Indonesia: Jakarta mạnh tay giãn cách xã hội trên diện rộng

Hải Anh |

Thủ đô Jakarta của Indonesia quyết định áp đặt các biện pháp giãn cách xã hội trên diện rộng để kiềm chế sự lây lan của COVID-19, trong đó áp đặt các giới hạn với hoạt động công cộng và triển khai tuần tra sau khi số ca lây nhiễm tăng vọt đến mức báo động.

Sau khi công bố biện pháp tối 7.4, Thống đốc Jakarta Anies Baswedan phát biểu tại họp báo rằng, các biện pháp sẽ có hiệu lực từ 10.4 trong giai đoạn ban đầu là 2 tuần và có khả năng sẽ gia hạn thêm, Reuters thông tin.

Trong vòng 3 tuần qua, giới chức Jakarta đã khuyến cáo công chúng nên ở nhà khi làm việc, học tập và cầu nguyện, đồng thời duy trì khoảng cách vật lý với những người khác khi sử dụng các cơ sở công cộng.

Các trung tâm thương mại đã tuân thủ khuyến cáo bằng cách tạm đóng cửa, các chợ chuyển sang bán hàng trực tuyến và các nhà hàng chỉ cung cấp dịch vụ cho khách mang đi. Nhiều doanh nghiệp, trường học đã triển khai làm việc, học từ xa.

Theo kế hoạch giãn cách xã hội trên diện rộng mới công bố, các doanh nghiệp được yêu cầu cho phép người lao động làm việc từ xa, ngoại trừ các dịch vụ thiết yếu như siêu thị, bệnh viện, trạm xăng và ngân hàng. Việc tụ họp trên 5 người cùng lúc sẽ bị cấm trên toàn thành phố.

Theo thống đốc, giao thông công cộng tại thủ đô sẽ giảm một nửa công suất và chỉ chạy từ 6h sáng tới 18h. Trong khi đó, dịch vụ xe ôm công nghệ sẽ chỉ được phép hoạt động ở mảng giao hàng, không chở khách. Taxi thông thường và ô tô cá nhân vẫn có thể chở khách nhưng với số lượng giảm để duy trì khoảng cách vật lý.

"Các biện pháp nghiêm ngặt do cảnh sát và quân đội thực hiện nhằm đảm bảo người dân tuân thủ các quy định. Sẽ có hoạt động tuần tra. Các hoạt động có nguy cơ lây lan COVID-19 sẽ không được phép tiến hành" - thống đốc cho biết.

Thống đốc Anies Baswedan cũng nói rằng, chính quyền Jakarta, cùng với chính quyền trung ương, đã chuẩn bị trợ giúp xã hội cho cư dân bị ảnh hưởng bởi tác động kinh tế do sự lây lan của COVID-19. Theo đó, việc phân phối hàng hóa cơ bản cho người nghèo và người có nguy cơ ở các khu vực đông dân cư dự kiến bắt đầu triển khai ngày 9.4. 

Tuần trước, Tổng thống Joko Widodo đã công bố kế hoạch chi hơn 405 nghìn tỉ rupiah (24,63 tỉ USD) cho các chương trình chăm sóc sức khỏe, phúc lợi xã hội và phục hồi kinh doanh.

Chính phủ Indonesia cũng đã cấm nhập cảnh và quá cảnh người nước ngoài từ tất cả các quốc gia, ngoại trừ những người  được phép cư trú vô thời hạn hoặc có thời hạn, các nhà ngoại giao và các quan chức có giấy tờ hợp lệ khác nhưng vẫn sẽ phả tuân thủ quy trình kiểm tra sức khỏe nghiêm ngặt.

Tính tới ngày 7.4, có 2.738 người, bao gồm 1.369 ở Jakarta, đã cho kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2. Tử vong do dịch bệnh này đã xảy ra ở 32 trong số 33 tỉnh thành của đất nước, với 106 trong tổng số 221 ca tử vong ở thủ đô.

Một nghiên cứu của Cơ quan Tình báo Nhà nước cảnh báo, đại dịch COVID-19 ở Indonesia có thể lên đỉnh điểm vào tháng 7 với hơn 106.000 ca. Trước đó, cơ quan này ước tính Indonesia có thể ghi nhận tới 1.577 ca COVID-19 vào cuối tháng 3. Thực tế cho thấy, số liệu chính thức của chính phủ Indonesia xác nhận nước này có 1.528 ca COVID-19 tính tới 31.3.

Hải Anh
TIN LIÊN QUAN

Indonesia tăng vọt ca mắc COVID-19 trong ngày 6.4

Lê Thanh Hà |

218 ca mắc COVID-19 trong ngày 6.4 đã nâng tổng số trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 tại Indonesia lên 2.491. Đến nay, 24 bác sĩ đã tử vong vì COVID-19 tại nước này, theo Straits Times.

Báo Indonesia nêu 4 lý do khen Việt Nam ứng phó COVID-19 tốt nhất ASEAN

Ngọc Vân |

Việt Nam trở thành quốc gia tốt nhất trong ASEAN ứng phó với COVID-19 - tờ Kompasiana của Indonesia đưa tin hôm 5.4.

Indonesia: Tỷ lệ tử vong vì COVID-19 cao nhất khu vực Đông Nam Á

Lê Thanh Hà |

Tính đến chiều 4.4, tỉ lệ tử vong vì COVID-19 tại Indonesia đang ở mức cao nhất khu vực Đông Nam Á, theo Al Jazeera.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Lào Cai phạt quán ăn tăng giá bất thường mùa mưa lũ

Đinh Đại |

Lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai đã tiến hành lập biên bản và xử phạt cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại huyện Bảo Thắng.

Trường sạt lở nghiêm trọng, hàng trăm học sinh Thanh Hóa nghỉ học

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Do ảnh hưởng của mưa bão, một trường học đang xây dựng thì bị sạt lở nghiêm trọng. Ngay sau đó, ngành chức năng đã cho toàn bộ học sinh nghỉ học.