Điều dưỡng thay bỉm, gội đầu cho bệnh nhân nhưng không có phụ cấp

Thùy Linh |

Các điều dưỡng phải thay bỉm, đổ bô, gội đầu... chăm sóc cho bệnh nhân hơn cả người nhà nhưng không có phụ cấp, không có tiền hỗ trợ.

Mới đây, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan cho biết việc chế độ tiền trực, phụ cấp cho nhân viên y tế hiện nay còn chưa phù hợp với cơ chế thị trường. Chế độ tiền trực của nhân viên y tế rất thấp được xây dựng từ nhiều năm trước, đến nay đã không còn phù hợp.

Theo quy định hiện hành, mức phụ cấp trực 24/24 là 115.000 đồng/người/phiên trực, hỗ trợ tiền ăn 15.000 đồng/người/phiên trực đối với bệnh viện hạng một, hạng đặc biệt. Phụ cấp ca mổ loại đặc biệt là 280.000 đồng, ca mổ loại một 125.000 đồng cho phẫu thuật viên chính.

Với mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng, bác sĩ học xong 6 năm y khoa và sau 18 tháng thực hành (để được cấp chứng chỉ hành nghề), nếu được tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập thì hưởng lương hệ số 2,34 x 1.490.000 đồng = 3.486.000 đồng. Phụ cấp ưu đãi nghề là 40%, như vậy thu nhập của bác sĩ 4.881.240 đồng (chưa trừ nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế).

Như vậy, một bác sĩ sau khi học 6 năm và sau 18 tháng thực hành để được cấp chứng chỉ hành nghề, tại đơn vị sự nghiệp công lập hưởng lương chưa đầy 3,5 triệu đồng.

Nếu cộng thêm phụ cấp ưu đãi nghề là 40% thì mức thu nhập của bác sĩ mới ra trường chưa đầy 5 triệu đồng. Nếu trừ ra khoản tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế..., số tiền mà họ nhận được hàng tháng thực sự là rất thấp.

Chia sẻ với báo chí, Tiến sĩ Đoàn Thu Trà, Chủ tịch công đoàn Bệnh viện Bạch Mai, cho rằng so với ngành nghề khác, mức lương ngành y như vậy rất thấp.

"Cả một đêm trực vất vả, bác sĩ chỉ nhận được 115.000 đồng, trong khi để được cấp chứng chỉ hành nghề, một bác sĩ mất 6 năm học và 18 tháng thực hành hoặc dài hơn", bà Trà nói.

Theo bà Trà, các điều dưỡng còn khổ hơn. "Họ phải thay bỉm, đổ bô, gội đầu... chăm sóc cho bệnh nhân hơn cả người nhà nhưng không có phụ cấp, không có tiền hỗ trợ", bà Trà chia sẻ.

Bệnh viện Bạch Mai là tuyến cuối, tất cả bệnh nhân nặng dồn về, lượng công việc nhiều, áp lực lớn. Đa số điều dưỡng chỉ trông chờ vào đồng lương nhà nước, tổng thu nhập chỉ 7-8 triệu đồng một tháng. Nhiều người phải đi làm thêm bên ngoài, bán hàng online để kiếm thêm đồng ra đồng vào, nuôi gia đình.

"Cần đảm bảo thu nhập cho y bác sĩ, thay đổi những chính sách quá lâu như chế độ trực, đảm bảo trang thiết bị, thuốc men, tạo môi trường thân thiện giúp các bác sĩ yên tâm làm việc", tiến sĩ Đoàn Thu Trà kiến nghị.

Theo Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan, phụ cấp chưa được tính đúng, đủ, thu nhập thấp là một trong những lý do căn bản dẫn đến làn sóng nhân viên y tế công bỏ việc.

Để giải quyết tình trạng này, Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị chính phủ sớm ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định 56, tăng phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở lên 100%. Thực hiện phụ cấp theo nghề mức cao nhất đối với viên chức ngành y tế.

