Chủ tịch Quốc hội: Phân loại đô thị theo yếu tố đặc thù, không nợ tiêu chí

PHẠM ĐÔNG |

Đề cập việc áp dụng phân loại đô thị theo yếu tố đặc thù, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị rà soát kỹ xem còn gì đặc thù để nghiên cứu quy định nhằm xử lý được những vướng mắc vừa qua, vì theo quy định của Bộ Chính trị không còn cho nợ tiêu chí.

Phân loại đô thị theo vùng và yếu tố đặc thù

Chiều 21.9, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục họp chuyên đề pháp luật tháng 9.2022 để xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 về phân loại đô thị và xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, đa số thành viên trong cơ quan thẩm tra tán thành với quy định về việc áp dụng tiêu chí phân loại đô thị theo vùng miền tương ứng với 6 vùng kinh tế - xã hội.

Về áp dụng phân loại đô thị theo yếu tố đặc thù, Ủy ban Pháp luật đề nghị chưa đưa các đô thị loại IV, loại V chịu tác động từ biến đổi khí hậu, rủi ro thiên tai vào diện đô thị có yếu tố đặc thù cần được giảm tiêu chí phân loại đô thị bởi chưa có căn cứ, cơ sở để tính toán, xác định cụ thể địa bàn, số lượng đô thị sẽ được áp dụng.

Ông Hoàng Thanh Tùng.
Ông Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại cuộc họp.

Đối với khu vực dự kiến hình thành đô thị để bảo tồn, phát huy giá trị đặc sắc cố đô và di sản văn hóa vật thể đã được UNESCO công nhận, Ủy ban Pháp luật đề nghị chỉnh lý quy định này theo hướng không xem xét tiêu chí mật độ dân số, bởi tính chất đặc thù của đô thị loại này là thường có diện tích di sản cần bảo tồn rất lớn, cần hạn chế việc tập trung dân cư sinh sống ở phần nội đô, có nhiều di sản.

Mặt khác, tuy dân số thường trú tại đô thị không cao song số lượng người đến tham quan, du lịch, học tập, công tác, lao động thường xuyên lại rất lớn nên yêu cầu đối với hạ tầng đô thị và các dịch vụ của đô thị cũng rất cao, cần được nâng cấp, ưu tiên đầu tư phát triển để đáp ứng nhu cầu của người dân và tạo động lực phát triển cho vùng.

Nên chăng cần “mở” hơn?

Cho ý kiến, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, việc xem xét sửa đổi 2 nghị quyết này sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành giám sát về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã là phù hợp và cơ bản nhận được sự đồng thuận.

Việc sửa đổi cũng chỉ một số điểm nhằm đáp ứng yêu cầu hiện nay, vì đất nước đang trong giai đoạn phát triển; tiêu chuẩn, tiêu chí có sự biến động.

Đề cập việc áp dụng phân loại đô thị theo yếu tố đặc thù, ngoài Thừa Thiên Huế, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị rà soát kỹ xem còn gì đặc thù để nghiên cứu quy định nhằm xử lý được những bất cập vừa qua, vì “theo quy định của Bộ Chính trị là giờ không còn cho nợ tiêu chí nữa đâu”.

“Quy định nào đi nữa thì cũng có thể có trường hợp phát sinh đặc thù, đặc biệt do nhiều mục đích khác nhau, như thí điểm thành phố thông minh dù địa phương này chưa đủ tiêu chuẩn theo quy định. Vậy nên chăng cần mở hơn để đáp ứng yêu cầu thực tiễn?” – Chủ tịch Quốc hội gợi ý.

Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.
Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.

Tại phiên họp, Bí thư Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế Lê Trường Lưu cho rằng, việc sửa 2 nghị quyết này là hết sức cần thiết, tháo gỡ được nút thắt cho Thừa Thiên Huế trong thực hiện Quy định 54 của Bộ Chính trị, bởi nếu xét mật độ dân số thì địa phương không bao giờ đảm bảo được, nhất là khi tỉnh đang tiến hành di dân ra khỏi nội đô để bảo vệ di sản.

Ông Lê Trường Lưu cũng đề nghị, đối với đô thị được áp dụng đặc thù thì các đơn vị trực thuộc (như quận, phường) cũng cần có tiêu chí phù hợp, vì theo mặt bằng chung sẽ khó khả thi.

Sau khi thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua với 100% thành viên có mặt tán thành. Yêu cầu cơ quan soạn thảo phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn thiện dự thảo, báo cáo lại UBTVQH dự thảo mới kèm theo báo cáo tiếp thu, giải trình các ý kiến đặt ra hôm nay để trình Chủ tịch Quốc hội ký ban hành trước ngày 30.9.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hoà Lạc phải là khu đô thị đại học thông minh

Vương Trần |

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng trong những năm tới Đại học Quốc gia Hà Nội phải có quyết tâm mới, tầm nhìn dài hạn, cách làm khác hướng tới mục tiêu xây dựng khu đô thị đại học thông minh, hiện đại chứ không phải là xây dựng một trường đại học lớn.

Sửa đổi tiêu chí, tiêu chuẩn đơn vị hành chính, đô thị không thể cảm tính

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, việc đề xuất sửa đổi, bổ sung các tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể của đơn vị hành chính, đô thị phải đánh giá thấu đáo, trên cơ sở thực tiễn, cơ sở khoa học về quản lý nhà nước, quản lý hành chính, các yếu tố về địa lý, văn hoá... chứ không thể cảm tính.

Các dự án đô thị được điều chỉnh gây áp lực về giao thông, hạ tầng xã hội

Nhóm PV |

Đại biểu Quốc hội cho rằng, các dự án đô thị được điều chỉnh quy hoạch phát sinh rất nhiều bất cập như áp lực về gia tăng giao thông đô thị và áp lực lớn nhất đặt lên chính quyền địa phương tại khu vực là an ninh trật tự, y tế, giáo dục, thiết chế văn hóa, hạ tầng xã hội.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.