Phát hiện mới về hồ cổ khổng lồ ở miệng núi lửa Gale trên sao Hỏa

Nguyễn Hạnh |

Một nghiên cứu mới đã cho thấy một cái nhìn khác về hồ cổ ở miệng núi lửa Gale trên sao Hỏa.

Theo Space.com, tàu thăm dò Curiosity của NASA đã đáp vào bên trong núi lửa Gale vào tháng 8.2012 trong một sứ mệnh đánh giá tiềm năng hỗ trợ sự sống trong quá khứ của khu vực.

Tại một điểm có tên là vịnh Yellowknife, Curiosity đã tìm thấy những trầm tích đá bùn hạt mịn - bằng chứng chắc chắn về một hồ cổ. Khi thám hiểm trong miệng núi lửa trong những tháng và năm tiếp theo, Curiosity phát hiện ngày càng nhiều dấu hiệu của nước lỏng trong quá khứ, dẫn đến việc nhóm thám hiểm kết luận rằng Gale có một hồ lớn cách đây khoảng 3,7 tỉ năm.

Tuy nhiên, một nghiên cứu mới được xuất bản ngày 6.8 trên tạp chí Science Advances đã đưa ra cách giải thích khác về dữ liệu của Curiosity và quá khứ của Gale.

Một nghiên cứu mới cho thấy Miệng núi lửa Gale trên sao Hỏa có một số ít các hồ nhỏ thay vì một hồ lớn duy nhất trong quá khứ cổ đại. Ảnh: ESA/HRSC/DLR/Liu et al.
Một nghiên cứu mới cho thấy Miệng núi lửa Gale trên sao Hỏa có một số ít các hồ nhỏ thay vì một hồ lớn duy nhất trong quá khứ cổ đại. Ảnh: ESA/HRSC/DLR/Liu et al

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Hong Kong (HKU) cho rằng nước lỏng gây ra hiện tượng phong hóa tạo nên trầm tích đá bùn mà Curiosity tìm được có thể không phải từ một hồ nào đó mà là từ những cơn mưa.

Họ đề xuất một kịch bản: Hầu hết các trầm tích được Curiosity kiểm tra đã đi vào miệng núi lửa thông qua gió hoặc hoạt động của núi lửa hoặc là cả 2, sau đó bị biến đổi bởi mưa axit.

Đồng tác giả nghiên cứu Joe Michalski từ HKU cho hay: "Đây có thể là sự phong hóa hóa học do mưa tạo ra trong môi trường dạng đất. Những dữ liệu được thu thập bởi Curiosity cho thấy sự tồn tại của một số ít các hồ nhỏ ở Gale từ rất lâu trước đây chứ không phải là một hồ lớn duy nhất. Những hồ nhỏ đó có thể chỉ tồn tại tối đa vài chục nghìn năm cùng một lúc".

Nếu các nhà khoa học từ HKU đúng, thì sự sống hình thành ở Gale có thể khó khăn hơn các nhà khoa học đã nghĩ. Dù sao thì môi trường có lợi cho sự sống càng lớn và lâu dài thì càng có nhiều cơ hội tốt hơn để hóa học tạo ra thứ gì đó phức tạp và thú vị ở đó.

Nguyễn Hạnh
TIN LIÊN QUAN

NASA phát hiện ngôi sao phiên bản trẻ của Mặt trời ở rất gần Trái đất

Nguyễn Hạnh |

Các nhà thiên văn học của NASA đã phát hiện một ngôi sao trông giống như một phiên bản trẻ của Mặt trời và nó có thể giúp làm sáng tỏ cách sự sống trên Trái đất hình thành.

Phần 2: Sửng sốt với 10 ngoại hành tinh kỳ lạ và độc đáo nhất trong vũ trụ

Nguyễn Hạnh |

Những ngoại hành tinh độc lạ đã được xác định và đặt tên sau đây sẽ chứng tỏ rằng, Hệ Mặt trời của chúng ta thật tẻ nhạt, theo Live Science.

Phần 1: Sửng sốt với 10 ngoại hành tinh kỳ lạ và độc đáo nhất trong vũ trụ

Nguyễn Hạnh |

Những ngoại hành tinh độc lạ đã được xác định và đặt tên sau đây sẽ chứng tỏ rằng Hệ Mặt trời của chúng ta thật tẻ nhạt, theo Live Science.

Hình ảnh vợ chồng địu con giữa nước lũ là dàn dựng câu view

Lam Thanh |

Hà Giang - Bức ảnh cặp vợ chồng địu con nhỏ sơ tán giữa dòng nước lũ thực chất chỉ để làm content câu view.

Đại tướng Phan Văn Giang gửi thư động viên cán bộ, chiến sĩ

Vương Trần |

Đại tướng Phan Văn Giang đã gửi thư động viên cán bộ, chiến sĩ toàn quân và dân quân tự vệ đang thực hiện nhiệm vụ khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

Thủ tướng bổ nhiệm 2 Thứ trưởng Bộ Xây dựng

PHẠM ĐÔNG |

Ông Phạm Minh Hà và ông Nguyễn Việt Hùng vừa được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng.

Lô hàng cứu trợ khẩn cấp đầu tiên từ Australia về Việt Nam

Phạm Huyền |

Chính phủ Australia công bố cung cấp cho Việt Nam khoản viện trợ ban đầu trị giá 3 triệu AUD nhằm ứng phó với các thiệt hại do siêu bão Yagi gây ra.

Phê chuẩn ông Trần Hồng Thái giữ chức Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ đã phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đối với ông Trần Hồng Thái, Phó Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng.