Gia Lai: Hồ thủy lợi gần 3,5 ngàn tỉ đồng sẽ xây dựng trong 5 năm

THANH TUẤN |

Hồ thủy lợi Ia Thul, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai sẽ sớm được khởi công, dự kiến đi vào hoạt động sau 5 năm xây dựng.
Đoàn Bộ NNPTNT đi khảo sát hồ thủy lợi Ia Thul. Ảnh T.Tuấn
Đoàn Bộ NNPTNT đi khảo sát hồ thủy lợi Ia Thul. Ảnh T.Tuấn

Trong khi hồ thủy lợi Krông Pách Thượng ở tỉnh Đắk Lắk có vốn đầu tư 4.400 tỉ đồng đang bị chậm tiến độ thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) hy vọng hồ thủy lợi Ia Thul, tỉnh Gia Lai có vốn đầu tư gần 3,5 ngàn tỉ sớm thi công để đưa vào hoạt động. Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kỳ vọng dự án sẽ được hoàn thành trong vòng 5 năm và không để chậm trễ như nhiều dự án khác ở Tây Nguyên.

Ngày 4.9, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cùng lãnh đạo sở, ban, ngành tỉnh Gia Lai đến khảo sát tình hình thực tế tại dự án hồ thủy lợi Ia Thul, huyện Ia Pa. Theo báo cáo của Ban quản lý Đầu tư và xây dựng Thủy lợi 8, Bộ NNPTNT thì những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp trong huyện Ia Pa phụ thuộc thời tiết mưa nắng, các công trình thủy lợi chưa được đầu tư xây dựng nên hàng năm thường xuyên xảy ra lũ lụt, hạn hán. Sản xuất và đời sống người dân gặp khó khăn, năng suất cây trồng thấp.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Hoàng Hiệp thăm một người dân tại vùng dự án. Ảnh T.Tuấn
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Hoàng Hiệp thăm một người dân tại vùng dự án. Ảnh T.Tuấn

Theo Ban này, dự kiến công trình thủy lợi Ia Thul sẽ tưới tiêu cho khoảng 7.700 ha đất canh tác nông nghiệp, trong đó diện tích lúa là 1.400 ha, 6.000 ha màu và 300 ha cây công nghiệp dài ngày. Công trình dự kiến sẽ tưới tiêu cho diện tích đất nông nghiệp của 4 xã thuộc huyện Ia Pa và 1 xã của huyện Krông Pa.

Ngoài ra, công trình còn lợi dụng dung tích lòng hồ để nuôi cá, cải thiện môi trường khu vực vào mùa khô, kết hợp phát điện. Công trình sẽ được xây dựng trên sông Ia Tul, chi lưu của sông Ba, cách thị xã Ayun Pa chừng 9km. Tổng mức đầu tư dự kiến của công trình này là 3.428.958.000.000 đồng (Ba ngàn, bốn trăm hai tám tỉ, chín trăm năm tám triệu) từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.

Có mặt tại khu vực dự án hồ thủy lợi Ia Thul, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Hoàng Hiệp - cho biết, quan điểm của Bộ là chỗ nào có nguồn nước thì được triển khai đầu tư xây dựng hồ đập. Vì kho nước Tây Nguyên đang thiếu, vùng tưới chưa đủ rộng. Với dự án công trình, Bộ đã nghiên cứu tiền khả thi hơn 10 năm qua, đến hôm nay thì tiến hành khảo sát và cấp kinh phí để đầu tư xây dựng. Bộ NNPTNT sẽ bàn bạc kỹ với UBND tỉnh Gia Lai để sớm triển khai thực hiện dự án.

“Cần phải xây dựng hồ chứa này trong vòng 5 năm, chứ không để kéo dài ra 10 năm hay 15 năm như nhiều công trình khác. Đúng là ở Tây Nguyên đang có nhiều công trình bị chậm tiến độ, chúng tôi đang cố gắng giải quyết khó khăn do lịch sử để lại, thúc đẩy nhanh tiến độ dự án. Mục tiêu chúng tôi là từ năm 2021-2025, chúng ta sẽ xây dựng, đầu tư các hệ thống kênh tưới tiêu. Vì nếu có hồ mà không có hệ thống tưới tiêu thì không phát huy hết hiệu quả đề ra”, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cho hay.

Trong khi đó, ông Lưu Trung Nghĩa - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Gia Lai – cho biết, sự cấp thiết của công trình đã thấy rõ, hồ chứa với dung tích chứa khoảng 60 triệu m3 nước sẽ cắt lũ ở lưu vực sông Ba và sông Ia Tul. Tới đây, tỉnh Gia Lai sẽ tính toán các vấn đề về bồi thường, hỗ trợ tái định cư, đánh giác tác động môi trường, đây là công tác thường hay bị phát sinh vướng mắc khó giải quyết.

