Giới khảo cổ giải mã bí ẩn quy mô cố đô Angkor ở Campuchia thời hưng thịnh

Hải Anh |

Nghiên cứu khảo cổ dài hạn phát hiện khu vực Angkor rộng lớn của Campuchia ngày nay từng là nơi sinh sống của 700.000-900.000 người.

Angkor, thành phố rộng lớn, phát triển mạnh từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 15, đã dần hé lộ quá khứ bí ẩn cho các nhà khảo cổ học trong nhưng năm gần đây nhưng tổng dân số ở đây vẫn là ẩn số.

Ước tính mới, được công bố qua nghiên cứu của Đại học Oregon, Mỹ, là ước tính đầu tiên cho toàn bộ diện tích 3.000 km2 của khu vực Greater Angkor - kết hợp giữa cảnh quan thành thị và nông thôn.

Phát hiện được công bố ngày 7.5 trên tạp chí Science Advances.

Quang cảnh đền Angkor Wat ở tỉnh Siem Reap, Campuchia. Các nhà khảo cổ phát hiện, cố đô Angkor của Campuchia từng có dân số tới 900.000 người trước khi nó bị bỏ hoang năm 1431, theo một nghiên cứu mới. Ảnh: AFP.
Quang cảnh đền Angkor Wat ở tỉnh Siem Reap, Campuchia. Các nhà khảo cổ phát hiện, cố đô Angkor của Campuchia từng có dân số tới 900.000 người trước khi nó bị bỏ hoang năm 1431, theo một nghiên cứu mới. Ảnh: AFP.

Với dữ liệu tổng hợp, bao gồm cả dữ liệu từ nhiều thập kỷ nghiên cứu của các nhà nghiên cứu quốc tế và Campuchia, nghiên cứu mới tiết lộ chi tiết dân số của trung tâm thành phố nghi lễ của Angkor, đô thị mở rộng ra bên ngoài như vùng ngoại ô hiện đại và các bờ bao kết hợp các khu vực nông nghiệp. Kết quả xác định Angkor là thành phố có mật độ dân số thấp, với dân số trải dài trên một khu vực rộng lớn.

Đồng tác giả nghiên cứu Roland Fletcher của Đại học Sydney, Australia, giám đốc chương trình Nghiên cứu Angkor, nói rằng, ước tính dân số ban đầu là 750.000 cư dân trong khu vực 1.000 km vuông xung quanh trung tâm Angkor. Trong khu vực này là những đền tôn giáo bằng đá, bao gồm cả Angkor Wat.

Nhà khảo cổ Đại học Oregon Alison K. Carter cho biết, bên ngoài những ngôi đền đá ở trung tâm Angkor là những ngôi nhà và vị trí của các công trình hỗ trợ, tất cả đều được làm bằng vật liệu hữu cơ đã bị rừng rậm bao phủ.

Carter là đồng tác giả chính của nghiên cứu cùng với học giả Sarah Klassen, hiện là nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đại học Leiden. Hai nhà nghiên cứu đã lên kế hoạch và thiết kế nghiên cứu này khi Klassen là học giả thỉnh giảng tại Đại học Oregon. Nghiên cứu có tổng số 14 nhà nghiên cứu Angkor lâu năm tham gia.

Các nhà nghiên cứu đã ghi lại và lập bản đồ 20.000 đối tượng địa lý chưa từng thấy trước đây, bổ sung vào cơ sở dữ liệu 5.000 địa điểm trước đó.

Hai ngôi nhà ở Campuchia đương đại, trong đó có một ngôi nhà làm từ gỗ và mái lá. Nhóm nghiên cứu quốc tế, trong đó có các nhà khảo cổ học, đã phát hiện vùng Angkor rộng lớn xa xưa có kiểu nhà tương tự và qua đó xác định dân số ở đây. Ảnh: Đại học Oregon.
Hai ngôi nhà ở Campuchia đương đại, trong đó có một ngôi nhà làm từ gỗ và mái lá. Nhóm nghiên cứu quốc tế, trong đó có các nhà khảo cổ học, đã phát hiện vùng Angkor rộng lớn xa xưa có kiểu nhà lá và gỗ tương tự, qua đó xác định dân số ở đây. Ảnh: Đại học Oregon.

Nhà khảo cổ Alison K. Carter, người đứng đầu Phòng thí nghiệm khảo cổ học Đông Nam Á của Đại học Oregon, cho hay, dữ liệu mới được sắp xếp theo các giai đoạn phát triển khác nhau của Angkor, đặc biệt là trong các đời vị vua có ảnh hưởng lớn nhất đến sự thay đổi cơ sở hạ tầng.

