Những ngôi trường trăm tuổi ở TPHCM

Trí Minh (T/H) |

Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, THPT Marie Curie hay THPT Lê Quý Đôn là những ngôi trường có bề dày lịch sử cả trăm năm tuổi của TPHCM.

Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai 

Ngôi trường được xây dựng từ năm 1913. Thời gian đầu, trường mới dạy cấp tiểu học, từ lớp đồng ấu đến cao đẳng. Học sinh chủ yếu là con nhà giàu ở Sài Gòn, sau đó có thêm dần con em từ các tỉnh ngoài lên học nội trú.

Trường còn nổi tiếng với cái tên Trường Nữ sinh Áo tím. Màu tím được chọn là màu áo đồng phục cho nữ sinh thời bấy giờ, tượng trưng cho đức tính đoan trang, kín đáo và khiêm nhường của thiếu nữ Việt Nam.

Năm 1918, vì số lượng học sinh gia tăng, trường xây dựng thêm một tòa nhà thứ hai song song với tòa nhà cũ. Đây đồng thời cũng là nơi giảng dạy các môn nữ công gia chánh và thêu thùa.

Mùa hè năm 1940, quân đội Nhật chiếm đóng cơ sở trường rồi sau đó đến quân đội Anh, trường dời về tiểu học Ðồ Chiểu tại vùng Tân Ðịnh, đồng thời mang các tên gọi trường Collège Gia Long rồi Lycée Gia Long.

Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai hiện nay. Ảnh: Trí Minh.
Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai hiện nay. Ảnh: Trí Minh.

Sau năm 1975, trường được đổi tên thành Trường Phổ thông cấp 2-3 Nguyễn Thị Minh Khai. Sau đó, trường bỏ đào tạo cấp 2, thu nhận cả nữ sinh lẫn nam sinh, đổi tên thành Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai tới bây giờ.

Trường THPT Marie Curie

Là một trong những trường học có tiếng và lâu đời của TPHCM, THPT Marie Curie được lập ra từ năm 1918. Ban đầu đây là Trường cao đẳng tiểu học nữ sinh người Pháp, chỉ dành cho các nữ sinh người Pháp và một số ít nữ sinh người Việt xuất thân trong các gia đình danh giá, có thế lực. Trong giai đoạn đó, các môn học ở trường đều được giảng dạy bằng tiếng Pháp.

Đến năm 1946, trường được đổi tên thành Trường trung học Lucien Mossard với số lượng khoảng 300 học sinh. Tới đầu năm 1948, trường chính thức mang tên nhà bác học Marie Curie - người từng hai lần đoạt giải Nobel Vật lý.

Khuôn viên Trường THPT Marie Curie hiện nay. Ảnh: Trí Minh.
Khuôn viên Trường THPT Marie Curie hiện nay. Ảnh: Trí Minh.

Năm 2015, trường được UBND TPHCM công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa - danh lam thắng cảnh của thành phố.

Trường THPT Lê Quý Đôn

Ngôi trường này được khởi công năm 1874 và hoàn tất năm 1877. Ban đầu, trường giảng dạy từ tiểu học đến tú tài theo chương trình Pháp. Ngày đầu thành lập, trường có tên Collège Indigène (trung học bản xứ), không lâu sau được đổi tên thành Collège Chasseloup Laubat (tên Bộ trưởng Pháp quốc hải ngoại (còn gọi là Bộ Thuộc địa) lúc bấy giờ là Francois Marquis de Chasseloup Laubat).

Năm 1954, Trường tiếp tục đổi tên một lần nữa thành Jean Jacques Rousseau (tên một nhà trí thức Pháp trong phong trào "Ánh Sáng" thế kỷ XVIII).

Tới năm 1970, trường được giao trả cho người Việt và đổi tên là Trung tâm giáo dục Lê Quý Đôn, học từ lớp 1 đến lớp 12.

Trường THPT Lê Quý Đôn hiện nay. Ảnh: Trí Minh
Trường THPT Lê Quý Đôn hiện nay. Ảnh: Trí Minh

Sau khi đất nước thống nhất, năm 1977, UBND Thành phố ký Quyết định thành lập trường THPT Lê Quý Đôn.

Trường THPT Lê Quý Đôn hiện nay thuộc hệ thống trường công lập của Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM.

Trí Minh (T/H)
TIN LIÊN QUAN

TPHCM "mất trắng" 18 địa danh: Sở Văn hoá Thể thao nói gì?

