Động lực của đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Khánh Minh |

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tiếp tục tăng, từ 11,57 tỉ USD vào tháng 7 lên 12,8 tỉ USD vào tháng 8.2022, báo hiệu sự phục hồi của đất nước sau COVID-19.

Nỗ lực không mệt mỏi của Việt Nam

Theo East Asia Forum - Diễn đàn Đông Á chuyên về các vấn đề chính trị, kinh tế và chính sách công ở Đông Á và Thái Bình Dương - sự tăng trưởng này một phần do nỗ lực không mệt mỏi của Việt Nam nhằm cung cấp môi trường an toàn và thân thiện cho doanh nghiệp nước ngoài, đảm bảo các doanh nghiệp tiếp cận với lực lượng lao động địa phương trong điều kiện thuận lợi.

East Asia Forum cho hay, có một động lực mới để đầu tư vào Việt Nam do sự gián đoạn chuỗi cung ứng và các vấn đề địa chính trị toàn cầu. Hãng sản xuất điện tử khổng lồ Foxconn của Đài Loan (Trung Quốc) có kế hoạch tăng cường sự hiện diện ở Việt Nam với dự án lần đầu tiên sản xuất đồng hồ Apple và MacBook tại Việt Nam.

Tuy nhiên, Hàn Quốc vẫn là nhà đầu tư lớn nhất và Samsung Electronics vẫn là đối tác doanh nghiệp quan trọng nhất của Việt Nam.

Các doanh nghiệp nước ngoài dự kiến ​​sẽ còn quan tâm đến Việt Nam khi chính phủ xây tổ đón “đại bàng” - nơi hoạt động kinh doanh được tạo điều kiện thuận lợi hơn đối với các công ty nước ngoài.

Điều đó sẽ giúp giải quyết sự phụ thuộc quá mức của Việt Nam vào các nước về nhập khẩu và xuất khẩu. Đa dạng hóa sẽ cải thiện tình trạng mất cân bằng thương mại đáng kể của Việt Nam với các nước lớn.

Các doanh nghiệp đến Việt Nam có thể tìm được lao động siêng năng, chi phí thấp và mức sống ngày càng cao cho các nhà quản lý quốc tế, đặc biệt là ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn phải đối mặt với những thách thức trong việc tìm kiếm lao động có tay nghề cao, tình trạng thiếu các doanh nghiệp vừa và nhỏ chất lượng tốt tham gia vào chuỗi cung ứng, cơ sở hạ tầng bên ngoài các thành phố lớn thường kém chất lượng và ô nhiễm không khí…

Bất chấp những thách thức này, chính phủ Việt Nam khẳng định nhiều cam kết liên quan đến số hóa, công nghệ và đổi mới, đồng thời đạt được mức phát thải ròng bằng không.

Khả năng kết nối của Việt Nam với các quốc gia khác xuất phát từ việc Việt Nam sẵn sàng trở thành một công dân toàn cầu năng động hơn. Mặc dù bắt đầu quá trình kết nối muộn hơn các nước láng giềng ASEAN, nhưng Việt Nam đang bắt kịp các nước láng giềng về số lượng các hiệp định thương mại tự do đã ký kết. Việt Nam tham gia vào nhiều tổ chức và hiệp định song phương, đa phương và xuyên quốc gia.

Theo East Asia Forum, Việt Nam sẵn sàng thúc đẩy kết nối cũng là vì an ninh quốc gia. Tham gia vào các tổ chức đa phương giúp Việt Nam có thể tiến hành các cuộc đàm phán phức tạp về những vấn đề mà luật pháp quốc tế chưa đáp ứng đầy đủ - chẳng hạn như quản lý ven sông và các quyền đối với tài nguyên lãnh thổ biển sâu. Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cung cấp một hình thức kết nối toàn cầu khác.

Thách thức Việt Nam phải đối mặt

Tuy thành công trong việc thu hút đầu tư, nhưng Việt Nam hiện lại bị hữu hạn trong việc hấp thụ các dự án cơ sở hạ tầng và thương mại. Việt Nam đang phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các quốc gia khác cũng đang cố gắng thu hút đầu tư nước ngoài. Các quốc gia như Philippines, Indonesia và Bangladesh cũng có lực lượng lao động lớn - mang lại cho họ khả năng cạnh tranh thông qua chi phí lao động thấp.

Mặc dù chính phủ Việt Nam khá nhất quán trong việc thực thi pháp quyền và các nhà đầu tư biết những gì sẽ xảy ra, nhưng theo East Asia Forum, chính phủ cần phải hành động ngay lập tức để đảm bảo các dịch vụ công chất lượng cao cho doanh nghiệp và người dân.

Việc thiếu năng lực kỹ thuật của nhiều nhân viên chính phủ vẫn là một vấn đề và các chiến lược số hóa và mạng đầy tham vọng của chính phủ vẫn chưa hoàn toàn thành hiện thực.

Chính phủ đã thực hiện một số bước nhằm nâng cao chất lượng kỹ năng và trình độ lao động, đặc biệt là trong các ngành STEM (bốn khối: Science - Khoa học, Technology - Công nghệ, Engineering - Kỹ thuật) và Mathematic Toán học).

Các trường đại học nước ngoài được khuyến khích mở các khóa học để nâng cao năng lực quản lý địa phương, sáng tạo và đổi mới. Việc phát triển kỹ năng sẽ giúp người dân địa phương dễ dàng hơn khi làm việc với các công ty nước ngoài, khuyến khích một số người khởi động các dự án kinh doanh của riêng họ để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực. 

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Tổng vốn đăng ký đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt trên 430 tỉ USD

Vũ Long |

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu trong thu hút đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đạt trên 10,7 tỉ USD.

Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt trên 2,1 tỉ USD, tăng 4,2%

Vũ Long |

Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tin tưởng vào môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh.

Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh ở các dự án chất lượng

Vũ Long |

Mặc dù ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhưng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2021 vẫn tăng trưởng ở những dự án có nguồn vốn lớn.

11 tháng, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt gần 26,5 tỉ USD

Vũ Long |

Tính đến ngày 20.11, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đã đạt 26,46 tỉ USD, tăng 0,1% so với cùng kỳ năm 2020.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.