Giáo viên trường ngoài công lập:

Cuộc sống chật vật khi nghỉ dạy vì dịch COVID-19

Quế Chi - Anh Thư |

Hiện tại, các trường vẫn cho học sinh nghỉ để phòng chống dịch COVID-19. Nếu như ở các trường công, giáo viên vẫn được nhận lương trong thời gian nghỉ, thì ở các trường tư thục, nhất là các trường tư thục mầm non, các giáo viên đang phải xoay xở để vượt qua khó khăn khi không còn thu nhập - vốn đã thấp của mình.

Tạm về quê bán rau, quét dọn trường học thuê

Sau khi dạy được 3 buổi thì trường thông báo nghỉ học nhằm phòng chống dịch COVID-19, chị N.H.T - giáo viên trường mầm non tư thục của quận Cầu Giấy đã về quê ở Yên Bái. Khi nhà trường sát khuẩn hoặc tổ chức đào tạo, chị lại từ Yên Bái lên trường.

Chị N.H.T cho biết: “Ở Hà Nội, chi phí sinh hoạt tốn kém nên tôi quyết định về quê. Hàng ngày, tôi cùng mẹ hái rau nhà trồng, mang ra chợ bán. Buổi chiều, tôi đi làm lao công thời vụ cho một trường học gần đó. Họ thuê 800.000 đồng/tháng, nhưng tôi làm ít ngày nên không được là bao. Thu nhập từ các công việc trên chỉ khoảng 1 triệu đồng”.

Còn chị H - giáo viên mầm non của một trường tư thục tại phường Yên Nghĩa (quận Hà Đông, Hà Nội) - nói rằng, thu nhập của chị tại trường khá thấp, ở mức 4,3 triệu đồng/tháng. Vì vậy, bình thường cuộc sống của chị, dù còn độc thân, đã hết sức khó khăn, chưa kể đến lúc nghỉ dạy, không có thu nhập như hiện nay. Chị H cho hay, từ khi trường cho học sinh nghỉ đến nay, chị chỉ quanh quẩn ở nhà, không có thu nhập. “Tôi cũng muốn đi kiếm việc thời vụ gì đó để làm, phụ giúp bố mẹ, nhưng khó quá, vì thời gian làm ngắn họ sẽ không nhận” - chị H ngán ngẩm.

Khi được hỏi về hỗ trợ của nhà trường, chị H cho biết, vừa qua, chị có bàn với các giáo viên khác đề nghị trường hỗ trợ 50% lương, nhưng nhà trường phản hồi: Học sinh không học thì nhà trường không có nguồn, do vậy không thể đáp ứng được đề nghị này.

Là giáo viên gắn bó với Trường THPT T.Đ (Hà Nội) hơn chục năm nay, chưa thời điểm nào thầy giáo N.V.H (36 tuổi, quê ở Hải Phòng) lại gặp khó khăn như lúc này. Thầy H cho hay: “Vì là trường ngoài công lập, nên chúng tôi kí hợp đồng với nhà trường nhận lương theo số tiết dạy. Khi học sinh nghỉ học vì dịch COVID-19 đồng nghĩa, giáo viên đối mặt với việc không có lương”.

Mỗi tháng tổng thu nhập chừng 15 triệu đồng, giờ thiếu hụt khoản này khiến gia đình thầy giáo này cũng lao đao. Thầy và gia đình phải tằn tiện hơn và chủ động tìm kiếm việc làm thêm. Thời điểm học sinh được nghỉ, thày cũng có những buổi đến trường để lên kế hoạch giao bài tập, ôn tập tại nhà cho các em học sinh.

“Phòng Tài chính cho biết, đến thời điểm hiện tại, ban giám hiệu nhà trường vẫn chưa có thông báo hỗ trợ gì cho giáo viên. Tuy nhiên, chúng tôi ủng hộ những giải pháp đảm bảo sức khoẻ của học sinh. Thời gian này, chúng tôi thường xuyên giao bài tập, giải đáp thắc mắc của các em” - thày H nói.

“Không thể nào không hỗ trợ cho giáo viên”

Bình thường, trường mầm non tư thục Thiên thần nhỏ (đường Dương Quảng Hàm, quận Cầu Giấy, Hà Nội) có hơn 60 cháu, nhưng nhiều ngày nay, do dịch COVID-19 nên “cửa đóng then cài”. Dù trường đã nghỉ nhưng bà Trần Thị Hương Lan - Hiệu trưởng trường mầm non tư thục Thiên thần nhỏ (đường Dương Quảng Hàm, quận Cầu Giấy, Hà Nội) - vẫn đến trường để tranh thủ dọn dẹp. Theo bà Lan, từ khi nghỉ dạy vì COVID-19 đến nay, trường rất khó khăn. “Trường nghỉ trông các cháu nghĩa là sẽ không thu được tiền đóng học phí. Trong khi đó, tiền thuê nhà (35 triệu đồng/tháng) vẫn phải trả. Vì vậy, trường không thể trả lương cho giáo viên” - bà Lan nói.

Bà Lan cho hay, các giáo viên sẽ được hỗ trợ 50% tháng lương cơ bản (tương đương 2,5 triệu đồng/người/tháng). “Chúng tôi không thể nào không hỗ trợ lương cho các giáo viên được vì họ đã làm trong cả năm, có những cô giáo đã gắn bó với trường 5-6 năm. Trong khi đó, trường nghỉ dạy học không phải do các cô mà do bất khả kháng, khách quan. Hơn nữa, bình thường, thu nhập của các giáo viên là hơn 6 triệu đồng/tháng, bây giờ không còn khoản trên thì họ sống như nào?”.

Bà Lan cho biết, cộng các khoản tiền thuê nhà, tiền hỗ trợ cho giáo viên (12 người) thì số tiền trường phải chi trả trong tháng 2 khoảng 65 triệu đồng. Vì vậy, nếu nghỉ dạy 1-2 tháng, trường còn cầm cự được. Nếu kéo dài, trường không thể tiếp tục hỗ trợ tiền lương và nhà trường không biết sẽ xoay xở như thế nào.

Quế Chi - Anh Thư
TIN LIÊN QUAN

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

CLB Thanh Hóa đánh bại Công an Hà Nội tại vòng 2 V.League

HOÀNG HUÊ - MINH DÂN |

Câu lạc bộ Thanh Hóa giành chiến thắng 1-0 trước đội Công an Hà Nội ở vòng 2, qua đó giành 3 điểm đầu tiên ở LPBank V.League 2024-2025.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.