Theo báo cáo sơ bộ về kết quả tài chính công kinh tế 2016-2018, đã có 25,8% nhiệm vụ đã triển khai có kết quả rõ ràng; 57,5% nhiệm vụ đang triển khai chưa có kết quả rõ ràng và 16,7% nhiệm vụ đã triển khai nhưng chưa có kết quả. Theo đánh giá chung của Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế TW tại hội thảo có 24% mục tiêu cơ cấu lại dự kiến hoàn thành, 32% có khả năng hoàn thành và 41% khó hoàn thành. Tình hình kinh tế chung của Việt Nam có mức tăng trưởng tương đối cao. Đây có thể coi là kết quả tích cực rõ ràng sau chương trình hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (AUS4REFORM) phối hợp với Australia.
Bên cạnh đó, tại hội thảo các chuyên gia cũng đưa ra và phân tích chi tiết những thách thức trong cải cách tài chính công ở Việt Nam như: Thách thức với chính sách thu ngân sách nhà nước (NSNN) như nhiều nguồn thu NSNN chưa bền vững, ưu đãi thuế và hệ quả với NSNN, hiểu quả thu thuế khi tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và nền kinh tế, khả năng cải cách chính sách cho tăng thu NSNN trong ngắn hạn và trung hạn; Thách thức với chính sách liên quan đến chi NSNN như kỷ luật ngân sách, quy mô chi tiêu ngân sách, điều chỉnh cơ cấu chi tiêu, chi đầu tư phát triển... ; Thách thức về bội chi và nợ công; Thách thức về những vấn đề đầu tư công; Thách thức về phân cấp tài khóa; Thách thức về cơ chế quản lý tài chính và quan trọng hơn là các chỉ số công khai minh bạch NSNN ở địa phương còn khá lo ngại; ....
Ngoài ra, hội thảo cũng có những ý kiến đóng góp từ nhiều góc độ: Pháp luật và thi hành pháp luât, kinh tế,... Với góc độ của pháp luật và thi hành phát luật việc tái cơ cấu chủ yếu liên quan đến phân bổ và sử dụng các nguồn lực. Có hai góc độ cần xem xét: Các nguồn lực do Nhà nước nắm và quản lý: Đầu tư công, Thu-Chi NSNN và Vai trò của Nhà nước trong việc ban hành và bảo đảm thực thu luật pháp, thúc đẩy sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong dân cư. Các chuyên gia cũng mạnh dạn đưa các giải pháp như: quyết định đầu tư công theo luật đầu tư công, quản lý nguồn lực đất đai, cần một luật về kiểm tra doanh nghiệp, hộ kinh doanh...