Đại hội thể thao toàn quốc: Không phải là “cuộc chơi ngàn tỉ”

GIANG ANH |

Ngày 21.6, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đồng ý việc tổ chức Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VIII năm 2018 tại Hà Nội thay cho An Giang - địa phương đã từng xin đăng cai với dự trù 3.425 tỉ đồng rồi rút lui vì quá nhiều bất cập.
Phải thiết thực, tiết kiệm…

Phó Thủ tướng giao Bộ VHTTDL chủ trì, phối hợp với UBND thành phố Hà Nội hoàn thiện và phê duyệt Đề án tổ chức Đại hội thể thao toàn quốc năm 2018 trong tháng 6 này. Về mức hỗ trợ kinh phí, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ VHTTDL rà soát, cân đối và thống nhất trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 8 để xem xét, quyết định. Với khoản ngân sách trung ương, Bộ VHTTDL và UBND thành phố Hà Nội chủ động trong việc sử dụng bảo đảm đúng mục đích, đối tượng...

Về Đại hội thể thao toàn quốc 2018 cũng như các kỳ tiếp theo, Phó Thủ tướng lưu ý việc tổ chức cần tiếp tục đổi mới công tác tổ chức, phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện Việt Nam, bảo đảm thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả.

Đề án tổ chức Đại hội thể thao 2018, hiện Sở VHTT Hà Nội đang hoàn thiện. Trong số 34 môn dự kiến đưa vào thi đấu chính thức có 28 môn thuộc nội dung Olympic và ASIAD, 6 môn còn lại ưu tiên cho các môn thể thao truyền thống, thế mạnh của TTVN.

Từ 5 năm trước, việc tổ chức Đại hội thể thao toàn quốc lần VIII năm 2018 là một chủ đề gây tranh cãi và trở thành vấn đề không chỉ của ngành thể thao, khi An Giang xin đăng cai và được khuyến khích, đồng ý về mặt chủ trương của Bộ VHTTDL. Vấn đề phát sinh được đưa ra và bị phản đối kịch liệt nằm ở dự trù kinh phí ban đầu lên đến 3.425 tỉ đồng. Do cơ sở vật chất, hạ tầng thể thao không đáp ứng được nên An Giang dự định chỉ xin đăng cai 15/36 môn và các môn còn lại sẽ thi đấu ở các tỉnh, thành khác để giảm chi phí đầu tư. Tuy nhiên, dự toán đưa ra đã hơn 3.000 tỉ đồng, trong đó một nửa là xin từ ngân sách trung ương và phần còn lại từ ngân sách tỉnh.

Bởi sự bất hợp lý cùng nguy cơ “đốt tiền” ngân sách cho việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ một kỳ Đại hội, nên phương án An Giang đăng cai bị “tuýt còi”, dù rút xuống còn 1.100 tỉ đồng trong đó 500 tỉ đồng hỗ trợ từ trung ương, rồi sau đó địa phương này xin rút và Hà Nội được chọn thay thế.

Nhưng quan trọng nhất là hiệu quả

Hà Nội có hệ thống cơ sở vật chất được xây dựng phục vụ SEA Games 22 năm 2003, từ SVĐ QG Mỹ Đình, Khu liên hiệp thể thao dưới nước, Cung thể thao trong nhà, Cung thể thao Quần Ngựa cùng nhiều công trình thể thao phức hợp của các quận, huyện và đặc biệt là Trung tâm đào tạo VĐV cấp cao có nhà thi đấu lẫn sân bãi phục vụ luyện tập, thi đấu…

Vì không phải xây mới mà chỉ mất kinh phí cải tạo nên chắc chắn con số hàng ngàn tỉ đồng mà An Giang hay một địa phương khác nếu đăng cai sẽ phải chi ra, với Hà Nội sẽ giảm xuống quá nửa. Thêm nữa, “bài học” với kỳ Đại hội năm 2014 ở Nam Định mà ngân sách trung ương hỗ trợ lên đến 1.600 tỉ đồng, dù chỉ tổ chức 10 môn chính và chỉ xây mới một số công trình thể thao, trong thời điểm khó khăn như hiện nay là điều cần phải cân nhắc, tính toán.

