Lãi suất kỳ hạn 15 tháng tăng mạnh
Ghi nhận của PV Lao Động với 25 ngân hàng, ngân hàng có mức lãi suất cao nhất thị trường kỳ hạn 15 tháng là SCB (9,75%/năm). Đây cũng là mức lãi được SCB niêm yết cho nhiều kỳ hạn như 13, 18, 24, 36 tháng.
Ngoài ra, các kỳ hạn ngắn cũng được ngân hàng này niêm yết ở ngưỡng khá cao (6%/năm kỳ hạn 1, 2, 3, 4, 5 tháng; 9,35%/năm kỳ hạn 6 tháng; 9,65%/năm kỳ hạn 12 tháng)... Điều kiện để khách hàng được hưởng mức lãi suất này là gửi tiết kiệm online và lĩnh lãi cuối kỳ.
Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về lãi suất SCB thông qua bảng sau:
Theo sau, các ngân hàng có mức lãi suất cao nhất thị trường kỳ hạn 15 tháng có thể kể đến Nam A Bank (8,3%/năm), VietABank (8,4%/năm), Kienlong Bank (8,9%/năm), OCB (8,5%/năm), NCB (9%/năm - áp dụng cho gói tiết kiệm An Phú và lĩnh lãi cuối kỳ)...
Dưới đây là một số ngân hàng có biểu lãi suất cao ở nhiều kỳ hạn bạn đọc có thể tham khảo:
Gửi tiết kiệm 150 triệu đồng kỳ hạn 15 tháng nhận được bao nhiêu tiền?
Để biết mình sẽ nhận số lãi ra sao sau khi gửi tiết kiệm, bạn có thể áp dụng công thức:
Tiền lãi = tiền gửi x lãi suất %/12 x số tháng gửi.
Ví dụ với 150 triệu đồng gửi tiết kiệm Ngân hàng A kỳ hạn 15 tháng với mức lãi 9,75%, số tiền bạn nhận được là:
150 triệu đồng x 9,75%/12 x 15 ≈ 18,28 triệu đồng.
Cùng mức tiền và kỳ hạn đó, nếu gửi ở Ngân hàng B có lãi 9%/năm, tiền lãi bạn nhận được là 16,875 triệu đồng.
Cùng mức tiền và kỳ hạn đó, nếu gửi ở Ngân hàng C có lãi 8,3%/năm, tiền lãi bạn nhận được là ≈ 15,56 triệu đồng.
Khi gửi tiết kiệm, bạn có thể cân nhắc về nhu cầu sử dụng khoản tiền đó trong tương lai. Nếu có nhu cầu sớm sử dụng, bạn có thể lựa chọn các kỳ hạn ngắn hơn.
* Thông tin về lãi suất chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi trong từng thời kỳ. Vui lòng liên hệ điểm giao dịch ngân hàng gần nhất hoặc hotline để được tư vấn cụ thể.
Theo phân tích của chuyên gia Công ty chứng khoán KBSV, nền lãi suất tăng phản ánh giai đoạn “tiền rẻ” đã đi qua cùng với chính sách tiền tệ đã bắt đầu chuyển sang xu hướng thắt chặt.
Mặt bằng lãi suất tăng tác động kém tích cực lên gần như toàn bộ các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán, trong đó có 4 nhóm ngành chịu ảnh hưởng nhất:
Thứ nhất, ngành thâm dụng vốn, có tính đầu cơ cao, tỷ lệ đòn bẩy lớn chịu ảnh hưởng do chi phí lãi vay tăng như Bất động sản, nguyên vật liệu xây dựng, công nghiệp.
Thứ hai, nhóm bất động sản do nền lãi suất cho vay mua nhà tăng, đồng thời kiểm soát chặt tín dụng bất động sản khiến cầu bất động sản suy giảm có thể ảnh hưởng tiêu cực tới thanh khoản các dự án, và lợi nhuận các doanh nghiệp.
Thứ ba, ngành chứng khoán do mặt bằng lãi suất tăng khiến dòng tiền hạn chế vào kênh chứng khoán, giá trị giao dịch giảm khiến thu từ phí môi giới giảm, trong khi danh mục tự doanh cũng thường chịu ảnh hưởng tiêu cực do thị trường điều chỉnh.
Thứ tư, ngành ngân hàng do các quan sát trong quá khứ cho thấy lãi suất huy động phản ứng nhanh hơn lãi suất cho vay dưới ảnh hưởng từ chính sách của SBV. Theo đó NIM của ngành ngân hàng có xu hướng giảm khi lãi suất điều hành tăng. Ngoài ra chất lượng tài sản ngành ngân hàng cũng bị ảnh hưởng do hoạt động khó khăn của ngành bất động sản.
Xem thêm các bài viết khác về lãi suất ngân hàng cao nhất TẠI ĐÂY