Xóa “cơn ác mộng” chờ đợi
Hai năm trước, sau khi được bác sĩ kết luận quá trình điều trị ung thư vú đã thành công, chị Vân Anh (Bắc Ninh) được tư vấn nên kiểm tra sức khỏe toàn diện 6 tháng/lần. Khi ấy, chị chẳng thể ngờ mỗi lần khám định kỳ lại mệt mỏi đến vậy.
“Do phim chụp dễ bị hư hỏng, hồ sơ bệnh án không đầy đủ nên quá trình tái khám gặp nhiều khó khăn, chưa kể các lần tái khám sẽ cần chụp lại ảnh hoặc làm thêm một số mới xét nghiệm bổ sung. Bây giờ cứ nghĩ tới lúc chờ kết quả xét nghiệm hay chụp chiếu lại là thấy ám ảnh”, chị Vân Anh ngao ngán.
Giống như chị Vân Anh, anh Hoàng và mẹ cũng vô cùng mệt mỏi với việc lần khám nào cũng phải chụp chiếu lại. Hai mẹ con anh từ Hà Tĩnh ra Hà Nội khám bệnh bướu cổ. Tuy nhiên do phim cũ mang theo không còn giữ được chất lượng nên bác sĩ gặp nhiều khó khăn trong việc so sánh để phân tích, chẩn đoán tiến triển của bệnh.
Hai năm trước, sau khi được bác sĩ kết luận quá trình điều trị ung thư vú đã thành công, chị Vân Anh (Bắc Ninh) được tư vấn nên kiểm tra sức khỏe toàn diện 6 tháng/lần. Khi ấy, chị chẳng thể ngờ mỗi lần khám định kỳ lại mệt mỏi đến vậy.
“Do phim chụp dễ bị hư hỏng, hồ sơ bệnh án không đầy đủ nên quá trình tái khám gặp nhiều khó khăn, chưa kể các lần tái khám sẽ cần chụp lại ảnh hoặc làm thêm một số mới xét nghiệm bổ sung. Bây giờ cứ nghĩ tới lúc chờ kết quả xét nghiệm hay chụp chiếu lại là thấy ám ảnh”, chị Vân Anh ngao ngán.
Giống như chị Vân Anh, anh Hoàng và mẹ cũng vô cùng mệt mỏi với việc lần khám nào cũng phải chụp chiếu lại. Hai mẹ con anh từ Hà Tĩnh ra Hà Nội khám bệnh bướu cổ. Tuy nhiên do phim cũ mang theo không còn giữ được chất lượng nên bác sĩ gặp nhiều khó khăn trong việc so sánh để phân tích, chẩn đoán tiến triển của bệnh.
“Mình không có kinh nghiệm lưu trữ hồ sơ, bệnh viện thì quản lý hàng trăm ngàn hồ sơ bệnh nhân và phim nhưng đều là bản cứng nên mất rất nhiều thời gian tìm kiếm, nhiều lần còn bị nhầm lẫn, thất lạc. Thành ra lần nào đi khám cũng mệt mỏi như nhau”, anh Hoàng chia sẻ.
Trên thực tế, hệ thống y tế Việt Nam dù đã cố gắng tối ưu hoá việc quản lý và lưu trữ các hồ sơ tại bệnh viện nhưng vẫn không tránh khỏi những bất cập. Đơn cử, phim và biên bản ghi nhận kết quả chẩn đoán thường được quản lý tách rời, chưa có sự đồng bộ nên dễ nhầm lẫn, thất lạc.
Với mục tiêu tạo ra một hồ sơ y tế lưu trữ trọn đời cho người bệnh, tối ưu thời gian và gia tăng độ chính xác trong điều trị bệnh, sau 2 năm không ngừng nghiên cứu và phát triển, VinBrain đã tạo ra một hệ sinh thái với trí tuệ nhân tạo (AI) là công nghệ lõi. Hệ sinh thái gồm 2 cấu phần là Trợ lý bác sĩ DrAid™ - sản phẩm AI sở hữu bộ dữ liệu y tế ảnh Xquang lớn nhất Việt Nam - và ứng dụng AIviCare™ - ứng dụng chăm sóc sức khỏe trực tuyến thông minh.
