan chảy của sông băng sẽ làm tăng mực nước biển toàn cầu, có thể áp đảo các khu vực có dân cư sinh sống hiện có, theo đại học New York.

Hơn 30 năm qua, lượng băng tan chảy từ sông băng Thwaites và các sông băng bên cạnh nó đã tăng gần gấp đôi. Thêm vào đó, băng chảy từ Thwaites vào biển Amundsen chiếm khoảng 4% mực nước biển dâng trên toàn cầu.

Việc sông băng bị tan chảy hoàn toàn có thể dẫn tới mực nước biển tăng khoảng 0,6m và các nhà khoa học muốn tìm hiểu xem việc này diễn ra sẽ nhanh thế nào.

"Chúng tôi hiểu rằng nước biển ấm lên đang làm xói mòn nhiều sông băng ở tây Nam Cực nhưng chúng tôi đặc biệt quan tâm tới sông băng Thwaites" - Keith Nicholls -  nhà hải dương học của tổ chức khảo sát Nam Cực của Anh cho biết.

Theo ông, dữ liệu mới nhất sẽ cung cấp một góc nhìn mới về tiến trình đang diễn ra để đưa ra những dự đoán về biến đổi trong tương lai với cơ sở vững chắc hơn.

Các biện pháp đo đạc của các nhà khoa học đã được thực hiện từ đầu tháng 1 sau khi nhóm nghiên cứu tạo ra một lỗ sâu gần 600m và triển khai một thiết bị cảm biến đại dương để đo nhiệt độ của nước di chuyển dưới sông băng này.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Kinh ngạc hiện tượng 'tuyết máu' kì dị xâm chiếm đảo Nam Cực

Bảo Châu |

Hiện tượng "tuyết máu" kì dị xuất hiện vào mùa hè ở Nam Cực, thời điểm nhiệt độ cao kỷ lục, làm tan chảy băng tuyết  khiến tuyết đỏ như máu xuất hiện rải rác ở Nam Cực.

Biến đổi khí hậu và COVID-19: Gia tăng nguy cơ các bệnh truyền nhiễm mới

Bảo Châu |

Dịch bệnh COVID-19 khiến hơn 75.000 người bị lây nhiễm trên thế giới. Đây không phải là lần đầu tiên và lần cuối cùng thế giới đối phó với sự bùng phát dịch bệnh toàn cầu, biến đổi khí hậu và những hệ luỵ của nó sẽ còn gây ra nhiều mối đe doạ trầm trọng hơn đối với cuộc sống con người.

Nam Cực mất ba nghìn tỷ tấn băng trong 25 năm

THEO THU THẢO - VNEXPRESS |

Tốc độ băng tan ở Nam Cực tăng nhanh và mực nước biển dâng cao khiến giới khoa học lo ngại về môi trường Trái Đất trong tương lai.

Bắc Ninh tiếp tục sơ tán 450 hộ dân trong đêm

Vân Trường |

450 hộ dân trong một khu phố ở TP Bắc Ninh đã được sơ tán đến nơi an toàn vào rạng sáng nay khi mực nước sông khu đê bối dâng cao, có dấu hiệu tràn qua mặt đê.

Bản tin công đoàn: Tăng lương với giáo viên hợp đồng 111

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung sau: Tổng LĐLĐVN kêu gọi quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão; Giáo viên ký hợp đồng 111 có được tăng lương?...

181 người chết, 145 người mất tích do ảnh hưởng bão số 3

Khương Duy |

Đến 22h ngày 11.9, có 181 người chết, 145 người mất tích. Số người chết, mất tích do ảnh hưởng cơn bão số 3 hôm qua tăng 126 trường hợp.

Mỹ chỉ trích Israel vì sát hại nhầm một người biểu tình

Bùi Đức |

Nhà Trắng phản ứng trước thông tin Israel vô tình sát hại một người biểu tình quốc tịch Mỹ.

Ukraina ngày càng bị Nga dồn ép rút khỏi Kursk

Khánh Minh |

Quân đội Nga được cho là đang đẩy lùi quân Ukraina ở tỉnh Kursk của Nga.