Kiến nghị xử lý nghiêm Cục trưởng Cục QLLĐNN giai đoạn 2000- 2016

Việt Dũng |

Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo kết luận thanh tra về công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Thông báo trên được Thanh tra Chính phủ đưa ra ngày 3.3.2021.

Theo đó, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã thanh tra tại Bộ Lao động, thương binh và xã hội (LĐTBXH) và UBND 6 tỉnh: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hưng Yên, Hải Dương.

Theo TTCP, công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng vẫn còn những tồn tại, hạn chế, khuyết điểm và vi phạm.

Đối với Bộ LĐTBXH, trong giai đoạn 2013-2018, Bộ không báo cáo Thủ tướng Chính phủ khi không xây dựng được chiến lược, kế hoạch về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Chậm kiến nghị sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực này, ban hành một số văn bản hành chính, thủ tục hành chính không đúng quy phạm pháp luật.

Bộ chưa thực sự quan tâm đúng mức đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Bộ LĐTBXH không báo cáo Chính phủ, Thủ tướng để có biện pháp đàm phán với nước ngoài để giảm chi phí cho người lao động...

Dẫn đến người lao động (thực chất là lao động nghèo khó) phải chi trả số tiền lớn mà chính sách của nước, vùng lãnh thổ tiếp nhận lao động không phải chi trả (như Đài Loan - Trung Quốc, Nhật Bản).

Quy định mức phí, phí đào tạo tại thị trường Nhật Bản chưa phù hợp với chính sách và thỏa thuận đã ký với Nhật Bản, không đúng với tình hình thực tế, gây ảnh hưởng đến người lao động, là nguyên nhân khiến lao động bỏ trốn và cư trú bất hợp pháp ở nước ngoài.

Bộ chưa chấn chỉnh công tác điều hành Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước, chậm kiện toàn bộ máy. Thanh tra bộ không xử phạt hết hành vi vi phạm hành chính của doanh nghiệp với số tiền gần 9 tỉ đồng.

Đối với Cục Quản lý lao động ngoài nước (QLLĐNN), cơ quan thanh tra kết luận cục không quản lý, kiểm soát được doanh nghiệp trong việc thu phí thị trường Nhật Bản, dẫn đến trong thời gian dài người lao động phải chi trả mức phí cao (7.000 - 8.000 USD/lao động).

Ngoài ra, tham mưu ban hành văn bản quy định mức thu phí và phí đào tạo tại thị trường Nhật Bản không đúng với thỏa thuận đã ký và chính sách của Nhật Bản...

Cục QLLĐNN không tham mưu bộ báo cáo Thủ tướng Chính phủ tổng kết hằng năm về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Thiếu kiểm tra, giám sát, để nhiều doanh nghiệp sau khi được cấp phép hoạt động đã không hiệu quả, không đưa được lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Cục phát hiện nhiều doanh nghiệp không làm thủ tục cấp đổi giấy phép nhưng buông lỏng, không có phương án xử lý, không ban hành 22 kết luận thanh tra năm 2015.

Trước những thanh tra trên, TTCP đã có kiến nghị xử lý trách nhiệm.

Cụ thể, theo TTCP, với trách nhiệm chung trong công tác quản lý nhà nước, Bộ LĐTBXH chịu trách nhiệm trước những thiếu sót, khuyết điểm, vi phạm nêu trên. Đồng thời tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm đối với các đơn vị, cá nhân.

Cụ thể, kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm, có hình thức xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với Cục trưởng Cục QLLĐNN giai đoạn 2012-2016 trong việc tham mưu ban hành và ban hành các văn bản không đúng quy định; không ban hành 22 kết luận thanh tra năm 2015.

Kiểm điểm, xử lý trách nhiệm với Cục trưởng Cục QLLĐNN từng thời kỳ từ năm 2000 đến thời điểm thanh tra trong việc không tham mưu bộ và báo cáo Thủ tướng Chính phủ giải quyết vấn đề tiền môi giới Đài Loan, Nhật Bản; không xây dựng chiến lược dài hạn, chậm kiến nghị sửa đổi Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài...

Ngoài ra, kiểm điểm trách nhiệm đối với Chánh Thanh tra Bộ LĐTBXH qua các thời kỳ năm 2013-2018 trong việc tham mưu bộ ban hành quy định chức năng nhiệm vụ của thanh tra bộ không đầy đủ nội dung theo quy định. Xử lý trách nhiệm chánh thanh tra bộ thời kỳ 2015-2018 do không xử phạt hết lỗi vi phạm hành chính của doanh nghiệp.

Việt Dũng
TIN LIÊN QUAN

Thanh tra Chính phủ thông báo về vụ khiếu nại hơn 30 năm của 1 cán bộ đi B

Vương Trần |

Ngày 23.2.2021, Thanh tra Chính phủ đã có Thông báo về kết quả kiểm tra, rà soát lại vụ việc khiếu nại của ông Nguyễn Ngọc Lợi - nguyên là quân nhân, thuộc diện cán bộ đi B.

Thanh tra Chính phủ đối thoại với người dân Thủ Thiêm: Chưa tìm được tiếng nói chung về ranh giới quy hoạch

MINH QUÂN - NGUYỄN HUY |

Trong dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra, rà soát liên quan khiếu nại ranh quy hoạch 5 khu phố thuộc 3 phường ở Thủ Thiêm, Thanh tra Chính phủ kết luận vị trí nhà đất các hộ dân khiếu nại đều nằm trong ranh giới quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm nhưng người dân không đồng tình với kết quả này.

Hôm nay, Thanh tra Chính phủ đối thoại với người dân Thủ Thiêm

MINH QUÂN |

Hôm nay (27.11), Thanh tra Chính phủ phối hợp với UBND TPHCM đối thoại và công bố với người dân về 5 khu phố thuộc 3 phường (An Khánh, Bình Khánh, Bình An) nằm trong hay ngoài ranh Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2).

Cập nhật kiến thức mới cho cán bộ Công đoàn chủ chốt

Bảo Hân |

Sáng 1.10, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khai giảng lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng dành cho Công đoàn cấp tỉnh, ngành Trung ương.

Biến mỏ đá bỏ hoang ở Hóa An thành khu du lịch 9.000 tỉ đồng?

MINH CHÂU |

Đồng Nai - Mỏ đá bỏ hoang ở phường Hóa An, TP Biên Hòa được ví như "tuyệt tình cốc" nhưng rất nguy hiểm, nhiều bạn trẻ vẫn vô tư chụp hình ngắm cảnh.

Sai phạm ở dự án Ba Hồ - Bản Chùa, 13 cá nhân bị kiểm điểm

HƯNG THƠ |

QUẢNG TRỊ - Liên quan đến những sai phạm nghiêm trọng ở dự án Ba Hồ - Bản Chùa, 13 cá nhân liên quan và tập thể bước đầu đã bị kiểm điểm trách nhiệm.

Thời điểm không khí lạnh tác động mạnh nhất đến miền Bắc

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định do tác động của không khí lạnh, từ đêm 2.10, nhiệt độ ở miền Bắc tiếp tục suy giảm.

Dự báo mới nhất đường đi và cường độ siêu bão số 5 Krathon

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết siêu bão số 5 Krathon ở trên vùng biển đông bắc của khu vực Bắc Biển Đông sẽ di chuyển chậm theo hướng tây tây bắc trong 24 giờ tới.