Tiền tỉ đầu tư cho người tài đi du học nhưng không về:

Lộ kẽ hở việc lựa chọn, giám sát, quản lý đối tượng được cử đi học

đăng chung |

Đầu tư để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là chủ trương được Đảng và Nhà nước quan tâm, với mục tiêu thu hút người tài vào làm việc trong cơ quan hành chính. Tuy nhiên có một thực tế, không ít người tài “một đi không trở lại”, dù đã nhận hàng tỉ đồng từ ngân sách để đi du học. “Cực chẳng đã” chính quyền đã phải đi kiện, để yêu cầu người tài trả lại tiền.

Khi người tài “lật kèo”

4 con cán bộ đi du học theo đề án thu hút nhân tài nhưng không trở về, chính quyền phải ra quyết định yêu cầu trả lại hết số tiền để đền bù chi phí đào tạo, người trả nhiều nhất là 3,48 tỉ đồng trong 2 năm học. Đây là câu chuyện đang diễn ra ở Quảng Ngãi, nhận được sự quan tâm của dư luận những ngày qua. Và Quảng Ngãi không phải là địa phương duy nhất xảy ra sự việc này. Tại Đà Nẵng, Cần Thơ cũng vậy.

Dẫn ra để thấy, tình trạng học viên, nghiên cứu sinh, cán bộ sau khi hoàn thành chương trình đào tạo đã ở lại nước sở tại làm việc, hoặc trở về nhưng không làm việc tại cơ quan cũ như cam kết diễn ra khá phổ biến ở nhiều bộ, ngành, địa phương. Hiện nay, ngoài các đề án đầu tư, cấp học bổng của Chính phủ, thì mỗi địa phương lại có chính sách riêng để thu hút nhân tài. Đơn cử hầu hết các địa phương đều xây dựng chính sách cấp kinh phí để cử người đi du học, nâng cao trình độ, với những cam kết phải trở về nước làm việc. Tuy nhiên, tình trạng “người đi không trở lại” vẫn diễn ra.

Theo Tiến sĩ Lê Viết Khuyến - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GDĐT), khi xảy ra việc người tài đi du học bằng tiền ngân sách nhưng không trở về, thì việc yêu cầu phải bồi hoàn kinh phí đào tạo là đương nhiên. Ngoài ra, qua sự việc cũng cho thấy những kẽ hở trong việc cấp học bổng, trong đó có chưa quy rõ trách nhiệm của bộ phận lựa chọn, cử người đi học và bộ phận phụ trách giám sát, quản lý đối tượng được cử đi học tập ở nước ngoài.

“Khi chấp nhận đi học bằng tiền ngân sách thì nhất khoát người đó phải có trách nhiệm, vì đây là tiền thuế của dân và việc thực hiện theo đúng như cam kết là đương nhiên. Các đề án cấp kinh phí đào tạo, học bổng đều có những điều khoản rất nghiêm ngặt, đòi hỏi người thụ hưởng chính sách phải thực hiện quyền và nghĩa vụ liên quan. Nhà nước đầu tư tiền thì anh phải về nước để cống hiến, biện pháp tối thiểu khi không thực hiện đúng là phải bồi thường, trả lại tiền” - TS Khuyến cho biết.

Ông cũng cho rằng, qua câu chuyện chính quyền kiện người tài để đòi tiền cũng cần rút ra bài học. Đặc biệt ở khâu chọn người. Chúng ta hô hào chọn người tài đi học, nhưng hiện nay chưa có định nghĩa cụ thể thế nào là người tài. Vì thiếu tiêu chí sẽ dẫn đến việc lợi dụng chính sách để “trục lợi”.

“Như sự việc ở Quảng Ngãi, dư luận đặt dấu hỏi vì sao lại có nhiều con quan chức được cấp học bổng du học? Tôi cho rằng ngoài việc yêu cầu người đi học phải bồi thường chi phí đào tạo, thì cần quy rõ trách nhiệm với người phụ trách việc lựa chọn người để cấp học bổng” - TS Khuyến nhấn mạnh.

Tiền tỉ đầu tư, vì sao người tài vẫn không mặn mà?

Những năm vừa qua, Nhà nước có nhiều chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài. Đơn cử, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) được Chính phủ giao thực hiện một số đề án như Đề án 911 (đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020), Đề án 599 (Đào tạo cán bộ ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước giai đoạn 2013-2020). Riêng đề án 911, ngân sách cấp kinh phí 14.000 tỉ đồng để đào tạo 20.000 tiến sĩ, trong đó có khoảng 10.000 giảng viên có trình độ tiến sĩ đào tạo ở nước ngoài. Song thực tế, đề án mới tuyển hơn 2.900 ứng viên, chỉ đạt hơn 29% chỉ tiêu và phải dừng tuyển sinh.

Vì sao được đầu tư tiền tỉ để du học, người tài vẫn không mặn mà? Thạc sĩ Nguyễn Sóng Hiền - nghiên cứu sinh tiến sĩ Trường ĐH Newcastle (Australia) dẫn thực tế, nhiều bạn của ông tốt nghiệp tiến sĩ ở nước ngoài và khi về nước đã không sống nổi với đồng lương nhân theo hệ số, môi trường làm việc không có điều kiện phát huy khả năng, nên nhiều người phải đi làm thêm bên ngoài hoặc tìm cơ hội mới quay lại Úc. Vì điều này, những người giỏi, hoặc người có năng lực thực sự thường tự mình tìm kiếm các gói học bổng của nước ngoài để đi du học, thay vì đi theo các dự án đầu tư của Nhà nước.

