Chỉ chi ngân sách cho trường công lập là không công bằng

HUYÊN NGUYỄN |

Trao đổi tại Hội nghị tham vấn chuyên gia về việc sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục do Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức, TS Nguyễn Sĩ Dũng - nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng cần chia đều ngân sách nhà nước cho trường công lập và trường ngoài công lập cung cấp dịch vụ công để đảm bảo công bằng.

TS Dũng nhấn mạnh: Nước ta có hai loại hình trường ngoài công lập: Trường dịch vụ tư dành cho giới nhà giàu và trường tư nhưng bản chất là cung cấp dịch vụ công. Nhiều trường ngoài công lập nhưng ở đó chủ yếu là học sinh con nhà nghèo, con em lao động... theo học vì không đủ điều kiện vào trường công lập. Trong trường hợp như vậy, chúng ta thấy đây là trường cung cấp dịch vụ công.

“Tôi đồng ý không miễn học phí trường ngoài công lập cung cấp dịch vụ tư nhưng nếu trường ngoài công lập cung cấp tư dịch vụ công không được sự đầu tư của nhà nước là không công bằng. Tôi đề xuất chia đều ngân sách cho cả trường ngoài công lập có cung cấp dịch vụ công như trường công lập để đảm bảo công bằng cho xã hội”, ông Dũng nói.

TS Nguyễn Hải Hữu - Phó Chủ tịch Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và nghề công tác xã hội Việt Nam cho rằng: "Cơ chế để đảm bảo công bằng giữa khu vực ngoài công lập với công lập phải rất rõ. Nếu không, người đi học ngoài công lập sẽ không được hưởng bất cứ chính sách gì của nhà nước".

Tại hội nghị, nhiều nhà giáo dục cũng đưa ra những tranh luận liên quan tới đề xuất miễn giảm học phí. Ông Nguyễn Hoàng Quân - Phó Trưởng phòng Chính trị Tư tưởng, Sở GDĐT Quảng Ninh đồng ý với việc miễn học phí cho cấp THCS và đề xuất chính sách ưu tiên cho học sinh các trường ngoài công lập.

Còn bà Phạm Thị Hồng Nga - nguyên Phó giám đốc Sở GDĐT Hà Nội cho biết chưa thật phù hợp nếu thực hiện miễn học phí trong thời gian tới bởi hiện tại ngân sách còn hạn hẹp, chi ngân sách cho giáo dục tại các địa phương còn thấp, chủ yếu ngân sách đủ chi trả lương. Trong khi đó, chúng ta lại đang thực hiện đổi mới chương trình SGK, kinh phí đang cần rất nhiều đề tổ chức hội thảo, chuyên đề, dạy thử, dạy mẫu, nâng cao nghiệp vụ...

Mặt khác, tư tưởng bao cấp, ỷ lại nhà nước vẫn còn quá lớn, phần đông các gia đình chi cho hoạt động giáo dục còn thấp. Bà Nga cho rằng thu học phí cũng thể hiện một phần trách nhiệm của người học và gia đình người học, khi có trách nhiệm thì ý nghĩa của việc học cũng có giá trị.

Ngoài ra, bà Nga cũng cho rằng: “Chúng ta đang thí điểm thực hiện Nghị định 16 về tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục, thực hiện dùng học phí để chi lương, khuyến khích các trường nỗ lực thực hiện nâng cao uy tín chất lượng – vậy đề xuất miễn giảm học thời điểm này có nên không?

HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Bóng đá, trường công, trường tư

TRẦN ĐẠI |

Không phải cho đến bây giờ, người ta mới tranh cãi về câu chuyện cho con học trường công hay trường tư.

Đến bao giờ Hà Nội hết cảnh 60 học sinh chen chúc trong một lớp?

Theo VietNamNet |

Bước vào năm học mới 2017-2018, nhiều phụ huynh Hà Nội tiếp tục đứng trước nỗi lo tình trạng quá tải ở các trường công lập. Thực tế, nhiều trường ở Hà Nội có sĩ số vượt quá nhiều so với quy định 35 học sinh/lớp. Thậm chí, có quận trung bình các trường có tới 60 học sinh/lớp.

Hà Nội: Tăng học phí các trường công lập gần 40%

Huyên Nguyễn |

HĐND thành phố Hà Nội vừa thông qua mức học phí các trường mầm non và phổ thông công lập của Hà Nội sẽ tăng từ 37,5 - 40% trong năm học 2017-2018.

Man United bất lực trước cựu thủ môn Henderson, chia điểm Crystal Palace

TAM NGUYÊN |

Những pha cứu thua xuất sắc của Dean Henderson khiến đội bóng cũ Man United phải chia điểm trên sân Crystal Palace tại vòng 5 Premier League.

8 triệu m3 đất đá nguy cơ sạt lở, người dân di dời khẩn cấp

Bài và Ảnh: Đặng Tình |

Hòa Bình - Một khu vực đồi cao rộng 7ha với 8 triệu m3 đất có nguy cơ sạt lở khiến hàng trăm người dân phải di dời khẩn cấp.

Sạt lở, đất đá đổ xuống đèo Bảo Lộc trong đêm tối

HOÀI THANH |

Trên Quốc lộ 20, đoạn qua đèo Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng vừa xảy ra tình trạng sạt lở đất đá trong đêm tối.

TPHCM áp dụng bảng giá đất hiện hành tính thuế về đất đai

Bảo Chương |

UBND TPHCM chính thức có văn bản cho phép sử dụng bảng giá đất hiện hành để tính thuế trong lúc chờ ban hành bảng giá đất mới.

Hàng nghìn người tận hưởng lễ hội mùa thu Hà Nội

Thạch Lựu |

Sáng 21.9, hàng nghìn lượt khách du lịch đã tham gia, trải nghiệm nhiều hoạt động đặc sắc của Festival Thu Hà Nội năm 2024 tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm.

Bóng đá, trường công, trường tư

TRẦN ĐẠI |

Không phải cho đến bây giờ, người ta mới tranh cãi về câu chuyện cho con học trường công hay trường tư.

Đến bao giờ Hà Nội hết cảnh 60 học sinh chen chúc trong một lớp?

Theo VietNamNet |

Bước vào năm học mới 2017-2018, nhiều phụ huynh Hà Nội tiếp tục đứng trước nỗi lo tình trạng quá tải ở các trường công lập. Thực tế, nhiều trường ở Hà Nội có sĩ số vượt quá nhiều so với quy định 35 học sinh/lớp. Thậm chí, có quận trung bình các trường có tới 60 học sinh/lớp.

Hà Nội: Tăng học phí các trường công lập gần 40%

Huyên Nguyễn |

HĐND thành phố Hà Nội vừa thông qua mức học phí các trường mầm non và phổ thông công lập của Hà Nội sẽ tăng từ 37,5 - 40% trong năm học 2017-2018.