Dự án bến xe điện Quan Lạn hút cát trái phép, đe dọa “tuyệt chủng” sá sùng

Nguyễn Hùng |

Để lấn biển làm dự án bến xe điện và các công trình dịch vụ trên xã đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, Cty Thẩm Gia đã tự ý hút cát tại bãi Trước - 1 trong 2 bãi sá sùng lớn của Quan Lạn. Việc này đang đe dọa tới môi trường sống, thậm chí nguy cơ gây “tuyệt chủng” loài hải sản có giá trị đặc biệt, chỉ có ở vùng biển Quan Lạn.

Video clip "Tàu hút cát trái phép tại bãi sá sùng"  

Dự án trên được thực hiện trên diện tích 2,4ha, trong đó phần lớn là lấn biển, tại bãi nuôi trồng và khai thác thủy sản của người dân ở thôn Thái Hòa. Trong giai đoạn đầu, chủ đầu tư sẽ xây dựng bến xe điện, tiếp đó là nhà nghỉ 5 tầng, sân tennis, nhà hàng…

Để san lấp mặt bằng, Cty này đã tự ý hút cát ngay gần đó. Theo người dân, việc này diễn ra công khai từ cách đây khoảng 1 tháng, những tàu hút cát quần thảo suốt ngày đêm.

Hết cát đồng nghĩa với việc xóa sổ luôn bãi sá sùng này. Tuy nhiên, mới chỉ hút cát một thời gian ngắn, nguy cơ “tuyệt chủng” đã hiển hiện bởi bùn đất bao trùm bãi, gây sặc, khiến sá sùng từ lớn đến nhỏ nhao hết lên chờ chết. Hiện, ở những vị trí có các tổ sá sùng, bùn ngập sâu khoảng 30cm, trong khi đó, trước đây, mỗi lần thủy triều rút đi là để lại bãi cát sạch sẽ.

Bị sặc bụn, sái sùng nhao lên mặt. Ảnh chụp tối 29.11.2017
Bị sặc, sá sùng nhao lên mặt bùn. Ảnh chụp tối 29.11.2017

“Để bắt sá sùng, thường phải đào sâu xuống cát từ 30-50cm và hôm nào năng suất nhất cũng chỉ khai thác được khoảng 3kg/người. Mấy hôm nay, sá sùng ngạt thở, nhao lên nằm la liệt trên bùn, cả những con nhỏ bằng cái tăm. Vì thế, chỉ nhặt thôi, mỗi người cũng được 4-5kg/ngày. Nhưng như thế, sá sùng sẽ chết hết và ngao, sò… cũng chẳng tồn tại được”, chị Nguyễn Thị Việt (thôn Thái Hòa, xã Quan Lạn) bức xúc.

Nếu tiếp tục hứng bùn, sá sùng ở Bãi Trước sẽ biến mất
Nếu tiếp tục hứng bùn, sá sùng ở bãi Trước sẽ biến mất.

Lâu nay, bãi sá sùng này đem lại nguồn thu khá cho khoảng 150 hộ của 2 thôn Thái Hòa và Đông Nam, với giá 300.000 đồng/kg tươi và từ 3-4 triệu đồng/kg khô.

“Mùa hè thường đào sá sùng khoảng 20 ngày/tháng, mùa đông từ 10-15 ngày/tháng. Bình quân, mỗi ngày kiếm được từ 400.000-700.000 đồng/người”, chị Châu Thị Thắm (ở thôn Đông Nam) cho biết.

Ngày 28.11, đại diện các hộ dân đã kéo lên UBND xã Quan Lạn, yêu cầu có biện pháp bảo vệ bãi sá sùng. Người dân yêu cầu, Cty phải dừng hút cát và trước khi san lấp mặt bằng phải xây kè để bùn không tràn xuống bãi, đề nghị thu hẹp diện tích của dự án.

Cách khai thác sá sùng truyền thống, bền vững
Cách khai thác sá sùng truyền thống, bền vững.

Trao đổi với Lao Động, ông Lưu Minh Đức - Chủ tịch UBND xã Quan Lạn - cho biết, việc Cty Thẩm Gia hút cát là sai và đã yêu cầu Cty dừng lại. Tuy nhiên, theo người dân, Cty này có dừng hay không thì phải đợi, bởi chính quyền yêu cầu dừng đúng vào thời điểm các máy hút cát bị hỏng.

Nguyễn Hùng
TIN LIÊN QUAN

Bắt quả tang 6 tàu hút trộm cát sông Thu Bồn trong đêm

Lam Phương |

Lực lượng chức năng vừa bắt giữ và xử phạt 6 tàu hút cát trộm trên sông Thu Bồn (Quảng Nam). 

Dựng chòi canh cát tặc sông Hương

NGUYỄN ĐẮC THÀNH |

“Nếu không giúp dân, chắc chúng tôi chẳng thể nào ngủ yên được khi đêm xuống. Đêm nào chúng nó cũng hút cát, máy nổ inh ỏi cả vùng. Không tin chú lên đây mà xem...” - ông Tống Văn Tăng (thôn Hải Cát 1, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên - Huế) gọi về cho tôi lúc 22 giờ. Ngay trong đêm đó, tôi tận mắt thấy hoạt động khai thác cát diễn ra rộn rịp như một đại công trường, thuyền bè tấp nập. Người dân hai bờ sông Hương phải chấp nhận sống chung với cát tặc.

Tàu hút cát như "đỉa đói" vét ruột sông Đồng Nai

K’ Liệp |

Mặc dù đã có sự chỉ đạo quyết liệt từ Trung ương, địa phương… nhưng tình trạng khai thác cát trên sông Đồng Nai, đoạn giáp ranh giữa tỉnh Bình Phước và Lâm Đồng vẫn diễn ra phức tạp. Nhiều tàu hút cát ngang nhiên hoạt động cả ngày lẫn đêm khiến người dân bức xúc.

Người dân đi bỏ phiếu sáp nhập địa giới hành chính ở Hà Tĩnh

TRẦN TUẤN |

Ngày 22.9, tại huyện Thạch Hà và huyện Can Lộc (Hà Tĩnh), chính quyền tổ chức lấy ý kiến người dân thông qua việc đi bỏ phiếu để sáp nhập địa giới hành chính.

Quảng Nam dựng lại nhà mới cho người dân vùng sạt lở núi

Hoàng Bin - Phú Thiện |

Hàng chục hộ Xơ Đăng tại huyện vùng cao Nam Trà My, Quảng Nam đã phải bỏ làng, sơ tán khẩn cấp do mưa lớn gây sạt lở.

Phó Chủ tịch xã ở Lạng Sơn bị uy hiếp bằng ảnh nhạy cảm

An Khánh |

Lạng Sơn - Cơ quan chức năng đang xác minh việc một Phó Chủ tịch xã ở huyện Cao Lộc bị tung ảnh nhạy cảm để tống tiền.

Đất đá sạt lở đè trúng 2 xe ô tô trên Quốc lộ 6

Minh Chuyên |

Sơn La - Mưa kéo dài đã khiến lượng lớn đất sạt lở đè trúng 2 xe ô tô đang di chuyển trên Quốc lộ 6.

Kỳ Duyên bị so học vấn với dàn hoa hậu Đại học Ngoại thương

NGUYỄN ĐẠT |

Hoa hậu Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp đại học tiếp tục gây tranh cãi. Kỳ Duyên bị so sánh việc học tập với nhiều hoa hậu cùng học tại Đại học Ngoại thương.