Với 2 sản phẩm này, hồ sơ sức khoẻ trọn đời sẽ bao gồm các kết quả chẩn đoán, hình ảnh y tế, hồ sơ bệnh lý và lịch sử thăm khám cá nhân của người bệnh.
Hiện tại, DrAid™ đang được tin dùng tại hơn 100 bệnh viện trên cả nước và được đánh giá cao về hiệu quả so với các phương pháp truyền thống.
Bệnh nhân sẽ được DrAid™ trả hình ảnh y tế ngay lập tức tới điện thoại cá nhân sau khi thăm khám đồng thời có thể quét mã QR từ báo cáo chẩn đoán hình ảnh, truy cập và xem lại các kết quả này mọi lúc, mọi nơi mà không phải lưu trữ bản cứng như thông thường.
Trong khi đó, “Trợ lý AI” DrAid™ giúp bác sĩ nâng cao hiệu suất làm việc bằng cách sàng lọc hình ảnh có bất thường và không có bất thường với độ chính xác đạt 97,14%. Trung bình, số lượng có bất thường chỉ chiếm khoảng 10-15% trong mỗi đợt khám sức khỏe đị̣nh kỳ. Từ đó, các bác sĩ có thời gian tập trung xem xét kĩ lưỡng cho các ca có bất thường. Với AI hỗ trợ cho ra các khuyết nghị trong vòng 5 giây, bác sĩ có thể gia tăng tốc độ đọc ảnh, cải thiện độ chính xác và tính nhất quán trong chẩn đoán (tăng 9-25% độ chính xác trong chẩn đoán tùy vào kinh nghiệm của bác sĩ).
Từng bước chinh phục thị trường quốc tế
Nỗ lực phát huy tối đa sức mạnh của trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây, VinBrain xác định Hệ sinh thái công nghệ DrAid™ và AIviCare™ chính là “viên gạch” đầu tiên trên hành trình mở rộng khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế chất lượng cao tới tất cả mọi người trên thế giới, đặc biệt là người dân nghèo tại những nước kém và đang phát triển.
Mới đây, VinBrain đã chính thức được FINDDX - tổ chức được ủy quyền đại diện cho Tổ chức Y tế thế giới (WHO) - lựa chọn trở thành một trong những doanh nghiệp được tổ chức này xem xét, đánh giá hiệu quả để hợp tác lâu dài. Cụ thể, FINDDX sẽ đánh giá sản phẩm DrAid™ và xây dựng lộ trình hợp tác nghiên cứu sâu rộng nhằm đưa sản phẩm này đến các nước kém và đang phát triển. Nếu vượt qua những bài kiểm tra khắt khe từ FINDDX, WHO sẽ chứng thực sản phẩm DrAid™ của VinBrain được phép ứng dụng trên phạm vi toàn cầu cho hàng tỷ người.
Không chỉ “lọt mắt xanh” WHO - FINDDX, sản phẩm DrAid™ cũng được Ferrum Health - công ty hàng đầu về các giải pháp AI cho doanh nghiệp với hơn 20 khách hàng là các hệ thống y tế lớn ở khu vực Châu Âu và Bắc Mỹ - phân phối tại thị trường Mỹ, hứa hẹn sẽ mang lại hy vọng giảm thiểu sai sót trong y tế cho khoảng 7 triệu bệnh nhân trên toàn cầu.
Không còn gói gọn trong vai trò của một “trợ lý” giúp cải thiện độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị, Hệ sinh thái công nghệ DrAid™ và AIviCare™ đang từng bước tiến tới mục tiêu bình đẳng hóa y tế cho 4 tỷ người dân trên thế giới. Trong đó, cộng đồng sẽ được tận hưởng và trải nghiệm các quy trình sử dụng dịch vụ thông minh, thuận tiện và xuyên suốt với hệ thống y tế, đặc biệt là quản lý được tình trạng sức khỏe trọn đời của bản thân một cách chủ động.