Để nông dân không “đánh cược” với thiên tai

Minh Bằng |

Việt Nam là quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thiên tai gây thiệt hại đến cây trồng, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Tuy nhiên, hiện nay, khi thiệt hại do thiên tai còn nặng về hỗ trợ của Nhà nước hoặc hỗ trợ từ hoạt động thiện nguyện trong Nhân dân. Trong khi đó, bù đắp cho thiệt hại này từ sản phẩm bảo hiểm còn chưa đáp ứng, thậm chí sản phẩm bảo hiểm cho lâm nghiệp, ngư nghiệp gần như là chưa có.

Đó là nhận định của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khi thảo luận về dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) ngày hôm qua, 25.10.

Trên thực tế, năm 2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 58/2018/NĐ-CP về bảo hiểm nông nghiệp; năm 2019, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định số 22/2019/QĐ-TTg về thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp, cá nhân sản xuất nông nghiệp thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo sẽ được hỗ trợ 90% phí bảo hiểm nông nghiệp. Đây là văn bản pháp lý quan trọng nhằm thực hiện bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam.

Tuy nhiên, có nhiều lý do khiến người nông dân chưa mặn mà với bảo hiểm nông nghiệp. Cụ thể, các sản phẩm bảo hiểm áp dụng chính sách hỗ trợ phí đối với lúa, trâu bò, tôm hiện nay còn chưa đa dạng, điều khoản quy tắc chưa hấp dẫn người nông dân: Phí bảo hiểm cao; với bảo hiểm cây lúa không có bảo hiểm theo từng hộ hoặc thôn mà chỉ bảo hiểm theo năng suất lúa trung bình theo xã; mức khấu trừ cao (30-40% giá trị bảo hiểm); quy trình, thủ tục xác định thiệt hại, bồi thường còn phức tạp và chưa minh bạch như việc ứng dụng công nghệ viễn thám để xác định năng suất lúa mà không dựa vào năng suất thực thu nên người sản xuất, nhất là các hộ nghèo, cận nghèo khó tiếp cận và dễ gây tranh chấp. Về phía doanh nghiệp: Bảo hiểm nông nghiệp có tính thời vụ, rủi ro cao khó kiểm soát việc tuân thủ quy trình sản xuất của nông dân, thủ tục để tham gia chính sách hỗ trợ còn phức tạp.

Ngoài ra, nhận thức của người nông dân về quản lý rủi ro và về bảo hiểm còn rất hạn chế. Đại đa số nông dân, nhất là những nông dân ở vùng sâu, vùng xa, chưa thấy được sự cần thiết và lợi ích của bảo hiểm mang lại. Không những thế thu nhập của nông dân còn thấp và không ổn định. Khả năng tài chính đáp ứng nhu cầu bảo hiểm còn rất hạn chế.

“Khó nhưng vẫn phải làm” - Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh - “Khi có thiệt hại do thiên tai, bão, lũ bên cạnh phần hỗ trợ của ngân sách nhà nước, là một phần hỗ trợ bắt buộc, trách nhiệm của Nhà nước, thì cần chuyển hướng bù đắp thiệt hại chủ yếu bằng các sản phẩm và dịch vụ bảo hiểm. Mặc dù bảo hiểm nông, lâm, ngư nghiệp là rất khó, khó trong tính toán phí bảo hiểm... nhưng khó cũng phải làm để phát triển mạnh bảo hiểm trong lĩnh vực này theo tiến bộ của thế giới và làm cho người nông dân yên tâm khi có bệ đỡ là bảo hiểm. Nếu có rủi ro, tổn thất, thiệt hại, người nông dân hoàn toàn có thể khôi phục lại được sản xuất”.

Chính vì thế phải sửa Luật để người dân tiếp cận dễ hơn với các chính sách bảo hiểm, hiểu hơn về giá trị của loại hình dịch vụ này để không còn “đánh cược” với thiên tai, dịch bệnh.

Để người dân nhanh chóng khôi phục sản xuất sau thiên tai cũng chính là góp phần đảm bảo an ninh lương thực.

Minh Bằng
TIN LIÊN QUAN

Phát triển bền vững ĐBSCL, vượt lên thách thức biến đổi khí hậu

Vũ Long |

Nghị quyết 120/NQ-CP đã góp phần phát triển đồng bằng sông Cửu Long theo hướng bền vững, vượt lên biến đổi khí hậu để phát triển kinh tế, xã hội.

Chủ động hành động để ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường

Phạm Đông |

Theo các chuyên gia về môi trường, biến đổi khí hậu đang gây ra những hệ lụy, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước. Do đó, rất cần sự thay đổi về nhận thức, hành vi và chủ động hành động của cả cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

Biến đổi khí hậu "tăng tốc", ngành Khí tượng Thuỷ văn chạy đua dự báo thiên tai

Thảo Anh |

Biến đổi khí hậu vượt tốc độ dự báo và ngày càng tác động mạnh mẽ đến thời tiết tại Việt Nam khiến nhiều quy luật bị phá vỡ. Lũ kép, bão chồng bão và những loại hình đa thiên tai đã không còn xa lạ. Trước thực trạng đó, ngành Khí tượng Thuỷ văn đang chạy đua áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ góp phần nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

CLB Thanh Hóa đánh bại Công an Hà Nội tại vòng 2 V.League

HOÀNG HUÊ - MINH DÂN |

Câu lạc bộ Thanh Hóa giành chiến thắng 1-0 trước đội Công an Hà Nội ở vòng 2, qua đó giành 3 điểm đầu tiên ở LPBank V.League 2024-2025.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.