Ở kỳ Đại hội VI tại Đà Nẵng năm 2000 hay Nam Định năm 2014, bên cạnh những tranh cãi, nghi án tiêu cực và kiện cáo thì nhìn chung, các cuộc tranh tài chỉ là chuyện nội bộ của VĐV đại diện cho các địa phương. Sự quan tâm của dư luận xã hội hay khán giả gần như không có, trong khi các yếu tố chuyên môn lại là thứ yếu bên cạnh những tấm huy chương cùng bảng thành tích để báo cáo tổng kết.

Khi đồng ý tổ chức Đại hội thể thao toàn quốc 2018 tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam “lưu ý việc tổ chức cần tiếp tục đổi mới công tác tổ chức, phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện Việt Nam, bảo đảm thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả”. Đó phải là quan điểm quán triệt triệt để với ngành thể thao để có những bước đi chuẩn bị nghiêm túc ngay từ bây giờ cho những ngày hội thực sự của thể thao Việt Nam diễn ra hơn 1 năm nữa, để Đại hội thể thao toàn quốc không còn được hiểu theo nghĩa của một “cuộc chơi ngàn tỉ”.

Đại hội thể thao toàn quốc là sự kiện thể thao lớn được tổ chức 4 năm một lần, có tính chất, ý nghĩa quan trọng với hoạt động, sự phát triển của cả nền thể thao. Thế nhưng lâu nay, bên cạnh quá nhiều bất cập, những ì xèo liên quan đến khoản kinh phí khổng lồ lên đến hàng ngàn tỉ đồng thì cung cách tổ chức, chất lượng và hiệu quả luôn là vấn đề. Bởi thực tế, ở vài kỳ Đại hội gần đây luôn xuất hiện những chuyện bi hài, tai tiếng cùng nghịch lý xuất phát từ cuộc chạy đua thành tích của các địa phương nên bất chấp tất cả, kể cả tiêu cực và phi thể thao.

GIANG ANH
TIN LIÊN QUAN

Huấn luyện viên Nam Định: Chúng tôi cần cải thiện tấn công

Thanh Vũ |

Huấn luyện viên Vũ Hồng Việt cho rằng Thép Xanh Nam Định cần phải cải thiện khâu tấn công.

Cole Palmer lập poker giúp Chelsea thắng Brighton 4-2

Nhóm PV |

Tối 28.9, Chelsea đã đánh bại Brighton 4-2 trong ngày thi đấu chói sáng của Cole Palmer ở vòng 6 Premier League.

Giờ thứ 9: Chia ly để hạnh phúc - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Người đàn ông đã có vợ nhưng lại có tình cảm với một cô gái trẻ. Họ yêu nhau trong bóng tối và rắc rối xảy đến khi cô gái bỗng nhiên có bầu.

Tiễn biệt PGS Đặng Bích Hà về với Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Vương Trần |

Hạnh phúc lớn nhất cuộc đời của PGS Đặng Bích Hà là gắn bó với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, làm hậu phương vững chắc, để Đại tướng chuyên tâm việc nước, việc quân.

Cháy lớn ở Hà Nội, 1 người tử vong

Tô Thế |

Đám cháy xảy ra ở huyện Hoài Đức (Hà Nội), thiêu rụi xưởng tái chế nhựa (diện tích khoảng 500m2), một phần xưởng giặt.

Đông Triều là thành phố thứ 5 của tỉnh Quảng Ninh

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Ngày 28.9, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập các phường và thành phố Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

Cốm Hà Nội vào mùa, khách săn lùng từ xưởng ra phố

Việt Anh - Hoàng Xuyến |

Đã từ lâu, cốm như trở thành nét đặc trưng của mùa thu Hà Nội. Chính vì vậy, cứ mỗi độ thu về, người dân Thủ đô lại săn lùng, tìm mua cốm để thưởng thức.

Israel tuyên bố diệt thủ lĩnh Hezbollah Nasrallah

Thanh Hà |

Quân đội Israel thông báo ngày 28.9 về việc tiêu diệt thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah trong cuộc không kích lớn vào Beirut, Lebanon.