Dấu ấn nổi bật của Việt Nam trong khóa họp đầu tiên tại Hội đồng Nhân quyền

Thanh Hà |

Khóa họp thứ 52 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc bế mạc ngày 4.4 với 43 nghị quyết được thông qua, trong đó có Nghị quyết về kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (UDHR), 30 năm Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) do Việt Nam đề xuất, soạn thảo. Diễn ra từ ngày 27.2, đây là khóa họp đầu tiên của Việt Nam trên cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền, nhiệm kỳ 2023-2025.

Nhiều hoạt động tích cực

Hội đồng Nhân quyền hoàn thành chương trình khóa họp 52 với khối lượng công việc nhiều và thời gian họp dài kỉ lục. Khóa họp diễn ra chủ yếu theo hình thức trực tiếp trong hơn 1 tháng - từ ngày 27.2 đến ngày 4.4.

Tại khóa họp, Hội đồng Nhân quyền cũng đã xem xét, thảo luận khoảng 80 báo cáo; tham vấn, xem xét thông qua 43 dự thảo nghị quyết chuyên đề; thông qua các báo cáo về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) của 14 quốc gia và thông qua quyết định bổ nhiệm 10 nhân sự cho các thủ tục đặc biệt.

Đoàn Việt Nam do Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang dẫn đầu đã tham dự khóa họp 52 Hội đồng Nhân quyền trên cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025. Bên cạnh việc nêu bật các thành tựu của Việt Nam trong phát triển đất nước và bảo đảm quyền con người, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã đưa ra sáng kiến kỉ niệm 75 năm Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền, 30 năm Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna bằng một văn kiện của Hội đồng Nhân quyền.

Triển khai sáng kiến này, Việt Nam đã nỗ lực xây dựng nhóm nòng cốt với thành phần đa dạng đại diện cho tất cả khu vực trên thế giới, đồng thời đẩy mạnh thương lượng, đàm phán liên quan đến dự thảo nghị quyết về kỉ niệm 75 năm Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền, 30 năm Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna.

Ngày 3.4, nghị quyết đã được Hội đồng Nhân quyền thông qua theo hình thức đồng thuận, với 102 quốc gia (tính đến cuối giờ chiều 4.4.2023, giờ Geneva), tham gia đồng bảo trợ, trong đó có 14 nước đồng tác giả, gồm Việt Nam.

Cụ thể hóa trách nhiệm, nỗ lực và ưu tiên

Chia sẻ với TTXVN về đóng góp của Việt Nam, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai - Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên Hợp Quốc - cho biết, đoàn Việt Nam đã tích cực tham dự ngay từ đầu khóa họp.

Đại sứ chỉ ra: "Trong tiến trình khóa họp, đóng góp mang tính dấu ấn nổi bật của Việt Nam là sáng kiến được Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đưa ra ngay ngày mở đầu khóa họp về Nghị quyết của Hội đồng Nhân quyền kỉ niệm 75 năm Tuyên ngôn Nhân quyền quốc tế, 30 năm Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna".

Về ý nghĩa của sáng kiến, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai cho hay, nghị quyết tập trung vào tầm quan trọng của 2 văn kiện và nhiều nội dung tích cực của tuyên ngôn và tuyên bố nêu trên như nhắc lại các nguyên tắc chính về quyền con người của hai văn kiện; phản ánh quan tâm rộng rãi của các nước trong việc kỉ niệm hai văn kiện; nâng cao vị thế, vai trò, hiệu quả hoạt động của Hội đồng Nhân quyền và các cơ chế nhân quyền Liên Hợp Quốc...Nghị quyết cũng đề nghị Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc triển khai chương trình hoạt động kỉ niệm tuyên ngôn và tuyên bố nêu trên, trong đó có sự kiện cấp cao của Liên Hợp Quốc về quyền con người vào tháng 12 và có báo cáo về các hoạt động kỉ niệm lên khóa họp 56 Hội đồng Nhân quyền vào đầu năm tới.

