Chuyên gia dự đoán khả năng chống chịu lệnh trừng phạt kinh tế của Nga

Nguyễn Hạnh |

Các biện pháp trừng phạt tài chính của phương Tây gay gắt hơn so với năm 2014, nhưng nền kinh tế Nga có thể chống đỡ được chúng, theo các chuyên gia Trung Quốc.

Thời báo Hoàn cầu đưa tin, Mỹ đã một lần nữa tăng cường siết chặt tài chính đối với Nga bằng cách đóng băng tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga, chỉ 2 ngày sau khi nước này cùng với một số đồng minh tuyên bố loại Nga ra khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT. Động thái này nhằm gây áp lực lên Nga trong bối cảnh xung đột quân sự Nga-Ukraina. Các nước phương Tây đang dần nâng cấp các biện pháp trừng phạt tài chính đối với Nga theo cách mà các chuyên gia gọi là "chưa từng có".

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng các biện pháp đối phó của Nga, bao gồm việc sử dụng dự trữ tiền điện tử của ngân hàng trung ương (CBDC), có thể giúp nước này chống chịu được các lệnh trừng phạt.

Bộ Tài chính Mỹ hôm 28.2 thông báo cấm công dân Mỹ tham gia vào các giao dịch với Ngân hàng Trung ương Liên bang Nga, tương đương với việc đóng băng tài sản của ngân hàng này ở Mỹ. Ngoài ra, các biện pháp mới cũng sẽ nhằm vào Quỹ Tài sản Quốc gia của Liên bang Nga và Bộ Tài chính Liên bang Nga.

Các nhà kinh tế thừa nhận các lệnh trừng phạt như vậy sẽ mang lại một số vấn đề cho thị trường tài chính của Nga, vốn đã có những biến động dữ dội trong những ngày gần đây. Sàn giao dịch chứng khoán của nước này, Moscow Exchange, đã đóng cửa trong tuần này.

Giáo sư kinh tế Lin Jiang tại Đại học Sun Yat-sen (Trung Quốc) nói rằng, tác động chính của vòng trừng phạt tài chính này đối với Nga là nước này sẽ không thể chuyển dự trữ ngoại hối gửi tại các ngân hàng ở nước ngoài vào Nga.

Theo giáo sư Lin, nếu đồng rúp giảm sâu, các nhà đầu tư dù trong nước hay nước ngoài đều sẽ sợ hãi, khiến dòng vốn tháo chạy khỏi Nga và gây ra rủi ro lạm phát.

Dữ liệu do Xu Wenhong từ Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cung cấp cho thấy, tính đến cuối ngày 18.2, Ngân hàng Trung ương Nga có khoảng 643 tỉ USD dự trữ ngoại hối, trong đó 311 tỉ được lưu trữ dưới dạng chứng khoán ở nước ngoài, trong khi 152 tỉ được gửi vào các ngân hàng ở nước ngoài. Dự trữ vàng của Nga cũng đang ở mức 132 tỉ USD.

"Nếu Mỹ và EU đóng băng dự trữ ngoại hối của Nga, sẽ làm giảm khả năng của Nga trong việc can thiệp vào tỉ giá hối đoái của đồng rúp thông qua dự trữ ngoại hối và đồng rúp có thể phải đối mặt với một đợt giảm nữa", Xu Wenhong nói.

Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định Nga có cách riêng để đối phó với những thách thức như vậy và các nền tảng kinh tế của nước này khó có thể bị lung lay do hậu quả của các lệnh trừng phạt tài chính.

Nga từng phải đối mặt với các lệnh trừng phạt tài chính tương tự trước đây vào năm 2014. Tuy nhiên, nền kinh tế Nga khi đó không bị suy yếu nhờ tung ra nhiều biện pháp đối phó khác nhau. Theo các chuyên gia, vòng trừng phạt tài chính mới chỉ là một "bản nâng cấp" những gì các nước phương Tây đã làm trước đây và Nga có thể vượt qua.

Nga cũng đã thực hiện một số phương pháp đối phó. Điện Kremlin gần đây đã ra lệnh cấm công dân Nga không được gia hạn các khoản vay nước ngoài bằng tiền mặt và không được chuyển ngoại tệ vào tài khoản hoặc gửi tiền tại các ngân hàng nước ngoài.

Truyền thông Nga gần đây đã dẫn lời Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Elvira Nabiullina cho hay, nhờ hệ thống nhắn tin tài chính SPFS của riêng Nga - thứ thay thế SWIFT - cơ sở hạ tầng tài chính của Nga sẽ hoạt động trơn tru trong môi trường hiện tại.

