Từ hộ nghèo vươn lên thành tỉ phú trên dãy Ngọc Linh

Hoàng Bin |

Xuất phát điểm là hộ nghèo, nhưng bằng sự nỗ lực của bản thân cùng sự trợ lực từ mô hình “3 công chức giúp 1 hộ nghèo”, anh Hồ Văn Téo ở xã Trà Nam, huyện Nam Trà My, Quảng Nam đã vươn làm giàu và giúp nhiều hộ thoát nghèo. Anh chính là một điển hình xuất sắc khơi dậy khát vọng phát triển kinh tế đất nước theo định hướng của Nghị quyết XIII của Đảng.

Anh Hồ Văn Téo (sinh năm 1987, người Xơ Đăng), hiện đang sở hữu vườn sâm giống hơn 1.100 cây sâm Ngọc Linh, với 500 cây đã cho hạt. Ngoài ra, gia đình còn trồng các loại cây: Sa nhân tím 3.000 gốc (đã cho thu hoạch), 1.500 cây giổi xanh 3 năm tuổi, 100 cây thất diệp nhất chi hoa, 200 gốc chuối... để phát triển kinh tế gia đình.
Vườn sâm và cây dược liệu của anh Téo được nhiều người hỏi mua hàng tỉ đồng nhưng anh không bán. Theo anh Téo, vì đó là nguồn cây giống tốt nhất, mỗi năm cho lợi nhuận ổn định khoảng 100 triệu đồng. Theo tính toán sau 5 năm nữa, khi sâm trưởng thành, giá trị sẽ tăng cao gấp chục lần.
Anh Téo chia sẻ, nhiều năm trước đây đời sống gia đình anh nói riêng và đồng bào Xơ Đăng ở xã Trà Nam nói chung còn rất nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn lạc hậu, tập quán canh tác vẫn mang tính tự cấp, tự túc.
“Với nghị lực và quyết tâm vươn lên thoát nghèo, năm 2018 gia đình tôi đã mạnh dạn vay vốn 100 triệu đồng với lãi suất ưu đãi hộ nghèo từ Ngân hàng CSXH và Ngân hàng NNPTNT để đầu tư trồng sâm Ngọc Linh. Buổi đầu khó khăn, tôi phải xin làm công nhân nhiều công trình để có thêm thu nhập đầu tư trồng sâm Ngọc Linh, cây dược liệu” - anh Téo cho biết.
Theo ông Nguyễn Thành Phương, Chủ tịch UBND xã Trà Nam, hộ anh Téo là một trong nhiều hộ dân được hưởng lợi từ các chính sách đầu tư, hỗ trợ đối với đồng bào các dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn như: Chương trình giảm nghèo bền vững; Chương trình khuyến khích bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2018-2025. Theo đó, mỗi hộ được hỗ trợ 86 cây sâm Ngọc Linh 1 năm tuổi để làm sinh kế thoát nghèo.
Ngoài ra, địa phương còn phân công đơn vị Trường Mẫu giáo Trà Nam hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt cho gia đình anh Téo theo mô hình “3 công chức giúp 1 hộ nghèo thoát nghèo”.
Nhờ sự trợ lực kịp thời đó, hộ anh Téo chủ động tìm tòi, tiếp cận thêm thông tin trên mạng internet để phục vụ cho trồng và phát triển cây sâm, cây dược liệu dưới tán rừng, cách trồng và khai thác cây quế Trà My, cách bảo quản sản phẩm nông nghiệp một cách hiệu quả.
Cuối năm 2022, hộ anh Téo trở thành hộ thoát nghèo tiêu biểu của địa phương, vươn lên làm giàu. 2 người con anh Téo có điều kiện tiếp tục đến trường và luôn đạt danh hiệu hoàn thành xuất sắc trong học tập và rèn luyện.
Qua thời gian thực hiện các dự án trồng sâm Ngọc Linh và cây dược liệu, anh Téo đúc kết những bài học kinh nghiệm và hướng dẫn, phổ biến lại cho nhiều đồng bào mình để cùng phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.
Ngoài ra, hộ anh Téo còn tích cực tham gia các phong trào ở địa phương như: Làm đường giao thông nông thôn, xây dựng nông thôn mới, bảo vệ rừng, là hộ gia đình văn hóa tiêu biểu, giúp tình làng nghĩa xóm ngày càng thắt chặt.
Ông Nguyễn Thành Phương đánh giá, tấm gương của anh Téo đã tiếp sức thêm động lực cho 5 hộ nghèo địa phương vượt qua tâm lí tự ti, không còn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.
Những năm gần đây đồng bào Xê Đăng ở địa phương đang không ngừng cố gắng, chăm chỉ lao động thoát nghèo từ việc trồng cây sâm Ngọc Linh, qua đó phát triển kinh tế xã hội địa phương và hơn hết là giữ nguồn cội của rừng từ cây sâm Ngọc Linh.