Cùng quan điểm, bà Phạm Khánh Phong Lan (Đại biểu Quốc hội Đoàn TPHCM) cho rằng, nên học cách các doanh nghiệp tư nhân họ làm trong việc thu hút nhân tài. Khi tuyển dụng, họ xây dựng những tiêu chí rất cụ thể, đặt hàng rõ những gì họ muốn và kỳ vọng ở những người họ sắp tuyển dụng.

đăng chung
TIN LIÊN QUAN

Sử dụng ngân sách tiền tỉ du học nhưng không về: Loay hoay xử lý bồi hoàn

nhóm PV |

Học viên đi học theo đề án thì việc không trở về sẽ gây tổn thất cho ngân sách nhà nước hàng tỉ đồng một người nhưng việc bồi hoàn kinh phí đào tạo gần như “bất khả thi” do chính sách, quy định chưa kịp so với thực tế. Bài học về việc Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi sau khi kiểm tra xác định có 4 trường hợp du học nước ngoài bằng tiền ngân sách nhà nước nhưng không về làm việc tại tỉnh bị buộc phải hoàn trả gấp đôi chi phí ngân sách đã chi với tổng số tiền hơn 9 tỉ đồng là minh chứng rõ nhất cho vấn đề này.

Nước mắt du học sinh nghèo: Mẹ ơi, con kiệt sức rồi !

Sương Mai |

Mỗi lần gọi về cho mẹ, Trang đều nói trong nước mắt. Cuộc sống của một du học sinh nhà nghèo phải học tập, mưu sinh nơi xứ người chưa bao giờ là điều dễ dàng cả. Trong mỗi cuộc điện thoại, mẹ Trang chỉ biết nhìn con rồi khóc, động viên con cố gắng vượt qua nghịch cảnh.

Đưa "người tài" du học là kiểu đầu tư tràn lan, không quan tâm thu hồi vốn

Đặng Chung |

4 con lãnh đạo của tỉnh Quảng Ngãi đi du học bằng ngân sách, nhưng sau khi tốt nghiệp lại không về như cam kết và bị yêu cầu trả lại tiền. Từ câu chuyện này, Thạc sĩ Nguyễn Sóng Hiền – đang là nghiên cứu sinh tại Đại học Newcastle (Australia) chỉ ra những bất cập trong chính sách cấp học bổng, đưa cán bộ đi du học nước ngoài hiện nay và lý do “người tài chưa muốn trở về cống hiến".

Trực tiếp bóng đá Man United 0-0 Crystal Palace: Hiệp 1

TAM NGUYÊN |

Trực tiếp bóng đá trận Crystal Palace vs Man United lúc 23h30 ngày 21.9 tại vòng 5 Premier League.

8 triệu m3 đất đá nguy cơ sạt lở, người dân di dời khẩn cấp

Bài và Ảnh: Đặng Tình |

Hòa Bình - Một khu vực đồi cao rộng 7ha với 8 triệu m3 đất có nguy cơ sạt lở khiến hàng trăm người dân phải di dời khẩn cấp.

Sạt lở, đất đá đổ xuống đèo Bảo Lộc trong đêm tối

HOÀI THANH |

Trên Quốc lộ 20, đoạn qua đèo Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng vừa xảy ra tình trạng sạt lở đất đá trong đêm tối.

TPHCM áp dụng bảng giá đất hiện hành tính thuế về đất đai

Bảo Chương |

UBND TPHCM chính thức có văn bản cho phép sử dụng bảng giá đất hiện hành để tính thuế trong lúc chờ ban hành bảng giá đất mới.

Hàng nghìn người tận hưởng lễ hội mùa thu Hà Nội

Thạch Lựu |

Sáng 21.9, hàng nghìn lượt khách du lịch đã tham gia, trải nghiệm nhiều hoạt động đặc sắc của Festival Thu Hà Nội năm 2024 tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm.

Sử dụng ngân sách tiền tỉ du học nhưng không về: Loay hoay xử lý bồi hoàn

nhóm PV |

Học viên đi học theo đề án thì việc không trở về sẽ gây tổn thất cho ngân sách nhà nước hàng tỉ đồng một người nhưng việc bồi hoàn kinh phí đào tạo gần như “bất khả thi” do chính sách, quy định chưa kịp so với thực tế. Bài học về việc Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi sau khi kiểm tra xác định có 4 trường hợp du học nước ngoài bằng tiền ngân sách nhà nước nhưng không về làm việc tại tỉnh bị buộc phải hoàn trả gấp đôi chi phí ngân sách đã chi với tổng số tiền hơn 9 tỉ đồng là minh chứng rõ nhất cho vấn đề này.

Nước mắt du học sinh nghèo: Mẹ ơi, con kiệt sức rồi !

Sương Mai |

Mỗi lần gọi về cho mẹ, Trang đều nói trong nước mắt. Cuộc sống của một du học sinh nhà nghèo phải học tập, mưu sinh nơi xứ người chưa bao giờ là điều dễ dàng cả. Trong mỗi cuộc điện thoại, mẹ Trang chỉ biết nhìn con rồi khóc, động viên con cố gắng vượt qua nghịch cảnh.

Đưa "người tài" du học là kiểu đầu tư tràn lan, không quan tâm thu hồi vốn

Đặng Chung |

4 con lãnh đạo của tỉnh Quảng Ngãi đi du học bằng ngân sách, nhưng sau khi tốt nghiệp lại không về như cam kết và bị yêu cầu trả lại tiền. Từ câu chuyện này, Thạc sĩ Nguyễn Sóng Hiền – đang là nghiên cứu sinh tại Đại học Newcastle (Australia) chỉ ra những bất cập trong chính sách cấp học bổng, đưa cán bộ đi du học nước ngoài hiện nay và lý do “người tài chưa muốn trở về cống hiến".