Phá sản ngân hàng: Chuyện nay trong ám ảnh xưa

Ngạc Ngư |

Các vụ phá sản ngân hàng ở Mỹ mới đây gợi lại những ám ảnh từ vụ sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers và cuộc khủng hoảng ngân hàng, tài chính tiếp theo.

Silicon Valley Bank (SVB) là ngân hàng lớn thứ 16 ở nước Mỹ, chuyên cung cấp tín dụng cho các hãng công nghệ cao và cho khởi nghiệp trên lĩnh vực cao. Nó đồng thời thu hút vốn nhàn rỗi và kinh doanh từ giới công nghệ cao ở nước Mỹ. Sự phá sản của SVB được tiếp nối bằng cuộc khủng hoảng ở một số ngân hàng khác của nước Mỹ như ngân hàng Signature Bank, First Republic Bank, Western Alliance ở nước Mỹ.

Vào cùng thời gian ấy, ngân hàng lớn thứ 2 của Thụy Sĩ là Credit Suisse cũng phải gắng gượng để có thể tiếp tục tồn tại. Trên thế giới ngay lập tức sống động trở lại những ám ảnh từ vụ sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers và cuộc khủng hoảng ngân hàng, tài chính tiếp theo đấy.

Logic quan ngại ở đây là sự phá sản của một hay một vài ngân hàng lớn rất dễ kích hoạt những phản ứng dây chuyền ở nhiều tầng nấc khác nhau trong hệ thống tài chính và ngân hàng của quốc gia cũng như thế giới. Chỉ cần khách hàng lo ngại đến mức ồ ạt rút tiền ra khỏi ngân hàng thì ngân hàng sẽ lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng về khả năng chi trả.

Nếu không được nhà nước hoặc liên kết các nhà đầu tư, tài chính, ngân hàng tư nhân tung tiền ra giải cứu thì ngân hàng liên quan bị phá sản không còn có thể tránh khỏi. Vấn đề đặt ra là ngân hàng ngấp nghé bờ vực bị phá sản có đáng được giải cứu hay không, có cần phải được giải cứu hay không và ai bỏ tiền của ra để giải cứu.

Trong trường hợp SVB hiện tại, Chính phủ Mỹ đứng ra giải cứu SVB và một số ngân hàng khác. Riêng đối với ngân hàng First Republic, một nhóm ngân hàng tư nhân đã tụ tập nhau lại để góp tiền của cùng giải cứu. Cách giải cứu về cơ bản không khác gì nhau: Ngân hàng được cung cấp nguồn tiền để thực hiện đầy đủ mọi cam kết với khách hàng, qua đó trấn an tâm lý khách hàng, củng cố lòng tin của khách hàng, dư luận và người dân vào sự an toàn của tiền gửi và sự tin tưởng hệ thống ngân hàng. Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ cũng làm như vậy đối với ngân hàng Credit Suisse.

Hồi năm 2008, ngân hàng Lehman Brothers bị sụp đổ, gây ra cuộc khủng hoảng tài chính và ngân hàng bởi tác động của nhiều nguyên nhân như đầu cơ quá mạo hiểm, kiểm soát ngân hàng lòng lẻo, đánh giá mức độ tín nhiệm thiếu chính xác đối với các ngân hàng.

Từ đó, hệ thống ngân hàng và tài chính của thế giới đã được cải tổ và thay đổi rất cơ bản để không lặp lại những vụ việc như Lehman Brothers và để ngăn ngừa khủng hoảng ngân hàng.

Bây giờ, các ngân hàng như SVB, Signature Bank hay First Republic Bank ở Mỹ bị khủng hoảng không phải do đầu tư mạo hiểm mà do kinh doanh trái phiếu nhà nước thua lỗ, khi lãi suất cơ bản của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chuyển từ thấp như gần bằng 0 trong suốt thời gian dài sang mặt bằng lãi suất cơ bản cao hơn sau nhiều lần được FED gia tăng.

