Hàng loạt khu công nghiệp bị bỏ hoang: lãng phí lớn nguồn lực nhà nước

Cần rà soát, đưa dự án chậm trễ ra khỏi quy hoạch

Văn Nguyễn |

Liên quan đến việc nhiều dự án khu công nghiệp (KCN) hoạt động kém hiệu quả hoặc bị bỏ hoang suốt nhiều năm qua như phản ánh của Báo Lao Động, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị các địa phương cần rà soát tổng thể việc thực hiện quy hoạch và đưa ra khỏi quy hoạch các KCN nằm trong quy hoạch nhiều năm nhưng chưa được triển khai để tránh tình trạng quy hoạch treo, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức, cá nhân và cuộc sống của người dân.

Cần rà soát tổng thể quy hoạch KCN

Bộ KHĐT cho hay, tính đến nay trên địa bàn cả nước có 373 KCN được thành lập với tổng diện tích 114,4 nghìn hécta, chiếm khoảng 56,9% tổng diện tích đất quy hoạch. Trong số này đến nay có 280 KCN được đi vào hoạt động và vẫn còn 93 KCN đang trong giai đoạn xây dựng kết cấu hạ tầng. Về tỉ lệ lấp đầy tại các KCN, Bộ KHĐT cho biết tính đến nay, tỉ lệ đất sản xuất công nghiệp cho thuê tính trên tổng diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt trung bình 57,4%. Tuy nhiên tại một số địa phương, tỉ lệ lấp đầy KCN trên địa bàn đạt mức thấp hơn so với mặt bằng chung cả nước.

Với thực tế này và để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực đất đai, có tính đến lợi ích tổng thể tối ưu lâu dài, Thứ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Văn Trung trong văn bản vừa được gửi tới các địa phương đề nghị rà soát việc thực hiện quy hoạch các KCN trên địa bàn và kiến nghị đưa ra khỏi quy hoạch các KCN nằm trong quy hoạch nhiều năm qua (trên 10 năm) nhưng chưa triển khai được.

Yêu cầu này nhằm tránh tình trạng quy hoạch treo xuất hiện tại các địa phương, làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức, cá nhân cũng như cuộc sống của người dân. Bộ KHĐT cũng kiến nghị các địa phương chỉ xem xét đề xuất bổ sung vào Quy hoạch phát triển KCN ở Việt Nam đến năm 2020 các KCN có tính cấp bách, có khả năng triển khai nhanh và thu hút đầu tư tốt để đảm bảo mặt bằng sản xuất kinh doanh cho nhà đầu tư trong giai đoạn chuyển tiếp từ năm 2020 đến khi quy hoạch tỉnh được phê duyệt theo quy định của Luật Quy hoạch.

Với các dự án đầu tư KCN đã được quyết định chủ trương đầu tư cũng như cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Bộ KHĐT kiến nghị các địa phương rà soát và chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Đồng thời “giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện để sớm đưa các KCN vào hoạt động, phục vụ cho việc thu hút đầu tư trên địa bàn” - văn bản của Bộ KHĐT do Thứ trưởng Nguyễn Văn Trung ký tên, nhấn mạnh.

Để nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ các nhà đầu tư có dự án trong KCN, Bộ KHĐT cũng kiến nghị các địa phương kiên quyết xử lý các trường hợp làm chậm, gây khó khăn trong thực hiện thủ tục đầu tư vào KCN, khu kinh tế. Rà soát báo cáo tiến độ triển khai thực hiện các dự án đầu tư trong KCN, khu kinh tế có quy mô vốn đầu tư trên 5.000 tỉ đồng.

Lựa chọn chủ đầu tư đủ năng lực

Đặt trong bối cảnh làn sóng dịch chuyển của các nhà đầu tư nước ngoài sang Việt Nam ngày càng hiện hữu kéo theo nhu cầu thuê mượn đất công nghiệp sẽ gia tăng mạnh trong thời gian tới đây, việc hàng loạt KCN bị bỏ hoang, chậm trễ thi công suốt nhiều năm cũng như nhiều KCN hoàn tất đầu tư song không có nhiều doanh nghiệp đến thuê được phản ánh trong loạt bài của Báo Lao Động được nhìn nhận là một thực tế rất đáng tiếc.

Nói thêm về thực tế này, ông Nguyễn Trần Nam -  nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội đầu tư Bất động sản Việt Nam - cho rằng, cần đặt câu hỏi vì sao rất nhiều KCN đang làm rất tốt, liên tục “cháy hàng” và không còn đất cho thuê lại có những KCN để xảy ra tình trạng đáng buồn nói trên. “Tôi cho rằng vấn đề ở đây phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố con người thôi, là do cách làm như thế nào và thậm chí là không biết cách làm. Trong khi đó hiện nay các KCN đang có cơ hội kinh doanh rất tốt do làn sóng dịch chuyển đầu tư, giá cho thuê tại hầu hết các KCN đều tăng” - ông Nguyễn Trần Nam đưa ý kiến.

Thực tế theo phản ánh của PV Báo Lao Động, nhiều dự án KCN không thể triển khai suốt nhiều năm qua có nguyên nhân chính bắt nguồn từ năng lực tài chính của chủ đầu tư được giao dự án. Như tại KCN Phú Tân (tỉnh Bình Dương), sau hơn 14 năm cấp phép, dự án này liên tục được sang tay nhiều chủ đầu tư và ngay từ ban đầu, chủ đầu tư đầu tiên là Công ty TNHH Phú Gia cũng buộc phải bán dự án này cho Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp TPHCM (IMEXCO) do gặp khó khăn về tài chính.

