Thời báo Hoàn cầu đưa tin, một loạt cuốn sách mới viết về công tác khai quật khảo cổ khu di tích Zhongba - một trong những địa điểm quan trọng nhất ở khu vực hồ chứa đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử - mới được phát hành ở Bắc Kinh.
Tàn tích nằm trong khu vực hồ chứa đập Tam Hiệp, thành phố Trùng Khánh, tây nam Trung Quốc - nơi có lịch sử từ thời đại đồ đá mới đến triều đại nhà Thanh (1644-1910). Phần chính của địa điểm này bị biến thành một hòn đảo với diện tích khoảng 7.000m2 do dòng sông bị xói mòn trong thời gian dài - theo nhà xuất bản Science Press ở Bắc Kinh.
Loạt bốn cuốn sách có tựa đề Zhongba giới thiệu 79 lớp đất được tìm thấy tại khu vực này, được phân chia theo tính chất của đất và đã tạo ra các di tích của tất cả triều đại Trung Quốc.
Hơn 200.000 di tích khảo cổ bao gồm đồ gốm, đồ đồng và đồ sứ đã được khai quật từ khu di chỉ.
Những tàn tích cũng liên quan đến việc sản xuất muối, bởi Zhongba là một trong những địa điểm sản xuất muối lâu đời nhất thế giới.
Địa điểm này đã làm phong phú thêm các di chỉ khảo cổ Trung Quốc bằng cách cung cấp bằng chứng xác nhận một loại hình sản xuất muối mà trước đây chỉ được biết đến từ các ghi chép lịch sử.
Với độ dài hơn 3,9 triệu chữ, loạt sách là một trong những báo cáo khai quật khảo cổ toàn diện và quan trọng nhất cho việc xây dựng Dự án Bảo tồn Tam Hiệp.
Các cuốn sách do Viện Nghiên cứu Di tích Văn hóa và Khảo cổ tỉnh Tứ Xuyên biên tập.
Tàn tích đã được khai quật từ năm 1997 và sau khi công việc khai quật kết thúc, các nhà nghiên cứu đã dành hơn 10 năm để chỉnh sửa loạt sách này.