Bắc Kạn: Núp bóng “thăm dò” để khai thác vàng?

NHÓM PV ĐIỀU TRA |

Nhận được phản ánh của nhiều bà con về các dấu hiệu “vàng tặc” mượn danh “thăm dò vàng gốc” suốt nhiều năm qua, nhóm phóng viên Lao Động lập tức lên đường tới thôn Khuổi Mạn, xã Bằng Thành, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn.

Làm ảnh hưởng môi trường sống, canh tác của bà con trong khu vực

Pác Nặm là một huyện nghèo mới thành lập, nghèo ngoài sức tưởng tượng. Đường vào xã Bằng Thành gập ghềnh hiểm trở. Hơn 30km từ huyện vào mỏ “thăm dò vàng” ở thôn Khuổi Mạn, xe máy chúng tôi lội suối ùng ục, quăng quật, trôi trong bùn đất nằm ngang liên tục. Địa bàn “thăm dò” vàng của doanh nghiệp nằm giữa bản người Mông, giáp ranh xã Sơn Lộ, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng. Được biết, đề án “Đánh giá tiềm năng quặng vàng gốc” tại thôn Khuổi Mạn được khởi động từ năm 2015.

Đường vào Khuổi Mạn hiểm trở.
Đường vào Khuổi Mạn hiểm trở.

Thái độ của những người làm việc trong khu vực “thăm dò quặng vàng gốc” cực kỳ đề phòng. “Nhân công” ở đây kín miệng, chỉ cho biết, họ đang thăm dò tìm vàng, vận hành máy móc, phải “đào sâu cả trăm mét” vào trong núi.

Chúng tôi bị giám sát chặt chẽ. Tại hiện trường, chúng tôi ghi nhận, không có vẻ gì của một hoạt động thăm dò tìm quặng vàng. Hàng chục công nhân làm việc. La liệt các thùng phuy, lán ở cao, lán ở thấp, nhiều lán nối tiếp nhau. Công nhân, đồ đạc, bể chứa nước, các công trình phục vụ sinh hoạt rõ ràng là thu xếp cho một cuộc sống lâu dài, chứ không phải khoan vài mũi thăm dò để… đi về. Camera giấu kín của chúng tôi ghi nhận thêm, tại hiện trường, có đủ máy xúc, ôtô tải, ôtô 7 chỗ, máy phát điện, máy nén khí, máy nghiền đá…

 
 
La liệt các thùng phuy, lán ở cao, lán ở thấp, nhiều lán nối tiếp nhau.

Theo tài liệu đáng tin cậy, đơn vị “thăm dò” đã gây ảnh hưởng đến môi trường sống và canh tác của bà con trong khu vực, ý kiến phản ánh đã lên các cấp, tiếp xúc cử tri, bà con rất bức xúc và cơ quan chức năng đã vào cuộc xử lý nhiều lần.

Chúng tôi tiếp cận với các “địa đạo” (hầm lò) khoét rất sâu vào trong lòng núi, dùng điện thoại bật đèn, đi mãi chưa hết. Bên ngoài, có cửa để khóa và mở. Theo lãnh đạo UBND xã Bằng Thành trong cuộc làm việc trực tiếp với nhóm phóng viên, đơn vị “thăm dò” có tới 2 cái hầm như vậy. Xã lên kiểm tra là họ đóng cửa hầm. Hầm sâu cả trăm mét vào trong lòng núi, “chính tôi cũng chưa dám đi vào đó lần nào, vì nó quá sâu”, anh Lục Văn Quyết, Phó Chủ tịch UBND xã nói.

 
Với quy mô đào bới hầm lò sâu và trong nhiều năm thế này, liệu có ai tin đây là… thăm dò quặng vàng?

Lãnh đạo Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Bắc Kạn từng nhấn mạnh: Đơn vị “thăm dò” cần tuần thủ đúng đề án đã được chính thức phê duyệt, không làm ảnh hưởng đến môi trường sống và sản xuất của bà con. Đặc biệt không lợi dụng đề án để khai thác, chế biến khoáng sản trái phép!”.

Không phải thăm dò...