Trước nhiều dự án ở Tây Nguyên bị đội vốn, chậm tiến độ, ảnh hưởng đến đời sống dân sinh, chính quyền tỉnh Gia Lai cũng như người dân đều mong muốn công trình hồ thủy lợi Ia Thul gần 3,5 ngàn tỉ sẽ sớm đi vào hoạt động sau 5 năm, đúng như kỳ vọng và cam kết của Bộ NNPTNT.

THANH TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Nông dân Đắk Lắk "đỏ mắt" tìm nguồn nước tưới dưới chân hồ thủy lợi

Hữu Long |

Nhiều tháng qua, nông dân Đắk Lắk đứng ngồi trên đống lửa vì hạn nặng, kéo dài khiến nguồn nước tưới khan hiếm.

Thiếu hồ thủy lợi chống hạn tại Đắk Lắk: Cần đầu tư công trình thủy lợi và tưới tiêu

Hữu Long |

Với tình hình biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt, việc “chờ nước trời” để làm nông nghiệp là bế tắc. Vì vậy, cần sớm đầu tư các công trình thủy lợi và hệ thống tưới tiêu tại Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng là vô cùng cấp thiết.

Thiếu hồ thủy lợi chống hạn tại Đắk Lắk: Hạn hán khốc liệt, cả triệu hécta đất thiếu nước

Hữu Long |

Đắk Lắk vốn là vùng đất bazan màu mỡ, cỏ cây hoang dại cũng tốt tươi quanh năm. Nhưng bây giờ đã khác. Hạn hán bủa vây nhiều hơn những ngày mưa. Cả triệu hécta đất nông nghiệp  cằn cỗi vì thiếu nước. Chưa bao giờ, Đắk Lắk lại đối diện với đợt hạn hán khốc liệt như hiện nay.

Cây mai cổ xù kỳ mỹ ở Kiên Giang xác lập kỷ lục Việt Nam

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Cổ xù kỳ mỹ là cây mai vàng kiểng cổ, xù chảy toàn thân, dáng trực một cốt đạt giá trị độc bản tại Việt Nam.

Điều chuyển 2 sư đoàn bộ binh của Quân đoàn 4

Lam Duy |

Sư đoàn bộ binh 7 và Sư đoàn bộ binh 309 sẽ được điều chuyển từ Quân đoàn 4 về Quân khu 7.

Bánh lá liễu độc lạ của người Tiều ở Chợ Lớn

Thạch Lựu |

Với màu hồng bắt mắt, bánh lá liễu (hay bánh hồng đào) là món ăn truyền thống của người Triều Châu luôn có trong những dịp lễ, Tết.

Miền Bắc sắp chuyển mưa rất to, có nơi vượt mốc 200mm

AN AN |

Cơ quan khí tượng dự báo từ chiều tối 29.9, miền Bắc chuyển mưa rào và dông. Trọng tâm mưa ở khu vực trung du và vùng núi.

Tàu trật bánh hai lần trong một ngày khi qua Huế

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Chỉ trong một ngày, tàu khi qua địa bàn Thừa Thiên Huế trật bánh hai lần.

Nông dân Đắk Lắk "đỏ mắt" tìm nguồn nước tưới dưới chân hồ thủy lợi

Hữu Long |

Nhiều tháng qua, nông dân Đắk Lắk đứng ngồi trên đống lửa vì hạn nặng, kéo dài khiến nguồn nước tưới khan hiếm.

Thiếu hồ thủy lợi chống hạn tại Đắk Lắk: Cần đầu tư công trình thủy lợi và tưới tiêu

Hữu Long |

Với tình hình biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt, việc “chờ nước trời” để làm nông nghiệp là bế tắc. Vì vậy, cần sớm đầu tư các công trình thủy lợi và hệ thống tưới tiêu tại Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng là vô cùng cấp thiết.

Thiếu hồ thủy lợi chống hạn tại Đắk Lắk: Hạn hán khốc liệt, cả triệu hécta đất thiếu nước

Hữu Long |

Đắk Lắk vốn là vùng đất bazan màu mỡ, cỏ cây hoang dại cũng tốt tươi quanh năm. Nhưng bây giờ đã khác. Hạn hán bủa vây nhiều hơn những ngày mưa. Cả triệu hécta đất nông nghiệp  cằn cỗi vì thiếu nước. Chưa bao giờ, Đắk Lắk lại đối diện với đợt hạn hán khốc liệt như hiện nay.