Hoài nghi về hiệu quả khoản đầu tư của châu Á để tăng tỉ lệ sinh

Thanh Hà |

Tỉ lệ sinh giảm là mối lo ngại lớn với một số nền kinh tế lớn nhất châu Á.

Thực trạng ở châu Á

Nhật Bản bắt đầu triển khai chính sách khuyến khích các cặp vợ chồng sinh thêm con từ những năm 1990. Hàn Quốc bắt đầu có động thái tương tự từ những năm 2000, trong khi chính sách sinh sản đầu tiên của Singapore bắt đầu từ năm 1987.

Trung Quốc, lần đầu chứng kiến ​​dân số giảm sau 60 năm, gần đây đã gia nhập câu lạc bộ này.

Dù rất khó để định lượng chính xác chi phí của các chính sách này, nhưng Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol gần đây cho biết nước này đã chi hơn 200 tỉ USD trong 16 năm qua trong nỗ lực tăng dân số.

Tuy nhiên, năm ngoái, Hàn Quốc tự phá kỷ lục của nước này về tỉ lệ sinh thấp nhất thế giới, với số trẻ sơ sinh trung bình trên một phụ nữ giảm xuống còn 0,78.

Ở Nhật Bản, nơi có tỉ lệ sinh thấp kỷ lục dưới 800.000 vào năm ngoái, Thủ tướng Kishida Fumio cam kết tăng gấp đôi ngân sách cho các chính sách liên quan đến trẻ em, từ 10 nghìn tỉ yên (74,7 tỉ USD), tức là hơn 2% GDP của đất nước.

Nhìn chung, trong khi có nhiều quốc gia đang cố gắng giảm tỉ lệ sinh, thì số quốc gia muốn tăng mức sinh đã tăng hơn gấp ba lần kể từ năm 1976, theo báo cáo gần đây nhất của Liên Hợp Quốc.

Vì sao các nước muốn tăng dân số?

Nói một cách đơn giản là khi dân số đông hơn nhiều người có thể làm việc và sản xuất nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn giúp tăng trưởng kinh tế cao hơn. Dù dân số đông hơn có thể đồng nghĩa với chi phí của chính phủ cao hơn nhưng cũng có thể dẫn đến doanh thu thuế lớn hơn.

Ngoài ra, dân số nhiều nước châu Á đang già đi nhanh chóng. Nhật Bản dẫn đầu với gần 30% dân số ở độ tuổi trên 65 và một số quốc gia khác trong khu vực cũng không kém.

Trung Quốc, lần đầu chứng kiến ​​dân số giảm sau 60 năm, gần đây đã triển khai các chính sách khuyến khích sinh con. Ảnh: Xinhua
Trung Quốc, lần đầu chứng kiến ​​dân số giảm sau 60 năm, gần đây đã triển khai các chính sách khuyến khích sinh con. Ảnh: Xinhua

Trong khi đó, Ấn Độ vừa vượt qua Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới, có hơn 1/4 dân số ở độ tuổi từ 10 đến 20, mang lại cho nền kinh tế tiềm năng phát triển to lớn.

Và khi tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động giảm đi, chi phí và gánh nặng chăm sóc những người không làm việc sẽ tăng lên.

Hầu hết các biện pháp nhằm tăng tỉ lệ sinh ở châu Á đều giống nhau: chi tiền cho các bậc cha mẹ vừa có con, trợ cấp hoặc miễn phí giáo dục, thêm nhà trẻ, ưu đãi thuế và tăng thời gian nghỉ phép cho cha mẹ.

Hoài nghi về hiệu quả

Dữ liệu trong vài thập kỷ qua từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore cho thấy nỗ lực tăng dân số của những nước này có rất ít tác động. Bộ Tài chính Nhật Bản công bố một nghiên cứu cho biết các chính sách này đã thất bại.

Quan điểm này được Liên Hợp Quốc nhắc lại. Chuyên gia Alanna Armitage của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc chia sẻ với BBC: “Chúng ta cần hiểu những yếu tố cơ bản quyết định tại sao phụ nữ không có con và đó thường là do phụ nữ không có khả năng kết hợp cuộc sống công việc với cuộc sống gia đình”.

Nhưng ở các nước Scandinavia, chính sách sinh sản mang lại hiệu quả tốt hơn so với ở châu Á, theo bà Peng. "Lý do chính là vì họ có hệ thống phúc lợi tốt và chi phí nuôi con rẻ hơn. Bình đẳng giới cũng cân bằng hơn nhiều so với các nước châu Á" - bà nói.

Các nước châu Á được xếp hạng thấp hơn trong báo cáo về bình đẳng giới toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới.

Ngoài ra còn có những câu hỏi lớn về cách thức tài trợ cho các biện pháp tốn kém này, đặc biệt là ở Nhật Bản.