Có hay không việc “lợi dụng đề án (thăm dò) để khai thác, chế biến khoáng sản trái phép”? Anh Lục Văn Quyết là người rất nhiều lần đưa các đoàn xã, huyện, tỉnh vào kiểm tra “điểm nóng” kéo dài đã nhiều năm này, cho biết: “Công ty TNHH Thành Hưng tiến hành (dưới danh nghĩa) đào lấy mẫu đất đá, nghiền ra để thăm dò, đã có các hoạt động gây ô nhiễm suối đầu nguồn, ảnh hưởng trầm trọng đến hoa màu, các ao nuôi cá và nguồn nước sinh hoạt khiến bà con bức xúc phản ánh đã nhiều lần. Chính quyền ấp xã thì chỉ biết lập biên bản đề nghị tạm dừng thi công “đề án”.

Họ bảo thực hiện theo đề án, mà đề án của họ thì mình cũng không có trong tay! Lập biên bản, báo cáo huyện, huyện báo cáo lên tỉnh, Sở Tài nguyên Môi trường cũng vào thanh tra hết rồi. Phải nói thật, mỗi lần huyện, tỉnh đi kiểm tra thì chúng tôi cũng dẫn đi hiện trường, không phải chỉ chục lần mà hơn chục lần rồi, vì nó nhiều chuyện lắm. Nhưng, hễ chúng tôi rời khỏi hiện trường là họ lại hoạt động tiếp!”.

Anh Lục Văn Quyết, Phó Chủ tịch UBND xã Bằng Thành bức xúc với việc đơn vị “thăm dò quặng vàng” gây ô nhiễm môi trường, trây ỳ, coi thường các mệnh lệnh hành chính của địa phương.
Anh Lục Văn Quyết, Phó Chủ tịch UBND xã Bằng Thành bức xúc với việc đơn vị “thăm dò quặng vàng” gây ô nhiễm môi trường, trây ỳ, coi thường các mệnh lệnh hành chính của địa phương.

Khi được hỏi lại, liệu có việc “Lợi dụng giấy phép thăm dò để khai thác vàng trái phép không?”, anh Quyết thận trọng: “Tôi không nắm được. Mình lên thì họ lại dừng không hoạt động nữa. Không biết trong quá trình nghiền họ có dùng hóa chất độc hại gì không? Vào hiện trường, mắt thường không thấy được cái việc dùng hóa chất hay không đâu. Bà con bảo, làm thế này thì là “làm vàng” rồi, không phải thăm dò. Họ đào hầm sâu lắm, tôi không dám vào đâu. Họ có 2 hầm, một hầm ở địa điểm mới tôi cũng chưa tiếp cận được. Hỏi, họ đào được nhiều vàng không? Chịu! Làm mà không có vàng thì lấy gì để họ... “ăn”? Họ có gần 20 người, tiền mấy triệu lương/người/tháng, cộng thêm tiền ăn uống sinh hoạt, tiền máy móc xăng dầu nữa chứ!”.

Như vậy, thực tế, Công ty TNHH Thành Hưng tại Khuổi Mạn, xã Bằng Thành, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn sử dụng máy móc quy mô, hiện đại, tiến hành “thăm dò quặng vàng gốc” từ năm 2015. Câu hỏi đặt ra là: Nếu thăm dò thì chỉ khoan vài mũi, đào vài hố, trong thời gian nhất định được cấp phép một cách đúng quy định khắt khe của Luật. Đằng này từ năm 2015 đến giờ vẫn thăm dò! Đào hầm đào hố, ăn dầm ở dề giữa rừng xanh núi đỏ, thử hỏi một công ty TNHH lấy đâu ra tiền để “thăm dò” không công như vậy? Đấy là chưa kể, khi cán bộ đến kiểm tra, cán bộ của đơn vị địa chất được giao nhiệm vụ thăm dò cũng không hề có mặt ở hiện trường...

Đề án “Đánh giá tiềm năng quặng vàng gốc” tại thôn Khuổi Mạn là do Liên đoàn địa chất Đông Bắc thành lập, Công ty TNHH Thành Hưng chỉ là nhà đầu tư góp vốn.