"Việc Việt Nam đề xuất, soạn thảo và thương lượng nghị quyết này vừa là cụ thể hóa trách nhiệm, nỗ lực và ưu tiên của Việt Nam trên cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025" - Đại sứ Tuyết Mai chia sẻ thêm.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Dấu ấn nổi bật của Việt Nam trong khóa họp Hội đồng Nhân quyền đầu tiên

Khánh Minh |

Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết do Việt Nam soạn thảo, cho thấy dấu ấn nổi bật của Việt Nam ngay trong khóa họp đầu tiên đảm nhận cương vị thành viên hội đồng này nhiệm kỳ 2023-2025.

Các đối tác quốc tế cam kết ủng hộ Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc

Thanh Hà |

Tiếp tục các hoạt động nhân dịp tham dự Phiên họp Cấp cao lần thứ 52 Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc tại Thụy Sỹ, trong chiều 27 và 28.2, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã có cuộc gặp lãnh đạo các nước và các tổ chức quốc tế.

Cầu nối giảm khác biệt, gia tăng hợp tác

Thanh Hà |

Việt Nam sẵn sàng làm cầu nối để giảm khác biệt, gia tăng hợp tác tại Hội đồng Nhân quyền với phương châm “Tôn trọng và Hiểu biết. Đối thoại và Hợp tác. Tất cả quyền con người cho tất cả mọi người” - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh tại Phiên họp Cấp cao Khóa họp thường kỳ lần thứ 52 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc ngày 27.2 tại Geneva, Thuỵ Sĩ.

Nhập 176.980 người của huyện Yên Dũng vào TP Bắc Giang

PHẠM ĐÔNG |

Từ ngày 1.1.2025 sẽ nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 191,74km2, quy mô dân số là 176.980 người của huyện Yên Dũng vào TP Bắc Giang.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường thăm chính thức Việt Nam

Thanh Hà |

Bộ Ngoại giao Việt Nam ra thông cáo tối 8.10 về chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường.

Đồng tình với đề xuất về cán bộ công đoàn chuyên trách

Bảo Hân - Hải Nguyễn |

Nhiều ý kiến đồng tình với đề xuất Tổng LĐLĐVN được quyết định số lượng cán bộ công đoàn chuyên trách là người làm việc theo hợp đồng lao động.

Cập nhật giá vàng chốt phiên 8.10: Vàng nhẫn cao chót vót, khó mua

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng chốt phiên 8.10: Vàng nhẫn trơn giảm nhẹ, tuy nhiên việc mua vào thời điểm này rất khó mua.

Cận cảnh bữa ăn sinh viên ĐH Bách khoa sau vụ tố cơm thừa

Nhóm PV |

Hiện Đại học Bách khoa Hà Nội đã cải thiện chất lượng bữa ăn cho sinh viên học Giáo dục Quốc phòng và An ninh tại trường.

Dấu ấn nổi bật của Việt Nam trong khóa họp Hội đồng Nhân quyền đầu tiên

Khánh Minh |

Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết do Việt Nam soạn thảo, cho thấy dấu ấn nổi bật của Việt Nam ngay trong khóa họp đầu tiên đảm nhận cương vị thành viên hội đồng này nhiệm kỳ 2023-2025.

Các đối tác quốc tế cam kết ủng hộ Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc

Thanh Hà |

Tiếp tục các hoạt động nhân dịp tham dự Phiên họp Cấp cao lần thứ 52 Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc tại Thụy Sỹ, trong chiều 27 và 28.2, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã có cuộc gặp lãnh đạo các nước và các tổ chức quốc tế.

Cầu nối giảm khác biệt, gia tăng hợp tác

Thanh Hà |

Việt Nam sẵn sàng làm cầu nối để giảm khác biệt, gia tăng hợp tác tại Hội đồng Nhân quyền với phương châm “Tôn trọng và Hiểu biết. Đối thoại và Hợp tác. Tất cả quyền con người cho tất cả mọi người” - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh tại Phiên họp Cấp cao Khóa họp thường kỳ lần thứ 52 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc ngày 27.2 tại Geneva, Thuỵ Sĩ.