Trung Quốc quyết tâm hồi sinh du lịch biển từ siêu du thuyền tự đóng

Thảo Phương |

Siêu du thuyền đầu tiên do Trung Quốc tự đóng dài 323 m, cao 70 m đang được kiểm định trước khi bàn giao theo lịch trình vào cuối năm 2023.

Du thuyền H1508 được đặt tên “Thành phố ma thuật” khi nó nuôi hy vọng hồi sinh ngành du lịch biển của Trung Quốc sau 3 năm bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

“Thành phố ma thuật” cũng là con át chủ bài để Trung Quốc theo đuổi tham vọng trở thành cường quốc toàn cầu trong việc phát triển và vận hành những con tàu sang trọng.

Theo Tổng công ty Đóng tàu Trung Quốc (CSSC) và Công ty Du lịch Carnival, du thuyền dài 323 m đang được thực nghiệm trước ngày bàn giao. Các nhà phân tích cho biết lễ đặt tên được tổ chức tại Thượng Hải đã cho thấy sự tự tin của thành phố trong việc khai thác nhu cầu du lịch đang bị dồn nén sau ba năm áp dụng chính sách “Zero COVID-19”.

Du thuyền là phương tiện cần được phát triển hơn nữa cho ngành du lịch Thượng Hải. Khi nhu cầu về du lịch biển của người dân phục hồi hoàn toàn, một con tàu tự đóng sẽ thu hút sự chú ý của họ như một niềm tự hào dân tộc”, ông Zheng Honggang, CEO công ty du lịch Kate phát biểu tại lễ đặt tên siêu du thuyền.

 
Siêu du thuyền mang thương hiệu của nhà điều hành du lịch, Adora, và tên của nó, Thành phố ma thuật. Ảnh: Weibo

Tổng công ty Đóng tàu Trung Quốc (CSSC) đã bắt đầu thiết kế siêu du thuyền tại Waigaoqiao Shipbuilding, công ty con có trụ sở ở Thượng Hải, từ tháng 10.2019. “Thành phố ma thuật” cần số giờ công nhân làm việc gấp 20 lần so với Capesize - loại tàu chở hàng rời lớn nhất thế giới.

Siêu du thuyền đầu tiên do Trung Quốc tự đóng dài 323 m, cao 70 m, có tổng trọng tải 135.500, được trang bị 2.125 phòng cho khoảng 5.246 hành khách.

Đóng tàu là một trong 10 công nghệ cốt lõi thuộc chiến lược công nghiệp “Made in China 2025” của Trung Quốc. Đây là kế hoạch đầy tham vọng nhằm giúp quốc gia tỉ dân bắt kịp toàn cầu trong 10 lĩnh vực công nghiệp chính, bao gồm robot, chip bán dẫn và phương tiện năng lượng mới.

Thượng Hải, thủ đô tài chính và thương mại của Trung Quốc là cảng lớn nhất châu Á dành cho các tuyến du lịch trước khi đại dịch COVID-19 bắt đầu vào cuối năm 2019. Theo dữ liệu hải quan, khoảng 2,5 triệu hành khách đã đến hoặc rời Thượng Hải qua các tuyến du lịch vào năm 2019.

Chính sách “Zero COVID-19” gần như làm tê liệt ngành du lịch của Trung Quốc. Tuy nhiên, Bộ Giao thông Vận tải nước này đã đưa ra một hướng dẫn vận hành vào cuối tháng 3 để tiếp tục thúc đẩy dịch vụ du lịch tại các thành phố lớn như Thượng Hải và Thâm Quyến.

Trung Quốc đã quyết định chuyển từ các biện pháp từ kiềm chế đại dịch nghiêm ngặt sang sống chung với virus vào tháng 12.2022. Chính vì vậy, nhà chức trách ngày càng kỳ vọng về sự phục hồi của ngành du lịch, một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong 3 năm qua.

Thượng Hải đã triển khai dịch vụ du thuyền trên Lạch Tô Châu, dòng sông mẹ của thành phố nhằm thu hút du khách và thúc đẩy ngành du lịch. Đây là dịch vụ du thuyền thu phí đầu tiên trên con lạch lịch sử nhờ dự án cải tạo trị giá 40 tỉ nhân dân tệ (khoảng 5,7 tỉ USD) của chính quyền địa phương.

 
Hình ảnh minh hoạ khi “Thành phố ma thuật” được sử dụng cho ngành du lịch. Ảnh: Twitter

Theo dữ liệu chính thức, ngành du lịch của Thượng Hải đã đạt tổng doanh thu 533 tỉ nhân dân tệ vào năm 2019, tăng 8% so với một năm trước đó. Fang Shizhong, Giám đốc Cục Văn hóa và Du lịch Thượng Hải cho biết, chính quyền sẽ cố gắng hết sức để đáp ứng nhu cầu du lịch bị dồn nén của người dân sau khi thành phố thoát khỏi cuộc khủng hoảng COVID-19.

Thảo Phương
TIN LIÊN QUAN

ASEAN - Trung Quốc ghi nhận tiến triển trong đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông

Thanh Hà |

Hội nghị Quan chức Cao cấp ASEAN - Trung Quốc lần thứ 20 về thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên tại Biển Đông (SOM DOC) vừa kết thúc tại Hạ Long, Quảng Ninh ghi nhận tiến triển trong đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Trung Quốc nhập lô LNG đầu tiên bằng nhân dân tệ

Khánh Minh |

Trung Quốc nhập khẩu 65.000 tấn khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ UAE bằng nhân dân tệ.

Năng lượng thúc đẩy quan hệ giữa Trung Quốc với các nước sân sau của Nga

Ngọc Vân |

Trung Quốc đang ngày càng coi Trung Á - theo truyền thống được coi là sân sau của Nga - là đối tác năng lượng lớn.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào dự lễ phát động ủng hộ đồng bào sau bão số 3

Nhóm PV |

Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại TPHCM vào chiều 12.9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith cùng Phu nhân Naly Sisoulith đã dự lễ phát động ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bão số 3.

Yên Bái lại xảy ra sạt lở đất khiến 9 người thương vong

Bảo Nguyên |

Trong sáng 12.9, tỉnh Yên Bái xảy ra 2 vụ sạt lở đất làm 5 người chết và 4 người bị thương.

4 người từ chối trả lại tiền tỉ vụ cựu sếp Eximbank lừa đảo

VIệt Dũng |

Ngoài làm rõ hành vi lừa đảo của Vũ Thị Thu Nhung - cựu Phó Giám đốc Eximbank Chi nhánh Ba Đình, công an xác định nhiều cá nhân nhận tiền tỉ chênh lệch.

Cô đồng bổ cau ở Hải Dương lĩnh 7 năm 3 tháng tù

Hoàng Khôi |

Ngày 12.9, Tòa án nhân dân thị xã Kinh Môn (Hải Dương) đã tuyên phạt bị cáo Trương Thị Hương 7 năm 3 tháng tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Sai phạm của cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng

Việt Dũng |

Ông Hoàng Quốc Vượng - cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương bị đề nghị truy tố với cáo buộc lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây thất thoát 937 tỉ đồng.