Sinh viên ra trường đi làm lương thấp, áp lực cao, dẫn đến ngành điều dưỡng khó thu hút học sinh. Nhìn ra được vấn đề này, Bộ Y tế đang phối hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo, tìm cách có chính sách ưu đãi cho sinh viên ngành y như ngành sư phạm.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Tiền trực bác sĩ: Chưa nổi 5.000 đồng/giờ

Đào Tuấn |

Tiền công chăm sóc người ốm ở bệnh viện đã lên giá từ 600-800 ngàn đồng/ngày. Trong khi đó, mỗi 24 giờ trực, một bác sĩ sẽ nhận thù lao 115 ngàn đồng. Tính ra, chưa nổi 5 ngàn đồng/ tiếng trực.

Bác sĩ mách những dấu hiệu phát hiện sớm ung thư cổ tử cung

HƯƠNG SƠN |

Chảy máu, tiết dịch âm đạo bất thường, đau bụng, đau lưng…là những dấu hiệu cơ bản giúp người bệnh dễ dàng phát hiện bệnh ung thư cổ tử cung.

Bệnh viện thiếu trầm trọng điều dưỡng nhưng trường học lại khó tuyển sinh

Trang Thiều |

Để đảm bảo chăm sóc tốt cho người bệnh, phải đạt yêu cầu 3 điều dưỡng, hộ sinh/bác sĩ. Tuy nhiên, năm 2022, qua khảo sát, tỉ lệ điều dưỡng, hộ sinh/bác sĩ chỉ đạt khoảng 1,8. Đáng quan ngại hơn, thí sinh có nguyện vọng nộp đơn đăng ký học ngành Điều dưỡng tại các trường đại học tiếp tục giảm mạnh.

Khu đô thị Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội chưa hoạt động đã xuống cấp

KHÁNH AN |

Đã 14 năm kể từ thời điểm Hà Nội phê duyệt quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500, đến nay Khu đô thị Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội (quận Long Biên, Hà Nội) vẫn chưa đi vào hoạt động trong khi nhiều hạng mục đã xuống cấp.

Người dân gặp khó vì tuyến tỉnh lộ xuống cấp

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Khoảng 3km của tỉnh lộ 10A đoạn qua xã Phú Lương (huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế) xuống cấp nhiều năm nay khiến việc đi lại của người dân bị ảnh hưởng.

Đại học doanh thu nghìn tỉ, có trường 98% đến từ học phí

Vân Trang |

Cả nước có 6 trường đại học công lập và 3 trường tư thục có doanh thu từ 1.000 tỉ đồng trở lên. Trong đó, có 2 trường đạt trên 2.000 tỉ đồng.

Thanh Hóa sơ tán gần 3.000 hộ dân khỏi nơi nguy hiểm

QUÁCH DU |

Do ảnh hưởng của mưa lũ, tỉnh Thanh Hóa đã sơ tán gần 3.000 hộ dân đến nơi an toàn.

Nước lũ thấm qua thân đê ở Thanh Hóa

Trần Lâm |

Thanh Hóa - Ảnh hưởng nước sông Mã dâng cao, áp lực lớn, một điểm đê ở huyện Vĩnh Lộc có hiện tượng thấm, rò nước qua thân đê.

Tiền trực bác sĩ: Chưa nổi 5.000 đồng/giờ

Đào Tuấn |

Tiền công chăm sóc người ốm ở bệnh viện đã lên giá từ 600-800 ngàn đồng/ngày. Trong khi đó, mỗi 24 giờ trực, một bác sĩ sẽ nhận thù lao 115 ngàn đồng. Tính ra, chưa nổi 5 ngàn đồng/ tiếng trực.

Bác sĩ mách những dấu hiệu phát hiện sớm ung thư cổ tử cung

HƯƠNG SƠN |

Chảy máu, tiết dịch âm đạo bất thường, đau bụng, đau lưng…là những dấu hiệu cơ bản giúp người bệnh dễ dàng phát hiện bệnh ung thư cổ tử cung.

Bệnh viện thiếu trầm trọng điều dưỡng nhưng trường học lại khó tuyển sinh

Trang Thiều |

Để đảm bảo chăm sóc tốt cho người bệnh, phải đạt yêu cầu 3 điều dưỡng, hộ sinh/bác sĩ. Tuy nhiên, năm 2022, qua khảo sát, tỉ lệ điều dưỡng, hộ sinh/bác sĩ chỉ đạt khoảng 1,8. Đáng quan ngại hơn, thí sinh có nguyện vọng nộp đơn đăng ký học ngành Điều dưỡng tại các trường đại học tiếp tục giảm mạnh.