Các phương án đang được xem xét ở Nhật Bản bao gồm bán thêm trái phiếu chính phủ, nghĩa là tăng nợ, tăng thuế bán hàng hoặc tăng phí bảo hiểm xã hội.

Phương án đầu tiên tạo thêm gánh nặng tài chính cho các thế hệ tương lai, trong khi 2 phương án còn lại sẽ ảnh hưởng đến những người lao động vốn đang gặp khó khăn, khiến họ sinh ít con hơn.

Tuy nhiên, Antonio Fatás - giáo sư kinh tế tại INSEAD - cho hay, bất kể những chính sách này có hiệu quả hay không, họ phải đầu tư vào chúng. "Tỉ lệ sinh không tăng nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu có ít hỗ trợ hơn? Có thể chúng sẽ còn thấp hơn nữa" - ông nói.

Các chính phủ châu Á cũng đang đầu tư vào những lĩnh vực khác để chuẩn bị cho nền kinh tế trước tình trạng dân số ngày càng giảm.

Trung Quốc đã và đang đầu tư vào công nghệ và đổi mới sáng tạo để bù đắp cho lực lượng lao động đang suy giảm nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của việc thu hẹp dân số" - bà Peng nói.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Trường học Singapore nới quy định đồng phục khi châu Á nắng nóng kỷ lục

Thanh Hà |

Một số trường học ở Singapore bắt đầu nới lỏng quy định đồng phục để giúp học sinh thích ứng với thời tiết nóng bức khi nước này trải qua một trong những tháng nắng nóng nhất của đất nước trong năm.

Dự báo châu Á có nền nhiệt tăng cao khi El Nino trở lại

Thanh Hà |

Các nhà khoa học khí hậu hiện dự báo sự trở lại của El Nino trong năm 2023 cùng với các điều kiện thời tiết nóng, khô, dễ xảy ra hỏa hoạn mà mô hình khí hậu này gây ra.

Châu lục dự kiến vượt châu Á thành khu vực phát triển nhanh nhất thế giới

Thanh Hà |

Châu Phi đang sẵn sàng trở thành khu vực phát triển nhanh nhất thế giới, vượt qua châu Á, theo báo cáo mới của Quỹ Mo Ibrahim.

Người dân tố nhà nứt toác vì hàng xóm xây công trình khủng

Thùy Dương - Ngọc Thùy |

Nằm bên cạnh công trình xây dựng tại số nhà 19, ngõ 136/98 Tây Sơn (Đống Đa, Hà Nội), hàng loạt hộ dân tố tường nhà bị nứt bất thường.

Dự báo thời điểm xuất hiện cơn bão mới gần Biển Đông

Khánh Minh |

Mùa bão 2024 vẫn chưa có hồi kết bởi các nhà dự báo bão đã chỉ ra thời điểm cơn bão mới sẽ xuất hiện.

Lộ nguyên nhân khiến giá nhà ở Hà Nội tăng cao, khó giảm

ANH HUY |

Áp lực từ nguồn cung hạn chế và chi phí đầu vào như thuế đất theo biểu giá mới, chi phí xây dựng... là những nguyên nhân đẩy giá nhà lên cao và khó giảm.

Trục lợi bảo hiểm xã hội bằng giấy xuất - nhập viện giả mạo

LƯƠNG HẠNH |

Ngoài việc mua giấy xuất viện để nộp cho cơ quan, đơn vị nhằm hợp thức hóa lý do chậm trễ công việc, loại giấy này còn có nguy cơ được sử dụng với các mục đích nhằm trục lợi bảo hiểm xã hội.

Khoảng trống chất lượng giáo dục ở đô thị lớn nhất vùng Tây Nguyên

Thanh Quỳnh |

TP Buôn Ma Thuột là đô thị trung tâm của vùng Tây Nguyên. Thế nhưng, chất lượng giáo dục để đào tạo nguồn nhân lực cho tương lai của thành phố này đang có khoảng trống đáng lo ngại.

Trường học Singapore nới quy định đồng phục khi châu Á nắng nóng kỷ lục

Thanh Hà |

Một số trường học ở Singapore bắt đầu nới lỏng quy định đồng phục để giúp học sinh thích ứng với thời tiết nóng bức khi nước này trải qua một trong những tháng nắng nóng nhất của đất nước trong năm.

Dự báo châu Á có nền nhiệt tăng cao khi El Nino trở lại

Thanh Hà |

Các nhà khoa học khí hậu hiện dự báo sự trở lại của El Nino trong năm 2023 cùng với các điều kiện thời tiết nóng, khô, dễ xảy ra hỏa hoạn mà mô hình khí hậu này gây ra.

Châu lục dự kiến vượt châu Á thành khu vực phát triển nhanh nhất thế giới

Thanh Hà |

Châu Phi đang sẵn sàng trở thành khu vực phát triển nhanh nhất thế giới, vượt qua châu Á, theo báo cáo mới của Quỹ Mo Ibrahim.