NHÓM PV ĐIỀU TRA
TIN LIÊN QUAN

Xẻ đồi, ngăn hồ lấy nước để khai thác vàng… trái phép

HƯNG THƠ |

Phóng viên Báo Lao Động đã xâm nhập vào địa điểm khai thác vàng trái phép, và ghi nhận việc xẻ đồi, ngăn hồ lấy nước để khai thác vàng trái phép.

Doanh nghiệp vẫn len lút khai thác vàng mặc lệnh cấm

ĐỖ VẠN |

Dù UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành lệnh cấm, Công ty Cổ phần Tập đoàn khoáng sản công nghiệp 6666 (gọi tắt là Công ty 6666) vẫn lén lút hoạt động để bòn mót xái thải vàng. Điều này khiến người dân xung quanh khu vực mỏ vàng Bồng Miêu rất bức xúc.

Vụ sập hang khai thác vàng trái phép ở Hòa Bình: "Khả năng sống sót của hai phu vàng rất thấp"

Phương Anh - Sơn Tùng |

Ngày 7.11, Chủ tịch UBND huyện Lạc Thủy (tỉnh Hòa Bình) cho biết: "Tình hình cứu hộ cứu nạn rất căng thẳng, nếu hôm nay không tìm thấy thì khả năng sống sót của hai phu vàng rất thấp".

Man United bất lực trước cựu thủ môn Henderson, chia điểm Crystal Palace

TAM NGUYÊN |

Những pha cứu thua xuất sắc của Dean Henderson khiến đội bóng cũ Man United phải chia điểm trên sân Crystal Palace tại vòng 5 Premier League.

8 triệu m3 đất đá nguy cơ sạt lở, người dân di dời khẩn cấp

Bài và Ảnh: Đặng Tình |

Hòa Bình - Một khu vực đồi cao rộng 7ha với 8 triệu m3 đất có nguy cơ sạt lở khiến hàng trăm người dân phải di dời khẩn cấp.

Sạt lở, đất đá đổ xuống đèo Bảo Lộc trong đêm tối

HOÀI THANH |

Trên Quốc lộ 20, đoạn qua đèo Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng vừa xảy ra tình trạng sạt lở đất đá trong đêm tối.

TPHCM áp dụng bảng giá đất hiện hành tính thuế về đất đai

Bảo Chương |

UBND TPHCM chính thức có văn bản cho phép sử dụng bảng giá đất hiện hành để tính thuế trong lúc chờ ban hành bảng giá đất mới.

Hàng nghìn người tận hưởng lễ hội mùa thu Hà Nội

Thạch Lựu |

Sáng 21.9, hàng nghìn lượt khách du lịch đã tham gia, trải nghiệm nhiều hoạt động đặc sắc của Festival Thu Hà Nội năm 2024 tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm.

Xẻ đồi, ngăn hồ lấy nước để khai thác vàng… trái phép

HƯNG THƠ |

Phóng viên Báo Lao Động đã xâm nhập vào địa điểm khai thác vàng trái phép, và ghi nhận việc xẻ đồi, ngăn hồ lấy nước để khai thác vàng trái phép.

Doanh nghiệp vẫn len lút khai thác vàng mặc lệnh cấm

ĐỖ VẠN |

Dù UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành lệnh cấm, Công ty Cổ phần Tập đoàn khoáng sản công nghiệp 6666 (gọi tắt là Công ty 6666) vẫn lén lút hoạt động để bòn mót xái thải vàng. Điều này khiến người dân xung quanh khu vực mỏ vàng Bồng Miêu rất bức xúc.

Vụ sập hang khai thác vàng trái phép ở Hòa Bình: "Khả năng sống sót của hai phu vàng rất thấp"

Phương Anh - Sơn Tùng |

Ngày 7.11, Chủ tịch UBND huyện Lạc Thủy (tỉnh Hòa Bình) cho biết: "Tình hình cứu hộ cứu nạn rất căng thẳng, nếu hôm nay không tìm thấy thì khả năng sống sót của hai phu vàng rất thấp".