Ngân hàng Trung ương Nga cũng tăng gấp đôi lãi suất cơ bản của nước này lên 20% từ mức 9,5%. Chính sách này dường như đã có hiệu quả trong việc ổn định tiền tệ, khi đồng rúp tăng giá so với đồng bạc xanh vào ngày 1.3.

Nhà nghiên cứu Chen Jia thuộc Viện Tiền tệ Quốc tế của Đại học Nhân dân Trung Quốc nói với Thời báo Hoàn cầu rằng, một phương pháp mà Nga có thể áp dụng là sử dụng CBDC để vượt qua hệ thống thanh toán do Mỹ dẫn đầu.

Chen Jia lưu ý, Nga sẽ xem xét độ tin cậy của các lệnh trừng phạt của Mỹ, vì việc đẩy Nga ra khỏi SWIFT sẽ có tác động nghiêm trọng đến các nước thành viên khác, đồng thời nuôi dưỡng các đối thủ cạnh tranh với SWIFT.

Song Kui - lãnh đạo Viện Nghiên cứu Kinh tế Khu vực Trung - Nga đương đại - cũng nói với Thời báo Hoàn cầu rằng, các nguồn tài nguyên dồi dào của Nga có thể hỗ trợ nền kinh tế của nước này đối mặt với những thách thức bên ngoài.

Nguyễn Hạnh
TIN LIÊN QUAN

Trung Quốc gợi ý cách Nga và Ukraina có thể hòa bình

Song Minh |

Về cuộc xung đột Nga-Ukraina, Trung Quốc luôn giữ quan điểm rằng an ninh của một quốc gia này không nên đánh đổi bằng an ninh của các quốc gia khác.

Nga tỏ thái độ kiên quyết trước các lệnh trừng phạt

Nguyễn Hạnh |

Bộ Ngoại giao Nga hôm 28.2 nói rằng, nước này sẽ tiếp tục đảm bảo hiện thực hóa các lợi ích quốc gia bất chấp các lệnh trừng phạt, đồng thời chỉ trích kế hoạch cung cấp vũ khí cho Ukraina của Liên minh Châu Âu (EU).

Trung Quốc nêu lập trường khi Nga-Ukraina sẵn sàng đàm phán

Nguyễn Hạnh |

Trung Quốc một lần nữa làm rõ lập trường trung lập trong cuộc khủng hoảng Nga-Ukraina.

12 người lao động nhận tiền lương sau phản ánh của Lao Động

Hữu Long |

Khánh Hòa - Sau khi Báo Lao Động phản ánh về việc nợ lương, Công ty TNHH Xây dựng 189 tại Nha Trang đã thanh toán toàn bộ tiền nợ cho người lao động, kỹ sư.

Dự báo giá vàng thời gian tới, đầu tư như nào để chốt lời?

Hoàng Xuyến - Việt Anh |

Với lộ trình bắt đầu cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, các chuyên gia dự báo giá vàng nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng trong dài hạn.

344 người chết và mất tích, thiệt hại 81.503 tỉ do bão số 3

PHẠM ĐÔNG |

Siêu bão số 3 đã làm cho 344 người chết và mất tích, tổng thiệt hại kinh tế ước tính ban đầu 81.503 tỉ đồng.

Phụ huynh bức xúc vì cô giáo xin hỗ trợ laptop

Chân Phúc |

TPHCM - Một giáo viên chủ nhiệm xin lớp hỗ trợ laptop, không được 100% phụ huynh đồng ý, nên cô có ứng xử không phù hợp khiến phụ huynh bức xúc.

Công an vào cuộc xác minh vụ phụ huynh bức xúc các khoản thu

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Thị xã Nghi Sơn đã giao cơ quan công an và phòng giáo dục xác minh, làm rõ vụ việc phụ huynh bức xúc, “sợ hãi” về các khoản thu đầu năm học.

Trung Quốc gợi ý cách Nga và Ukraina có thể hòa bình

Song Minh |

Về cuộc xung đột Nga-Ukraina, Trung Quốc luôn giữ quan điểm rằng an ninh của một quốc gia này không nên đánh đổi bằng an ninh của các quốc gia khác.

Nga tỏ thái độ kiên quyết trước các lệnh trừng phạt

Nguyễn Hạnh |

Bộ Ngoại giao Nga hôm 28.2 nói rằng, nước này sẽ tiếp tục đảm bảo hiện thực hóa các lợi ích quốc gia bất chấp các lệnh trừng phạt, đồng thời chỉ trích kế hoạch cung cấp vũ khí cho Ukraina của Liên minh Châu Âu (EU).

Trung Quốc nêu lập trường khi Nga-Ukraina sẵn sàng đàm phán

Nguyễn Hạnh |

Trung Quốc một lần nữa làm rõ lập trường trung lập trong cuộc khủng hoảng Nga-Ukraina.