Đình Trường |

Ngày 27.2, trao đổi với phóng viên Lao Động, ông Hoàng Nghị - Trưởng phòng Quản lý di sản (Sở Văn hoá Thể thao TPHCM) đã cho biết ý kiến xung quanh việc hàng loạt địa danh có tuổi đời cả trăm năm của thành phố bị "mất trắng". Theo đó, việc các công trình phá bị bỏ hay thay thế "đã được cân nhắc kỹ lưỡng giữa hai yếu tố bảo tồn và phát triển"

Hàng loạt địa danh biến mất ở TPHCM: Bị phá vì chưa phải là di tích?

Đình Trường |

Chỉ khi được công nhận là di tích lịch sử và được xếp hạng, các địa danh mới có cơ chế để bảo vệ. Trong khi đó, hàng loạt địa danh nổi tiếng, có tuổi đời hàng trăm năm của TPHCM đã biến mất trước khi kịp "viết đơn xin công nhận di tích".

TPHCM "mất trắng" 18 địa danh: Không phải cứ thích là phá, là đập

Đình Trường - Anh Tú |

Tại nhà riêng, TS Nguyễn Minh Hoà - người có thâm niên hơn 25 năm làm việc trong Hội đồng quy hoạch - kiến trúc TP. Hồ Chí Minh đã cho PV Lao Động mục sở thị bản danh sách 18 địa danh lịch sử mất tích không còn dấu vết của thành phố này.

Trực tiếp bóng đá Man United 0-0 Crystal Palace: Hiệp 2

TAM NGUYÊN |

Trực tiếp bóng đá trận Crystal Palace vs Man United lúc 23h30 ngày 21.9 tại vòng 5 Premier League.

8 triệu m3 đất đá nguy cơ sạt lở, người dân di dời khẩn cấp

Bài và Ảnh: Đặng Tình |

Hòa Bình - Một khu vực đồi cao rộng 7ha với 8 triệu m3 đất có nguy cơ sạt lở khiến hàng trăm người dân phải di dời khẩn cấp.

Sạt lở, đất đá đổ xuống đèo Bảo Lộc trong đêm tối

HOÀI THANH |

Trên Quốc lộ 20, đoạn qua đèo Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng vừa xảy ra tình trạng sạt lở đất đá trong đêm tối.

TPHCM áp dụng bảng giá đất hiện hành tính thuế về đất đai

Bảo Chương |

UBND TPHCM chính thức có văn bản cho phép sử dụng bảng giá đất hiện hành để tính thuế trong lúc chờ ban hành bảng giá đất mới.

Hàng nghìn người tận hưởng lễ hội mùa thu Hà Nội

Thạch Lựu |

Sáng 21.9, hàng nghìn lượt khách du lịch đã tham gia, trải nghiệm nhiều hoạt động đặc sắc của Festival Thu Hà Nội năm 2024 tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm.

TPHCM "mất trắng" 18 địa danh: Sở Văn hoá Thể thao nói gì?

Đình Trường |

Ngày 27.2, trao đổi với phóng viên Lao Động, ông Hoàng Nghị - Trưởng phòng Quản lý di sản (Sở Văn hoá Thể thao TPHCM) đã cho biết ý kiến xung quanh việc hàng loạt địa danh có tuổi đời cả trăm năm của thành phố bị "mất trắng". Theo đó, việc các công trình phá bị bỏ hay thay thế "đã được cân nhắc kỹ lưỡng giữa hai yếu tố bảo tồn và phát triển"

Hàng loạt địa danh biến mất ở TPHCM: Bị phá vì chưa phải là di tích?

Đình Trường |

Chỉ khi được công nhận là di tích lịch sử và được xếp hạng, các địa danh mới có cơ chế để bảo vệ. Trong khi đó, hàng loạt địa danh nổi tiếng, có tuổi đời hàng trăm năm của TPHCM đã biến mất trước khi kịp "viết đơn xin công nhận di tích".

TPHCM "mất trắng" 18 địa danh: Không phải cứ thích là phá, là đập

Đình Trường - Anh Tú |

Tại nhà riêng, TS Nguyễn Minh Hoà - người có thâm niên hơn 25 năm làm việc trong Hội đồng quy hoạch - kiến trúc TP. Hồ Chí Minh đã cho PV Lao Động mục sở thị bản danh sách 18 địa danh lịch sử mất tích không còn dấu vết của thành phố này.