“Chúng tôi đã xem xét sự phát triển của thành phố Angkor theo thời gian. Chúng tôi nhận thấy rằng các khu vực khác nhau của thành phố phát triển theo những cách khác nhau. Cách chúng tôi nghĩ về sự gia tăng dân số ở các thành phố và vùng ngoại ô ngày nay có lẽ cũng giống với Angkor" - nhà khảo cổ Carter nói thêm.

Đồng tác giả Miriam T. Stark - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á của Đại học Hawaii tại Manoa, Mỹ, cho biết, phát hiện từ nghiên cứu mới về đô thị cổ ở Campuchia giúp nâng cao "hiểu biết tương đối về đô thị tiền hiện đại".

“Nghiên cứu dân số của Angkor là rất quan trọng để hình dung ra kiến trúc đô thị với sự thay đổi khí hậu toàn cầu trong tương lai. Angkor là thành phố nhiệt đới tồn tại qua nhiều thế kỷ biến động chính trị và khí hậu. Theo dõi lịch sử và thời điểm phát triển của nó có thể giúp các nhà quy hoạch đô thị hiểu được một số vấn đề phải đối mặt khi số lượng thành phố trên thế giới ngày càng tăng" - ông Stark nói.

Hải Anh
TIN LIÊN QUAN

Dấu vết khảo cổ hé lộ bước ngoặt kinh ngạc của tổ tiên loài người

Phương Linh |

Các nhà khảo cổ học phát hiện tổ tiên loài người bắt đầu tác động để biến đổi thiên nhiên cách đây 10.000 năm.

Trung Quốc giới thiệu phát hiện khảo cổ 5.000 tuổi ở đập Tam Hiệp

Khánh Minh |

Các phát hiện khảo cổ 5.000 năm tuổi ở khu vực đập Tam Hiệp đã được giới thiệu trong một loạt sách mới vừa ra mắt ở Trung Quốc.

Giới khảo cổ sốc khi phát hiện xác ướp Ai Cập là thai phụ

Thanh Hà |

Các nhà khảo cổ học nghiên cứu bộ sưu tập xác ướp quốc gia của Warsaw, Ba Lan, phát hiện ra điều chấn động.

Đà Nẵng hoàn thành đề án Khu thương mại tự do vào cuối năm

Mai Hương |

Đà Nẵng - Trong tháng 12.2024, UBND thành phố hoàn thành việc xây dựng đề án, hồ sơ thành lập Khu thương mại tự do.

Lê Thanh Thúy: Thi đấu quốc tế giúp cầu thủ bóng chuyền thêm cơ hội xuất ngoại

HOÀNG HUÊ |

Phụ công Lê Thanh Thúy của câu lạc bộ bóng chuyền nữ LPB Ninh Bình cho rằng, việc tham dự các giải quốc tế giúp cầu thủ tăng cơ hội xuất ngoại.

Chưa phải là thời điểm tốt để lướt sóng chứng khoán

Gia Miêu |

Nhà đầu tư không nên sử dụng margin trong giai đoạn thị trường chứng khoán điều chỉnh sau khi không thể chinh phục ngưỡng 1.300 điểm.

Giá vàng hôm nay 5.10: Vàng nhẫn bán được giá hơn vàng miếng

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 5.10: Giá vàng nhẫn trơn tiếp tục tăng mạnh. Giá mua vào vàng nhẫn cao hơn vàng miếng SJC.

Doanh nghiệp xây dựng trái phép 2.800m2 không bị xử phạt

QUANG ĐẠI |

Nghệ An - Công ty TNHH Kinh doanh xuất nhập khẩu lâm sản Tám Oanh (huyện Diễn Châu) xây dựng trái phép trên diện tích 2.800m2.

Dấu vết khảo cổ hé lộ bước ngoặt kinh ngạc của tổ tiên loài người

Phương Linh |

Các nhà khảo cổ học phát hiện tổ tiên loài người bắt đầu tác động để biến đổi thiên nhiên cách đây 10.000 năm.

Trung Quốc giới thiệu phát hiện khảo cổ 5.000 tuổi ở đập Tam Hiệp

Khánh Minh |

Các phát hiện khảo cổ 5.000 năm tuổi ở khu vực đập Tam Hiệp đã được giới thiệu trong một loạt sách mới vừa ra mắt ở Trung Quốc.

Giới khảo cổ sốc khi phát hiện xác ướp Ai Cập là thai phụ

Thanh Hà |

Các nhà khảo cổ học nghiên cứu bộ sưu tập xác ướp quốc gia của Warsaw, Ba Lan, phát hiện ra điều chấn động.