Nhiều ngân hàng điều chỉnh lãi suất lên mức cao
Hàng loạt ngân hàng vừa nâng lãi suất lên mức mới. Dù đã nằm trong danh sách ngân hàng có lãi suất cao nhất, SCB vẫn tiếp tục nâng lãi suất lần thứ 3 chỉ trong khoảng 1 tháng qua.
Hiện SCB đang niêm yết mức lãi 6%/năm kỳ hạn 1, 2, 3, 4, 5 tháng; 9,35%/năm kỳ hạn 6 tháng; 9,65%/năm kỳ hạn 12 tháng; 9,75%/năm với các kỳ hạn 13, 15, 18, 24, 36 tháng... Điều kiện để khách hàng được hưởng mức lãi suất này là gửi tiết kiệm online và lĩnh lãi cuối kỳ.
Chỉ tính riêng trong tháng 11, Techcombank đã 4 lần tăng lãi suất.
NCB cũng vừa tăng lãi suất thêm 0,1%/năm. Theo đó, lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng là 8,7%/năm, 9 tháng lên 8,65%/năm, 12 tháng lên 9,05%/năm. Kỳ hạn 24 tháng là 9,1%.
Giới chuyên gia nhận định mặt bằng lãi suất huy động có thể tiếp tục tăng trong các tháng cuối năm 2022. Nguyên nhân chính đẩy lãi suất huy động lên cao tại các ngân hàng là do nhu cầu tín dụng tăng khi nền kinh tế phục hồi; thanh khoản thị trường chịu nhiều áp lực khi tăng trưởng huy động không theo kịp tăng trưởng tín dụng; nhu cầu tiền mặt mùa Tết Nguyên đán tăng cao vào cuối năm tiếp tục gây áp lực lên thanh khoản hệ thống.
Dưới đây là bảng lãi suất niêm yết trên website một số ngân hàng vào ngày 19.11.2022, bạn đọc có thể tham khảo:
Có 300 triệu gửi tiết kiệm nhận lãi ra sao?Khi gửi tiết kiệm mỗi ngân hàng sẽ quy định lãi suất khác nhau tùy từng kỳ hạn. Bạn đọc có thể nhẩm nhanh số lãi mình nhận được bằng công thức:
Tiền lãi = tiền gửi x lãi suất %/12 x số tháng gửi.
Ví dụ khi gửi 300 triệu đồng ở ngân hàng A kỳ hạn 3 tháng nhận lãi 6%/năm số tiền bạn nhận được là:
300 triệu đồng x 6%/12 x 3 = 4,5 triệu đồng.
Cùng ngân hàng đó nếu bạn chọn kỳ hạn 12 tháng với mức lãi 9,05% số tiền bạn nhận được là 27,15 triệu đồng.
Khi gửi tiết kiệm, bạn có thể cân nhắc về nhu cầu sử dụng khoản tiền đó trong tương lai. Nếu không có nhu cầu sớm sử dụng, bạn có thể lựa chọn các kỳ hạn dài để được hưởng mức lãi suất cao hơn. Ngược lại, nếu có nhu cầu sử dụng tiền trong thời gian tới, bạn nên cân nhắc các kỳ hạn ngắn.
* Thông tin về lãi suất chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi trong từng thời kỳ. Vui lòng liên hệ điểm giao dịch ngân hàng gần nhất hoặc hotline để được tư vấn cụ thể.
Diễn biến trên xuất hiện trong bối cảnh lãi suất huy động 12 tháng trung bình trong tháng 11 tại các ngân hàng tiếp tục tăng thêm 0,85% so với tháng 10, lên mức 7,57%. BVSC cho rằng, như vậy, lãi suất huy động 12 tháng đã tăng 1,8% so với cùng kỳ và 1,75% so với cuối năm 2021.
Trong khi đó, kỳ hạn 6 tháng trung bình đạt 6,99%, tăng mạnh 0,97% so với mức trung bình của tháng 10; 2,03% so với cùng kỳ và 1,99% so với cuối năm 2021. Mức lãi suất huy động hiện tại đã cao hơn mặt bằng lãi suất trước dịch COVID-19.
Từ sau quyết định nâng một loạt lãi suất điều hành và trần lãi suất các kỳ hạn ngắn lần thứ 2 của NHNN từ cuối tháng 9, rất nhiều ngân hàng đã tiếp tục thực hiện nâng lãi suất huy động (27/29 ngân hàng theo mẫu theo dõi của BVSC).
Xem thêm các bài viết khác về lãi suất ngân hàng cao nhất TẠI ĐÂY