Tìm thấy xác tàu chiến Đức từ Thế chiến 2 bị chìm ngoài khơi Na Uy

Phương Linh |

Xác tàu chiến lớn của Đức bị đánh chìm từ Thế chiến 2 đã được phát hiện ngoài khơi biển Na Uy, sau khoảng 80 năm.

Reuters dẫn nguồn tin từ Statnett, nhà điều hành lưới điện Na Uy và một nhà khảo cổ học hàng hải cho biết, tàu tuần dương Karlsruhe của Đức bị chìm từ thời Thế chiến 2 đã chính thức được xác định, nhờ vào các hình ảnh và sóng quét siêu âm về thân tàu cũng như các chi tiết về vị trí của các tháp pháo. Trước đó, nó được phát hiện lần đầu vào năm 2017, chỉ cách đường cáp điện ngầm hoạt động từ năm 1977 khoảng 15m.

Bản quét siêu âm về con tàu tuần dương Đức bị chìm ngoài khơi biển Na Uy do Statnett thực hiện. Ảnh: Reuters
Bản quét siêu âm về con tàu tuần dương Đức bị chìm ngoài khơi biển Na Uy do Statnett thực hiện. Ảnh: Reuters

Truyền hình công cộng Na Uy (NRK) đã công bố các hình ảnh dưới nước đầu tiên về con tàu tuần dương Karlsruhe do Statnett và các đối tác thực hiện.

Tàu tuần dương Karlsruhe của Đức được đóng vào những năm 1920, dài 174m, được gắn một biểu tượng chữ thập ngoặc thời Đức Quốc xã. Con tàu này, là một phần của lực lượng Đức xâm lược Na Uy vào tháng 4.1940, đã bị trúng ngư lôi của tàu ngầm Anh ngay sau khi bắt đầu cuộc hành trình trở về từ cảng Kristiansand, miền nam Na Uy.

Tàu tuần dương Đức trong Thế chiến II bị chính quân Đức đánh chìm sau khi trúng ngư lôi của tàu ngầm Anh. Ảnh: Reuters
Tàu tuần dương Đức trong Thế chiến II bị chính quân Đức đánh chìm sau khi trúng ngư lôi của tàu ngầm Anh. Ảnh: Reuters

Thủy thủ đoàn trên con tàu sau đó đã sơ tán. Con tàu cuối cùng bị chính quân Đức đánh chìm, nằm dưới đáy biển ở độ sâu 490m, cách bờ biển khoảng 24 km.

"Bạn có thể tìm thấy số phận của tàu Karlsruhe trong sử sách, nhưng không ai biết chính xác nơi con tàu bị chìm", nhà khảo cổ học và nghiên cứu Frode Kvaloe của Bảo tàng Hàng hải Na Uy cho biết.

Theo thông tin do Statnett cung cấp, cáp điện ngầm của họ, nối Na Uy với Đan Mạch, sẽ được đặt cách xa vị trí xác con tàu hơn nếu phát hiện sớm vào thời điểm xây dựng.

Cuộc tấn công ngày 9.4.1940 đã đánh dấu sự khởi đầu cuộc xâm lược Na Uy của Đức Quốc xã, buộc chính phủ và nhà vua phải chạy trốn sang Anh và chịu cảnh tha hương cho đến khi Đức đầu hàng vào năm 1945.

Phương Linh
TIN LIÊN QUAN

Tàu chiến Australia tập trận chung cùng hải quân Mỹ và Nhật Bản

Lê Thanh Hà |

Năm tàu ​​chiến Australia đang tiến hành các cuộc tập trận quân sự ở biển Philippines cùng với hải quân Mỹ và Nhật Bản.

Tàu chiến Mỹ cháy dữ dội ngày thứ 3 liên tiếp, hải quân căng mình dập lửa

Hải Anh |

Vụ cháy tàu hải quân Mỹ USS Bonhomme Richard đã bước sang ngày thứ 3 liên tiếp tính tới 14.7. Các thủy thủ và lính cứu hỏa đang tiếp tục chiến đấu với 2 đám cháy lớn ở trên tàu.

Khu trục hạm Iran phóng tên lửa bắn chìm tàu chiến, gây thương vong lớn

Thanh Hà |

Một khu trục hạm của Iran đã bắn tên lửa vào các tàu chiến của nước này, gây ra hàng chục thương vong.

Man United bất lực trước cựu thủ môn Henderson, chia điểm Crystal Palace

TAM NGUYÊN |

Những pha cứu thua xuất sắc của Dean Henderson khiến đội bóng cũ Man United phải chia điểm trên sân Crystal Palace tại vòng 5 Premier League.

8 triệu m3 đất đá nguy cơ sạt lở, người dân di dời khẩn cấp

Bài và Ảnh: Đặng Tình |

Hòa Bình - Một khu vực đồi cao rộng 7ha với 8 triệu m3 đất có nguy cơ sạt lở khiến hàng trăm người dân phải di dời khẩn cấp.

Sạt lở, đất đá đổ xuống đèo Bảo Lộc trong đêm tối

HOÀI THANH |

Trên Quốc lộ 20, đoạn qua đèo Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng vừa xảy ra tình trạng sạt lở đất đá trong đêm tối.

TPHCM áp dụng bảng giá đất hiện hành tính thuế về đất đai

Bảo Chương |

UBND TPHCM chính thức có văn bản cho phép sử dụng bảng giá đất hiện hành để tính thuế trong lúc chờ ban hành bảng giá đất mới.

Hàng nghìn người tận hưởng lễ hội mùa thu Hà Nội

Thạch Lựu |

Sáng 21.9, hàng nghìn lượt khách du lịch đã tham gia, trải nghiệm nhiều hoạt động đặc sắc của Festival Thu Hà Nội năm 2024 tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm.