Hội đua bò Bảy Núi: Đừng để thương mại hóa làm mất đi những nét độc đáo

Lục Tùng |

An Giang - Nhiều người mong ước Hội đua bò Bảy Núi năm 2022 không còn nạn "kinh tế thế dần văn hóa".

Đua bò là môn văn hóa thể thao đặc trưng của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi (An Giang). Vào dịp lễ Don-ta (lễ thờ cúng ông bà), đồng bào trong các phum sóc mang đôi bò đã được huấn luyện đến dự cuộc tranh tài do nhà chùa đứng ra tổ chức... Chính yếu tố này đã góp phần tạo cho đua bò vùng Bảy Núi đẳng cấp quốc tế. Theo TS Nguyễn Thanh Phong (ĐH KHXHNV, ĐH Quốc gia TPHCM), lễ hội đua trâu, bò là đặc sản của các nước Đông Nam và Nam Châu Á, nhưng lễ hội đua bò Bảy Núi có vị trí đặc biệt.

Đôi bò tranh tài trong hội đua bò Bảy Núi. Ảnh: LT
Đôi bò tranh tài trong hội đua bò Bảy Núi. Ảnh: LT

Do gắn liền với chùa chiền, diễn ra trong dịp lễ cúng ông bà với quy tắc chơi khá hoàn chỉnh đã tạo ra sự độc đáo. Độc đáo hơn là việc các đôi bò lướt trên mặt đất sủng nước với tốc độ cao tạo nên những chùm hoa nước lộng lẫy dưới ánh mặt trời. Thậm chí, nhiều nhà nghiên cứu văn hóa còn khẳng định, với hình ảnh người điều khiển dùng vật nhọn làm con bò chảy máu, cho phép nghĩ đến dấu hiệu cổ xưa đã phôi pha theo thời gian, không còn được định danh, về nghi lễ liên quan đến tế thần rừng của người Khmer.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, do nhiều nguyên nhân, các cuộc đua bò không còn giữ được nét truyền thống khi các yếu tố kinh tế đang thế dần các nét đặc thù văn hóa. Tiền thưởng cao, cộng với nhiều nội dung trong “Điều lệ thi đấu” do ngành thể thao biên soạn vào đầu thập niên 90, được xem là quá “cứng nhắc” như bò bị tạt ra đường biên xem như thua cuộc, đã làm hỏng cuộc chơi với những cuộc tranh cãi gay gắt.

Trong đó đỉnh điểm là cả đánh nhau, thậm chí có năm không “chốt hạ” được ngôi vô địch ngay trong ngày thi đấu. Hơn thế nữa, việc buộc lực lượng điều khiển đôi bò “đồng phục” theo nhà tài trợ đã làm nhạt nhòa màu sắc cổ truyền của dân tộc...

Theo các nhà nghiên cứu, điều quan trọng trong đua bò Bảy Núi cổ truyền của đồng bào dân tộc Khmer là hội đi liền với lễ. Ảnh: LT
Theo các nhà nghiên cứu, điều quan trọng trong đua bò Bảy Núi cổ truyền của đồng bào dân tộc Khmer là hội đi liền với lễ. Ảnh: LT

Vì thế, thời gian qua, nhiều nhà nghiên cứu kiến nghị khôi phục, bảo tồn những giá trị truyền thống mang ý nghĩa tâm linh của đồng bào Khmer trong hoạt động đua bò, tức phần “lễ”. Tuy nhiên, khi điều lệ thi đấu trái với “luật chơi” của đồng bào trong phum, sóc trước đây vẫn chưa được sửa chữa thì các cuộc đua tiếp tục được “cắt tỉa” theo hướng “mì ăn liền”. Điển hình nhất là việc rút ngắn thời gian thi đấu giữa hai đôi bò từ quy định 2 vòng thả (chạy chậm để biểu diễn kỹ thuật), 1 vòng hô (chạy nhanh để biểu diễn tốc độ) xuống còn chỉ 1 vòng sân thi đấu... Điều này không chỉ khiến cho người trong cuộc hụt hẫng, mà còn khiến cho người thưởng thức tiếc nuối vì mất đi nhiều hình ảnh độc đáo trên đường đua. Vì lẽ đó, nhiều người mong rằng cuộc đua năm 2022 diễn ra vào ngày 24.9 tới đây, sẽ không còn vấn nạn “thương mại hóa”, để đua bò Bảy Núi trở lại vị thế vốn có.

Lục Tùng
TIN LIÊN QUAN

Giải Nhất sáng tác ca khúc về An Giang lên đến 200 triệu đồng

Lục Tùng |

An Giang - Tiền thưởng cho tác phẩm đạt giải Nhất cuộc thi sáng tác ca khúc về An Giang lên đến 200 triệu đồng.

Chủ đầu tư lên tiếng về ồn ào thi công sân đua bò tại Rừng tràm Trà Sư

Trà Sư |

An Giang - Trước những ồn ào của dư luận về sân đua bò tại Điểm du lịch sinh thái Rừng tràm Trà Sư, lãnh đạo Công ty Cổ phần Du lịch An Giang đã chính thức lên tiếng.

An Giang rút lui khỏi hệ thống bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam

Thanh Vũ |

Câu lạc bộ An Giang xin không thi đấu giải hạng Nhất Quốc gia 2022.

12 người lao động nhận tiền lương sau phản ánh của Lao Động

Hữu Long |

Khánh Hòa - Sau khi Báo Lao Động phản ánh về việc nợ lương, Công ty TNHH Xây dựng 189 tại Nha Trang đã thanh toán toàn bộ tiền nợ cho người lao động, kỹ sư.

Dự báo giá vàng thời gian tới, đầu tư như nào để chốt lời?

Hoàng Xuyến - Việt Anh |

Với lộ trình bắt đầu cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, các chuyên gia dự báo giá vàng nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng trong dài hạn.

344 người chết và mất tích, thiệt hại 81.503 tỉ do bão số 3

PHẠM ĐÔNG |

Siêu bão số 3 đã làm cho 344 người chết và mất tích, tổng thiệt hại kinh tế ước tính ban đầu 81.503 tỉ đồng.

Phụ huynh bức xúc vì cô giáo xin hỗ trợ laptop

Chân Phúc |

TPHCM - Một giáo viên chủ nhiệm xin lớp hỗ trợ laptop, không được 100% phụ huynh đồng ý, nên cô có ứng xử không phù hợp khiến phụ huynh bức xúc.

Công an vào cuộc xác minh vụ phụ huynh bức xúc các khoản thu

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Thị xã Nghi Sơn đã giao cơ quan công an và phòng giáo dục xác minh, làm rõ vụ việc phụ huynh bức xúc, “sợ hãi” về các khoản thu đầu năm học.