Chuyện nay dẫn đến sự liên hệ ngay tới những ám ảnh xưa. Nhưng vì thời nay không giống như thời xưa và tất cả đều đã tự rút ra hoặc cùng nhau rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết từ vụ việc Lehman Brothers và cuộc khủng hoảng ngân hàng hồi năm 2008, nên tác động và hệ lụy rất khác và không tai hại, không nguy hại như chuyện khi xưa.

Trong trường hợp này, hệ thống ngân hàng không thể tránh khỏi bị vạ lây, sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực nhưng không bị nguy hiểm. Dù vậy, sự phá sản của SVB và một số ngân hàng khác ở Mỹ hay ở các nơi khác trên thế giới cho thấy hệ thống ngân hàng và tài chính của quốc gia cũng như của thế giới vẫn dễ gặp nguy hiểm và rủi ro như thế nào.

Ngạc Ngư
TIN LIÊN QUAN

Biến động giá vàng giữa khủng hoảng phá sản ngân hàng Mỹ

Ngọc Vân |

Giá vàng tăng giữa khủng hoảng phá sản ngân hàng Mỹ, tuy nhiên vàng vẫn là kênh trú ẩn an toàn cho nhiều nhà đầu tư.

Động thái của FED sau các vụ phá sản ngân hàng

Thanh Hà |

Vụ phá sản của Ngân hàng Silicon Valley (SVB) trong bối cảnh lạm phát cao dẫn tới nhiều nhận định trái ngược về chính sách lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trong chu kỳ tăng hiện tại.

Vụ phá sản ngân hàng Mỹ: Trong cái rủi có cái may với Nga

Song Minh |

Điện Kremlin giải thích lý do Nga "miễn nhiễm" với vụ phá sản ngân hàng lớn thứ hai trong lịch sử Mỹ - ngân hàng Silicon Valley (SVB).

PGS Đặng Bích Hà an nghỉ bên Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Vũng Chùa - Đảo Yến

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Sáng 29.9, lễ an táng PGS Đặng Bích Hà - Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức tại Vũng Chùa - Đảo Yến.

Bà chủ Xuyên Việt Oil và những chiếc Patek Philippe đem biếu

Việt Dũng |

Ngoài những khoản tiền tỉ chi ra để hối lộ các cựu quan chức, Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Xuyên Việt Oil còn biếu những chiếc đồng hồ hiệu Patek Philippe.

Hồ thủy điện lớn nhất miền Nam giảm xả lũ

MINH CHÂU |

Đồng Nai - Công ty Thủy điện Trị An giảm xả lũ do lưu lượng nước về hồ đang có xu hướng giảm.

Trực tiếp bóng chuyền LPB Ninh Bình 0-1 NEC Red Rockets: Set 2

NHÓM PV |

Trực tiếp trận đấu giữa LPB Ninh Bình và NEC Red Rockets tại chung kết giải bóng chuyền các câu lạc bộ nữ châu Á 2024, diễn ra lúc 16h00 hôm nay (29.9).

Áp lực mua nhà khi Hà Nội tăng diện tích tách thửa

CAO NGUYÊN |

Hà Nội - Việc tăng diện tích tách thửa sẽ tốt cho quy hoạch của thành phố nhưng có thể tạo áp lực lớn cho người dân có nhu cầu về nhà.

Biến động giá vàng giữa khủng hoảng phá sản ngân hàng Mỹ

Ngọc Vân |

Giá vàng tăng giữa khủng hoảng phá sản ngân hàng Mỹ, tuy nhiên vàng vẫn là kênh trú ẩn an toàn cho nhiều nhà đầu tư.

Động thái của FED sau các vụ phá sản ngân hàng

Thanh Hà |

Vụ phá sản của Ngân hàng Silicon Valley (SVB) trong bối cảnh lạm phát cao dẫn tới nhiều nhận định trái ngược về chính sách lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trong chu kỳ tăng hiện tại.

Vụ phá sản ngân hàng Mỹ: Trong cái rủi có cái may với Nga

Song Minh |

Điện Kremlin giải thích lý do Nga "miễn nhiễm" với vụ phá sản ngân hàng lớn thứ hai trong lịch sử Mỹ - ngân hàng Silicon Valley (SVB).