Hoàng Bin
TIN LIÊN QUAN

Những người con đất Tổ làm giàu trên quê hương thứ hai

Phan Tuấn |

Trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có rất nhiều người con đất Tổ đã đến đây sinh sống, lập nghiệp và xem đây như quê hương thứ hai của mình. Mặc dù xa quê đã lâu, nhưng những người con Phú Thọ vẫn luôn nhớ về nguồn cội, đoàn kết, cùng nhau vượt qua khó khăn, làm giàu trên vùng đất mới.

Làm giàu từ kinh tế rừng

Văn Tùng |

Lâm nghiệp đang ngày càng thể hiện vai trò rõ nét trong phát triển kinh tế trên khắp các vùng nông thôn của tỉnh Tuyên Quang. Người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số đã coi những cánh rừng xanh như là một tài sản quý khi đã góp phần mang lại một cuộc sống ấm no.

Mang cây đặc sản phía Bắc vào làm giàu trên đất Tây Nguyên

Phan Tuấn |

Nhiều bà con dân tộc Tày, Nùng ở các tỉnh phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn... đã mang cây bò khai đặc sản quê mình vào trồng ở cao nguyên Đắk Lắk. Hiện loại cây trồng này đang được sản xuất theo tiêu chí VietGap và đã xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ với giá tương đối cao.

Vừa làm giàu cho mình, vừa tạo việc làm cho thôn bản

Minh Nguyễn |

Vượt qua những khó khăn vất vả, người nông dân ở xứ Mường tỉnh Hòa Bình đã vươn lên trở thành tỉ phú.

Cập nhật kiến thức mới cho cán bộ Công đoàn chủ chốt

Bảo Hân |

Sáng 1.10, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khai giảng lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng dành cho Công đoàn cấp tỉnh, ngành Trung ương.

Sẽ chi 865 tỉ đồng xây cầu Phong Châu mới

Xuyên Đông |

Theo thông tin từ Văn phòng Chính phủ, cầu Phong Châu (tỉnh Phú Thọ) sẽ được đầu tư xây mới với kinh phí dự kiến là 865 tỉ đồng.

Vụ cô giáo xin hỗ trợ laptop, học sinh đã đi học trở lại

Chân Phúc |

TPHCM - Số học sinh vắng học ngày 30.9, liên quan đến vụ cô giáo xin hỗ trợ laptop tại Trường Tiểu học Chương Dương đã đi học đầy đủ vào hôm nay 1.10.

Dự báo mới nhất đường đi và cường độ siêu bão số 5 Krathon

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết siêu bão số 5 Krathon ở trên vùng biển đông bắc của khu vực Bắc Biển Đông sẽ di chuyển chậm theo hướng tây tây bắc trong 24 giờ tới.

Những người con đất Tổ làm giàu trên quê hương thứ hai

Phan Tuấn |

Trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có rất nhiều người con đất Tổ đã đến đây sinh sống, lập nghiệp và xem đây như quê hương thứ hai của mình. Mặc dù xa quê đã lâu, nhưng những người con Phú Thọ vẫn luôn nhớ về nguồn cội, đoàn kết, cùng nhau vượt qua khó khăn, làm giàu trên vùng đất mới.

Làm giàu từ kinh tế rừng

Văn Tùng |

Lâm nghiệp đang ngày càng thể hiện vai trò rõ nét trong phát triển kinh tế trên khắp các vùng nông thôn của tỉnh Tuyên Quang. Người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số đã coi những cánh rừng xanh như là một tài sản quý khi đã góp phần mang lại một cuộc sống ấm no.

Mang cây đặc sản phía Bắc vào làm giàu trên đất Tây Nguyên

Phan Tuấn |

Nhiều bà con dân tộc Tày, Nùng ở các tỉnh phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn... đã mang cây bò khai đặc sản quê mình vào trồng ở cao nguyên Đắk Lắk. Hiện loại cây trồng này đang được sản xuất theo tiêu chí VietGap và đã xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ với giá tương đối cao.

Vừa làm giàu cho mình, vừa tạo việc làm cho thôn bản

Minh Nguyễn |

Vượt qua những khó khăn vất vả, người nông dân ở xứ Mường tỉnh Hòa Bình đã vươn lên trở thành tỉ phú.