Ấm lòng những chuyến xe đưa đón bệnh nhân chạy thận đến Bệnh viện Bạch Mai

Phạm Đông - Vương Trần |

Để đảm bảo an toàn cho các bệnh nhân chạy thận hàng ngày ra vào Bệnh viện Bạch Mai, Ban chỉ huy quân sự quận Hai Bà Trưng đã huy động bốn chuyến xe đưa đón mỗi ngày.

Xóm chạy thận tại ngõ 121 Lê Thanh Nghị (Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội) là nơi cư trú của 131 bệnh nhân suy thận. Đây là những người phải gắn bó cả đời với những chiếc máy thận để duy trì sự sống.

Tuy nhiên, từ ngày 30.3, khi liên tiếp phát hiện người nhiễm COVID-19 liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai, 131 bệnh nhân trong xóm, hằng ngày, họ được cán bộ y tế của phường đón tận nơi, đưa ra xe của Ban chỉ huy quân sự quận chở sang viện.

Mọi hoạt động ra vào xóm chạy thận đều được ghi chép lại.
Mọi hoạt động ra vào xóm chạy thận đều được ghi chép lại.

Đồng thời, hơn 130 bệnh nhân suy thận này cũng được tạo điều kiện cách ly ngay tại xóm. Mọi hoạt động ra - vào của họ đều được lực lượng chức năng ghi chép lại. Để bệnh nhân chạy thận yên tâm, ngay từ ngày đầu tiên thực hiện cách ly, bà con trong xóm đã được cung cấp đầy đủ nhu yếu phẩm.

Vào lúc 6h sáng mỗi ngày, chiếc xe chuyên dụng của Ban chỉ huy quân sự quận Hai Bà Trưng đã chờ sẵn để đưa những bệnh nhân này sang viện. Sang đến nơi, các nhân viên khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Bạch Mai sẽ đón mọi người và đưa vào bằng lối riêng.

Các bệnh nhân chạy thận mỗi tuần 3 lần, xen kẽ nhau. Do đó, trung bình một ngày sẽ có từ 4-5 chuyến xe đưa đón bệnh nhân sang viện, chuyến muộn nhất diễn ra vào lúc 21h.

Chiếc xe chuyên dụng chờ sẵn để chở bệnh nhân xóm chạy thận.
Chiếc xe chuyên dụng chờ sẵn để chở bệnh nhân xóm chạy thận.

Được nhân viên y tế, an ninh phường, quân đội… nhiệt tình giúp đỡ trong những ngày này, ông Phạm Xuân Trường (67 tuổi, quê Nam Định), bệnh nhân chạy thận năm thứ 6 tại Bệnh viện Bạch Mai cho biết: "Tôi thật xúc động khi nhận được nhiều sự giúp đỡ từ các cấp, hàng ngày được đưa đến bệnh viện bằng xe quân sự.

Từ lúc lên xe đến khi xuống xe đều được các anh chị giúp đỡ tận tình. Trong những ngày này chúng tôi đã thấu hiểu câu nói "Không để ai bị bỏ lại phía sau. Chúng tôi thấy rất ấm lòng khi được các ban ngành, đoàn thể quan tâm và tạo điều kiện giữa lúc dịch COVID-19 đang có diễn biến phức tạp".

Ông Trường đang chuẩn bị di chuyển ra xe để đi chạy thận. Ông phải chạy thận suốt 6 năm qua nên cánh tay đã sưng phồng.
Ông Trường đang chuẩn bị di chuyển ra xe để đi chạy thận. Ông phải chạy thận suốt 6 năm qua nên cánh tay đã sưng phồng.

Không chỉ đảm bảo các yếu tố an toàn khi di chuyển, an toàn trong mùa dịch, những chiến sĩ lái xe còn tự nhắc nhở mình thêm các quy định khác để hỗ trợ cho các bệnh nhân xóm chạy thận.

Thiếu úy Phạm Hùng Long - lái xe Ban chỉ huy quân sự quận Hai Bà Trưng cho biết, do các bệnh nhân được phục vụ có sức khỏe rất yếu nên khi di chuyển phải đi rất nhẹ nhàng.

Từ lúc lên xe đến khi xuống xe đều có nhân viên y tế theo dõi và hướng dẫn. Mỗi chuyến xe chở tối đa được 20 người, các bệnh nhân chạy thận được cấp thêm thẻ ra vào bệnh viện riêng.

Xe chở bệnh nhân chạy thận Bạch Mai.
Xe chở bệnh nhân chạy thận Bạch Mai.

Thượng tá Phạm Hồng Chung - Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự quận Hai Bà Trưng cho biết: "Từ ngày 1.4 đến nay chúng tôi đã thường xuyên tổ chức lực lượng đưa đón công dân xóm chạy thận. Đơn vị nhận thứ rõ vai trò, trách nhiệm của lực lượng quân đội - lực lượng hàng đầu trong công tác phòng chống dịch COVID-19. Ngoài ra, chúng tôi cũng thực hiện tốt công tác quán triệt nhận thức của đội ngũ cán bộ trong công tác chống dịch".

Xe chở bệnh nhân đến cổng 2 Bệnh viện Bạch Mai.
Xe chở bệnh nhân đến cổng 2 Bệnh viện Bạch Mai.

Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Huệ - Trạm trưởng Trạm y tế phường Đồng Tâm cho biết, việc bố trí xe chuyên dụng đưa đón đã rất thuận tiện cho bệnh nhân xóm chạy thận. Với những ngày có mưa như hiện nay thì người dân cũng vui vẻ, an tâm, ổn định tinh thần để điều trị bệnh.

"Bình thường người dân sẽ phải đi bộ hoặc đi xe ôm để sang viện chạy thận. Từ ngày Bệnh viện Bạch Mai bị phong tỏa thì chính quyền địa phương đã tạo điều kiện đưa đón bệnh nhân xóm chạy thận" - bác sĩ Huệ nói.

Phạm Đông - Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Xóm chạy thận những ngày Bệnh viện Bạch Mai trong "biến cố"

TÙNG GIANG - TẠ QUANG |

Sau khi phát hiện các ca nhiễm COVID-19 tại Bệnh viện Bạch Mai, toàn bộ khu vực được cách ly, thực hiện các biện pháp kiểm soát để đảm bảo an toàn. Nhưng cư dân “xóm chạy thận” Lê Thanh Nghị (phường Đồng Tâm, Hà Nội) vẫn buộc phải ra vào bệnh viện mỗi ngày, đối mặt với muôn vàn nỗi lo bệnh dịch.

Cuộc sống cư dân “xóm chạy thận” ra sao sau "biến cố" BV Bạch Mai?

Tùng Giang - Tạ Quang - Ngọc Anh |

Thời gian này, dù Bệnh viện Bạch Mai đã không còn là nơi an toàn do dịch COVID-19 quét qua, nhưng cư dân "xóm chạy thận" Lê Thanh Nghị (phường Đồng Tâm, Hà Nội) vẫn buộc phải ra vào bệnh viện mỗi ngày, đối mặt với muôn vàn nỗi lo bệnh dịch.

Mở lối đi cho hơn 500 bệnh nhân vào điều trị chạy thận ở Bệnh viện Bạch Mai

Phạm Đông |

Cơ quan công an đã phối hợp với các cơ quan chức năng và Bệnh viện Bạch Mai mở lối đi riêng cho 552 bệnh nhân chạy thận hàng ngày.

Nhiều nữ nhân viên bị khoá cửa "giam giữ" ở cơ sở massage

Duy Tuấn |

Bình Thuận - Công an bắt tạm giam 5 đối tượng có hành vi “Bắt, giữ người trái pháp luật” tại cơ sở massage, karaoke.

Cận cảnh hố tử thần sâu hơn 1m xuất hiện sau mưa lớn ở TPHCM

TÂM QUỲNH |

TPHCM - Đường số 5, số 2, số 4, Trương Văn Hải… phường Tăng Nhơn Phú B, TP Thủ Đức sụt lún nghiêm trọng sau cơn mưa lớn vào tối 8.10.

Giáo viên đi vắng, lớp trưởng mầm non đánh 6 bạn bầm tím

QUANG ĐẠI |

Nghệ An – Trong khi giáo viên ra ngoài, một lớp trưởng mầm non ở huyện Nghĩa Đàn đã dùng ống nhựa đánh 6 bạn học bầm tím.

Có tình trạng nhà ở xã hội được mua bán bởi người giàu

PHẠM ĐÔNG |

Có tình trạng nhà ở xã hội được mua bán, trao đổi, cho thuê bởi những người giàu, thậm chí cả người nước ngoài mà không phải người lao động thu nhập thấp.

Nhà văn hóa xã ở Hải Phòng xuống cấp, hoạt động cầm chừng

Mai Dung |

Hải Phòng - Nhiều năm đi vào hoạt động, Nhà văn hóa xã Lâm Động, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng ngày càng xuống cấp.

Xóm chạy thận những ngày Bệnh viện Bạch Mai trong "biến cố"

TÙNG GIANG - TẠ QUANG |

Sau khi phát hiện các ca nhiễm COVID-19 tại Bệnh viện Bạch Mai, toàn bộ khu vực được cách ly, thực hiện các biện pháp kiểm soát để đảm bảo an toàn. Nhưng cư dân “xóm chạy thận” Lê Thanh Nghị (phường Đồng Tâm, Hà Nội) vẫn buộc phải ra vào bệnh viện mỗi ngày, đối mặt với muôn vàn nỗi lo bệnh dịch.

Cuộc sống cư dân “xóm chạy thận” ra sao sau "biến cố" BV Bạch Mai?

Tùng Giang - Tạ Quang - Ngọc Anh |

Thời gian này, dù Bệnh viện Bạch Mai đã không còn là nơi an toàn do dịch COVID-19 quét qua, nhưng cư dân "xóm chạy thận" Lê Thanh Nghị (phường Đồng Tâm, Hà Nội) vẫn buộc phải ra vào bệnh viện mỗi ngày, đối mặt với muôn vàn nỗi lo bệnh dịch.

Mở lối đi cho hơn 500 bệnh nhân vào điều trị chạy thận ở Bệnh viện Bạch Mai

Phạm Đông |

Cơ quan công an đã phối hợp với các cơ quan chức năng và Bệnh viện Bạch Mai mở lối đi riêng cho 552 bệnh nhân chạy thận hàng ngày.