Ông Phạm Minh Phương - Chủ nhiệm Câu lạc bộ Ban quản lý các KCN, khu kinh tế đồng thời là Trưởng ban Quản lý các KCN tỉnh Hải Dương nhìn nhận, bất động sản công nghiệp đang được đánh giá rất cao bởi Việt Nam thời gian qua ký được nhiều các hiệp định thương mại như CPTPP, EVFTA. Tuy nhiên thực tế hiện nay, quy mô của nhiều KCN còn nhỏ trong khi để thu hút được những doanh nghiệp lớn kèm theo các doanh nghiệp phụ trợ, chúng ta cần phải có quỹ đất sạch. Ông Phương cho rằng, để giải quyết được vấn đề này cần quan tâm đến các chính sách và đối với các nhà đầu tư cũng phải chọn được các doanh nghiệp có đủ năng lực tài chính để giải quyết được vấn đề giải phóng mặt bằng từ đó mới có thể tận dụng được triệt để những cơ hội mà Việt Nam sắp được nhận.

Cần tránh đầu tư dàn trải

Trong khi đó theo Ths Trần Quốc Trung - Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế (Bộ KHĐT), thực tế hoạt động của các KCN trên địa bàn cả nước hiện nay cho thấy, việc huy động vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN hiện còn gặp nhiều khó khăn trong khi các chính sách hiện hành vẫn còn một số điểm vướng mắc chưa thuận lợi cho hoạt động thu hút đầu tư cũng như phát triển các KCN. Chưa kể công tác bảo vệ môi trường KCN chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra cũng như quy hoạch phát triển nguồn nhân lực gắn với ngành nghề thu hút đầu tư trong các KCN còn thiếu.

Từ thực tế này, Phó Vụ trưởng Trần Quốc Trung cho rằng, việc phát triển về số lượng và quy mô các KCN trong thời gian tới đây phải đảm bảo bền vững, tuân thủ nguyên tắc phát huy thế mạnh của địa phương, tạo điều kiện liên kết phát triển kinh tế vùng, cụm liên kết ngành và không dàn đều theo địa giới hành chính.

Từ thực tế hiện nay, đại diện Vụ Quản lý các khu kinh tế cũng cho rằng, việc phát triển KCN trong các năm tới tại một số khu vực biên giới, vùng biển, hải đảo cần được xem xét chặt chẽ với vấn đề bảo đảm quốc phòng, an ninh. Đặc biệt trong hoạt động đầu tư KCN, cần đa dạng hóa các phương thức hợp tác đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, khuyến khích huy động nguồn lực tư nhân trong xây dựng...

Giám sát chặt việc chuyển đổi đất KCN mà chưa được phép

Như phản ánh của PV Báo Lao Động, chủ đầu tư tại nhiều KCN hiện đang xin chuyển đổi một phần mục đích sử dụng đất với lý do xây dựng nhà ở phục vụ nhu cầu đời sống cho công nhân lao động và các chuyên gia. Tuy nhiên sau khi chuyển đổi, nhiều phần đất lại bị bán phân lô, bán nền thương mại như một dự án khu dân cư.

Liên quan đến hoạt động chuyển đổi đất quy hoạch KCN, Bộ KHĐT đề nghị các địa phương tăng cường công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát đối với việc chuyển đổi đất quy hoạch khu công nghiệp sang sử dụng cho các mục đích khác mà chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt. N.Văn

Xem xét rút ngắn thời gian lựa chọn chủ đầu tư

Với 11 KCN được đầu tư trên khắp cả nước có tỉ lệ lấp đầy cao, thu hút gần 350 nhà đầu tư với tổng mức đầu tư khoảng 15 tỉ USD, Viglacera hiện được đánh giá là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu thị trường đầu tư KCN tại Việt Nam. Tuy nhiên ở thời điểm hiện nay, theo ông Nguyễn Thế Chinh - Giám đốc Ban Bất động sản, Tổng Công ty Viglacera - CTCP, cần xem xét rút ngắn thời gian lựa chọn chủ đầu tư KCN, bởi quy định hiện nay là khoảng 2 năm sẽ làm mất rất nhiều cơ hội. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng đều cần sự hỗ trợ của địa phương trong công tác giải phóng mặt bằng bởi đây là điểm quyết định mấu chốt quyết định tiến độ của xây dựng hạ tầng. C.Văn

Văn Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Đất khu công nghiệp biến thành khu dân cư!

Kỳ Quan - Nguyễn Hùng |

* Èo uột khu công nghiệp “kiểu mẫu”.

* Nhiều khu, cụm công nghiệp ở Bắc Trung bộ “khát” nhà đầu tư.

Toàn tỉnh Long An có 32 khu công nghiệp (KCN) đã được Thủ tướng Chính phủ bổ sung vào quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam năm 2015 và định hướng đến năm 2020 với tổng diện tích hơn 10 ngàn ha. Trong khi một số KCN tiếp tục ra đời thì có những KCN lại chuyển đất công nghiệp thành đất làm khu dân cư!

Hàng loạt khu công nghiệp bị bỏ hoang: Lãng phí lớn nguồn lực nhà nước

Văn Nguyễn |

Trái ngược với tình trạng nhiều địa phương đang phải đau đầu tìm cách mở rộng diện tích đất công nghiệp phục vụ sản xuất kinh doanh xuất, thì thực tế lại có không ít các khu công nghiệp được giao đất ở vị trí thuận lợi, gần trục đường lớn, thậm chí được đầu tư bài bản đang bị bỏ hoang hoặc không có người đến thuê. Vậy làm sao khắc phục được tình trạng hàng trăm hecta đất khu công nghiệp bị bỏ hoang gây lãng phí rất lớn nguồn lực của nhà nước.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.